Giáo án Đại số 7 tiết 44: Luyện tập
1. Bài tập cũ:
Bài tập 7:
Giá trị (x) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 N=25
a) dấu hiệu điều tra là tuổi nghề của mỗi công nhân
- Số các giá trị là 25. (4 đ)
b) Số các giá trị của dấu hiệu là 25.
- Số các giá trị khác nhau là 10
- Giá trị lớn nhất là 10
- Giá trị nhỏ nhất là 1
- Giá trị có tần số lớn nhất là 4 (6 đ)
LUYỆN TẬP Tuần 21 Tiết: 44 ND: 1/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hoạt động 1: HS nắm vững cách lập bảng tần số. Hoạt động 2: HS nắm vững cách lập bảng tần số và biết nhận xét. 2.Kỹ năng: Hoạt động 1:+ Nhận biết dấu hiệu điều tra. + Tìm các giá trị khác nhau. + Tìm tần số của các giá trị và lập bảng tần số. Hoạt động 2:Rèn kĩ năng nhận xét dựa vào bảng tần số. 3.Thái độ: Hoạt động 1: GD học sinh tính cẩn thận khi lập bảng tần số. Hoạt động 2:Giáo dục HS liên hệ toán học và thực tiễn. 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP Giải các BT 7;8;9 3/ CHUẨN BỊ: 1.GV: thước thẳng 2.HS: thước thẳng. 4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1: 7A2: 4.2. Kiểm tra miệng: (Kết hợp sửa bài tập cũ) 4.3: Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1:(10 ph) - GV: Gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập 7 SGK. (10 đ) - GV: Gọi một số học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét vở bài tập của học sinh. - GV: em hãy cho biết bài tập 7 bạn sửa đúng hay chưa? - HS: nhận xét. - GV: đánh giá, chấm điểm. Hoạt động 2: (30ph) - Giáo viên đưa bảng phụ có ghi sẳn đề bài lên bảng. - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời: - GV: dấu hiệu điều tra ở đây là gì? - HS: Dấu hiệu điều tra là số điểm đạt được của một xạ thủ - GV: xạ thủ này đã bắn tất cả bao nhiêu phát? - HS: 30 - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng lập bảng tần số. - Học sinh nhận xét. - GV: dựa vào bảng tần số em có nhận xét gì? - HS: - Điểm thấp nhất là 7 - Điểm cao nhất là 10. - Điểm 9 chiếm tỉ lệ cao. - GV: bắn súng là một môn thể thao mang lại cho Việt Nam rất nhiều huy chương trong các kỳ tranh tài Seagames. Đây là một môn thể thao đòi hỏi sự chính xác rất cao và phải nhanh nhạy, điềm tĩnh. Cho học sinh đọc đề bài - Cho học sinh suy nghĩ, chuẩn bị tại chổ khoảng 3 phút. - Sau 3 phút giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại tiếp tục làm vào vở bài tập. -GV: Quan sát bảng 14 và làm bài tập 9/ 12 SGK - GV: nêu dấu hiệu điều tra? - HS: Dấu hiệu điều tra là thời gian giải một bài toán của học sinh. - GV: số các giá trị là bao nhiêu? - HS: 35. - GV: qua bảng tần số em cần nêu nhận xét như thế nào? - HS: - Thời gian giải toán nhanh nhất là 3 phút - Thời gian giải toán chậm nhất là 10 phút - Thời gian giải toán 7, 10 phút chiếm tỉ lệ cao. - GV: Quan sát bảng 5 trong SGK, lập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Rút ra một số nhận xét về: số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị cĩ tần số lớn nhất, giá trị cĩ tần số nhỏ nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu. - HS: suy nghĩ làm bài GV: Sau 3 phút gọi một học sinh lên bảng trình bày, các bạn cịn lại làm vào vở. 1. Bài tập cũ: Bài tập 7: Giá trị (x) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 N=25 a) dấu hiệu điều tra là tuổi nghề của mỗi công nhân - Số các giá trị là 25. (4 đ) b) Số các giá trị của dấu hiệu là 25. - Số các giá trị khác nhau là 10 - Giá trị lớn nhất là 10 - Giá trị nhỏ nhất là 1 - Giá trị có tần số lớn nhất là 4 (6 đ) 2. Bài tập mới: Bài tập 8: a) Dấu hiệu điều tra là số điểm đạt được của một xạ thủ. b) Bảng tần số: Điểm số (x) 7 8 9 10 Tần số (n) 3 9 10 8 N=30 Nhận xét: - Điểm thấp nhất là 7 - Điểm cao nhất là 10. - Điểm 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 9: a) Dấu hiệu điều tra là thời gian giải một bài toán của học sinh (tính theo đơn vị phút) - Số các giá trị là 35. b) Bảng tần số: Thời gian (x) 1 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 N=35 Nhận xét: - Thời gian giải toán nhanh nhất là 3 phút - Thời gian giải toán chậm nhất là 10 phút - Thời gian giải toán 7, 10 phút chiếm tỉ lệ cao. Bài Tập Bảng tần số: Thời gian (x) 8.3 8.4 8.5 8.7 8.8 Tần số (n) 2 3 8 5 2 N=20 Nhận xét: Thời gian chạy nhanh nhất là 8.3 giây Thời gian chạy chậm nhất là 8.8 giây Thời gian chạy 8.5 và 8.7 giây chiếm tỉ lệ cao. 4.4: Tổng kết: - GV: em hãy cho biết ưu điểm của bảng tần số so với bảng thống kê số liệu ban đầu? - HS: dựa vào bảng tần số ta biết được dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, tần số của các giá trị và từ đó rút ra được nhận xét dễ dàng. - GV: dựa vào bảng tần số, em rút ra những nhận xét về vấn đề gì? - HS: từ bảng tần số ta rút ra được các nhận xét về: + Giá trị lớn nhất. + Giá trị nhỏ nhất. + Giá trị có tần số cao nhất. 3. Bài học kinh nghiệm: Khi nhận xét về bảng tần số ta cần nhận xét về: + Giá trị lớn nhất. + Giá trị nhỏ nhất. + Giá trị có tần số cao nhất. 4.5.Hướng dẫnï học tập: Đối với bài học ở tiết học này Ôn kỹ cách lập bảng tần số theo hàng ngang và theo hàng dọc. Xem kỹ các bài tập đã làm hôm nay. Xem lại bài tập 6 đã làm hôm nay và làm bài tập 7 SGK. Đối với bài học ở tiết học sau Xem trước bài “biểu đồ đoạn thẳng” Mang thước kẻ thẳng. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- DS7t44.doc