Giáo án Đại số 7 tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra sự chẩn bị bài của học sinh:

* HS1:

- GV: thế nào là dấu hiệu điều tra? (3 đ)

- HS: là vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu.

- GV: thế nào là giá trị dấu hiệu? (3 đ)

- HS: mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu.

- GV: thế nào là tần số của 1 giá trị? (4 đ)

- HS: là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
Tuần 
Tiết: 43 
ND: 
 1/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hoạt động 2: HS biết thế nào là bảng tần số.
Hoạt động 3: Học sinh biết bảng tần số cĩ thể lập theo bảng dọc hoặc bảng ngang.
Kỹ năng:
Hoạt động 2: Học sinh lập bảng tần số một cách thành thạo
Họat động 3: Từ bảng tần số dạng dọc HS lập được bảng dạng ngang
 3. Thái độ: 
 Hoạt động 1:HS thấy được ý nghĩa của bảng tần số.
Hoạt động 2:HS rút ra nhận xét từ bảng tần số
 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Lập bảng tần số:
 - Chú ý:
3/ CHUẨN BỊ:
3.1.GV: bảng 7, bảng 9.
3.2.HS: máy tính bỏ túi.
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:	 
7A1:	
7A2:	
4.2Kiểm tra miệng:
Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra sự chẩn bị bài của học sinh:
* HS1:
- GV: thế nào là dấu hiệu điều tra? (3 đ)
- HS: là vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu.
- GV: thế nào là giá trị dấu hiệu? (3 đ)
- HS: mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu.
- GV: thế nào là tần số của 1 giá trị? (4 đ)
- HS: là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.
* HS2
-GV: Lập bảng số liệu thống kê ban đầu cho một cuộc điều tra nhỏ mà em quan tâm. Tự đua ra câu hỏi và trình bày lời giải như trong bài học.
- HS: Lên bảng trình bày
- GV: Nhận xét và cho điểm
Dấu hiệu điều tra là vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu.
 Giá trị dấu hiệu: mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu.
 Tần số của 1 giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu.
4.3: Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
-GV: Để thuận tiện cho việc tính tốn sau này người ta dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu để lập bảng tần số. Cách lập bảng tần số như thế nào ta sẽ được học hơm nay.
Hoạt động 1:(15ph) Lập bảng tần số
- Giáo viên nêu vấn đề như ?1.
- HS: Quan sát bảng 7.
-GV: Hướng dẫn học sinh làm ?1 theo từng bước:
 + Hày kẻ bảng gồm 2 dịng, cột đầu tiên dịng trên ghi “giá trị (x)”, cột đầu tiên dịng dưới ghi “tần số (n)”.
 +GV: em hãy cho biết các giá trị khác nhau ở bảng 7 theo thứ tự tăng dần?
 +HS: 98; 99; 100; 101; 102
 +GV: Hãy điền lần lượt các giá trị này vào dịng đầu tiên
 +GV: em hãy cho biết các tần số tương ứng của các giá trị trên?
 + HS: 3, 4, 16, 4, 3.
 + GV: Hãy ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị vào dịng dưới
- GV giúp học sinh điền tần số vào bảng và bổ sung tổng N=30
- GV: bảng này gọi là bảng phân phối thực nghiệm hay còn gọi đơn giản là bảng tần số.
- GV: Quan sát bảng 1 SGK và học sinh lập bảng tần số tương ứng.
Hoạt động 2(15ph): Chú ý
- GV: ta có thể viết bảng tần số ở dạng ngang như trên thành bảng tần số dạng dọc như sau (giáo viên đưa bảng dọc lên bảng lớn)
- GV: vậy ta có mấy cách lập bảng tần số?
- HS: 2 cách là lập theo hàng ngang hoặc lập theo hàng dọc
- GV: Theo dõi bảng 9 dựa vào bảng tần số em hãy cho biết có tất cả bao nhiêu giá trị của dấu hiệu?
- HS: 20
- GV: hãy cho biết có bao nhiêu giá trị khác nhau?
- HS: 4
- GV: có bao nhiêu lớp trồng được 28 cây?
- HS: 2
- GV: số cây trồng được cao nhất của một lớp là bao nhiêu?
- HS: 50
- GV: vậy dựa vào bảng tần số em có thể ruút ra được nhiều nhận xét dễ dàng. GV cho học sinh đọc phần đóng khung ở SGK.
1.Lập bảng tần số:
 ? 1 
Giá trị (x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
Giá trị (x)
28
30
35
50
Tần số (n)
2
8
7
3
N=20
2. Chú ý:
Giá trị (x)
Tần số (n)
28
2
30
8
35
7
50
3
N = 20
- Có 2 lớp trồng được 28 cây
- Số cây chủ yếu mà các lớp đã trồng được là 30 cây.
4.4: Tổng kết(8ph)
- GV: dấu hiệu điều tra ở đây là gì?
- HS: dấu hiệu điều tra là số con của mỗi gia đình.
- GV: gọi một học sinh lên bảng lập bảng tần số, các em còn lại làm tại chổ.
- GV: em thấy bạn lập bảng tần số đúng không?
- HS: nhận xét.
- GV: Số con trong các gia đình nông thôn trong khoảng nào?
- HS: Số con trong các gia đình nông thôn trong khoảng từ 0 đến 4 con
- GV: nêu cách tính tỉ lệ phần trăm các gia đình có từ 2 con trở lên?
- HS: 	7:30 » 0,233 » 23,3%
-GV: Sử dụng bảng số liệu thống kê ban đầu cho cuộc điều tra nhỏ mà em quan tâm (BTVN tiết trước), hãy lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị cĩ tần số lớn nhất, giá trị cĩ tần số nhỏ nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu).
- HS: 1 học sinh lên bảng trình bày, cịn lại làm vào vở.
Bài tập 6:
a) dấu hiệu điều tra là số con của mỗi gia đình.
Bảng tần số:
Giá trị (x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
4
17
5
2
N=20
b) Nhận xét:
- Số con trong các gia đình nông thôn trong khoảng từ 0 đến 4 con
- Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao.
- Tỉ lệ phần trăm các gia đình có từ 2 con trở lên là:
7:30 » 0,233 » 23,3%
4.5.Hướng dẫnï học tập:
Đối với bài học ở tiết học này
Học kỹ cách lập bảng tần số theo hàng ngang và theo hàng dọc.
Xem lại bài tập 6 đã làm hôm nay và làm bài tập 7 SGK.
Hướng dẫn bài tập 7: 	 	a) dấu hiệu điều tra là tuổi nghề của công nhân
	b) cách làm như bài 6.
Đối với bài học ở tiết học sau
Chuẩn bị bài 8, 9 phần luyện tập.
Mang thước kẻ thẳng.
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docDS7t43.doc
Giáo án liên quan