Giáo án Đại số 7 - Tiết 41, Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi

Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu(12)

 - GV:Giới thiệu bảng thống kê số cây trồng được của các lớp như SGK.

- GV:Giới thiệu cho HS biết việc lập bảng trên được gọi là thu thập số liệu và bảng trên gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.

- GV: Cho HS lập bảng thống kê số con trong một gia đình hoặc số lượng HS khá trong mỗi lớp của trường THPT Đạ Long

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Hoạt động 2:Dấu hiệu(10)

- GV: Nội dung điều tra ở bảng 1 là gì?

 - GV: Giới thiệu thế nào là dấu hiệu và đơn vị điều tra. GV cho VD.

- GV: Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?

- GV: Giới thiệu như thế nào là giá trị của dấu hiệu. Chú ý các giá trị có thể giống nhau.

- GV: Giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu.

- GV: Bảng 1 có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu.

Hoạt động 3: Tần số(12)

- GV:Trong bảng 1 có bao nhiêu số khác nhau ở cột số cây trồng?

- GV:Đó là những số nào?

- GV:Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây?

 28 cây?

 35 cây?

 50 cây?

- GV: Giới thiệu như thế nào gọi là tần số của giá trị.

- GV: Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiu giá trị khác nhau?

- GV: Hãy viết các giá trị khác nhau đó cùng tần số của chúng.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 41, Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 41
Ngày soạn: 01/01/2015
Ngày dạy : 04/01/2015
Chương III: THỐNG KÊ
§1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS được làm quen với bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra. Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. Hiểu được ý nghĩa của cụm từ “các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kĩ năng : Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ : Nhanh nhẹn, chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Thước thẳng, hệ thống bài.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình:
Ổn định lớp: (1’) 7A1: 	
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 	GV giới thiệu nội dung của chương 3
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu(12’)
 - GV:Giới thiệu bảng thống kê số cây trồng được của các lớp như SGK.
- GV:Giới thiệu cho HS biết việc lập bảng trên được gọi là thu thập số liệu và bảng trên gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
- GV: Cho HS lập bảng thống kê số con trong một gia đình hoặc số lượng HS khá trong mỗi lớp của trường THPT Đạ Long 
-HS: Chú ý theo dõi và đọc trong SGK.
-HS: Chú ý theo dõi.
-HS: Lập bảng thống kê ban đầu.
Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
STT
Lớp
Số cây trồng được
1
2
3
4
5
6
7
8
7A1
7A2
7A3
7A4
8A1
8A2
8A3
8A4
35
30
28
30
30
35
28
30
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2:Dấu hiệu(10’)
- GV: Nội dung điều tra ở bảng 1 là gì?
 - GV: Giới thiệu thế nào là dấu hiệu và đơn vị điều tra. GV cho VD.
- GV: Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
- GV: Giới thiệu như thế nào là giá trị của dấu hiệu. Chú ý các giá trị có thể giống nhau.
- GV: Giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu.
- GV: Bảng 1 có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu.
Hoạt động 3: Tần số(12’)
- GV:Trong bảng 1 có bao nhiêu số khác nhau ở cột số cây trồng?
- GV:Đó là những số nào?
- GV:Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? 
	28 cây? 
	35 cây? 
	50 cây?
- GV: Giới thiệu như thế nào gọi là tần số của giá trị.
- GV: Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau?
- GV: Hãy viết các giá trị khác nhau đó cùng tần số của chúng.
-HS: Thống kê số cây trồng của mỗi lớp.
-HS: Chú ý theo dõi.	
-HS: 20 đơn vị điều tra.
-HS: Chú ý theo dõi.
-HS: Chú ý theo dõi
-HS: 20 giá trị
-HS: Có 4 số khác nhau
-HS: 28, 30, 35 và 50
-HS: 
 8 lớp
	2 lớp
	7 lớp
	3 lớp
-HS: Chú ý theo dõi.
-HS: 4 giá tri khác nhau
-HS: HS trả lời.
2. Dấu hiệu: 
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. Kí hiệu: X, Y , Z 
VD: Ở bảng 1, số cây trồng được của mỗi lớp là dấu hiệu và mỗi lớp gọi là đơn vị điều tra.
- Các số 35, 30, 28, 30  được gọi là các giá trị của dấu hiệu. Kí hiệu là N
3. Tần số của mỗi giá trị:
 Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó.
4. Củng cố: (5’)
 	- GV cho HS làm bài tập 1
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 2, 3 (GVHD).
6. Rút kinh nghiệm : 	

File đính kèm:

  • docxTuan_19_Tiet_41.docx