Giáo án Đại số 7 - GV: Hà Văn Việt - Tiết 64: Nghiệm của đa thức một biến

1. Nghiệm của đa thức một biến:

Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là nghiệm của đa thức đó.

VD: Xét đa thức P(x) = x2 – 2x – 8

 P(1) = 12 – 2.1 – 8 = – 9

 P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0

Ta nói x = 4 là nghiệm, x = 1 không là nghiệm của đa thức P(x) ở trên.

 P(-2) = (-2)2 – 2.(-2) – 8 = 0

Vậy x = - 2 là nghiệm của P(x).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - GV: Hà Văn Việt - Tiết 64: Nghiệm của đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 – 03 - 2015
Ngày dạy: 31 – 03 - 2015
Tuần: 31
Tiết: 64
§9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
	2. Kĩ năng:
 - Biết cách tìm nghiệm và cách kiểm tra số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.
	3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác. Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, giáo án, phấn màu, thước thẳng.
- HS: xem trước bài mới.
III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận theo nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	7A1: ......../........................	 7A6: /
 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	 P(x) = x2 – 2x – 8. Hãy tính P(1), P(4)
 3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Nghiệm của đa thức một biến: (14’)
	Từ việc kiểm tra bài cũ, ta có P(4) = 0, ta nói x = 4 là nghiệm của P(x). Vậy như thế nào là nghiệm của đa thức một biến?
	GV cho VD.
	Đa thức P(x) còn có nghiệm nào nữa không?
	Hãy tính P(-2)
x = 2 có là nghiệm của P(x) không? Vì sao?
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại khái niệm.
	HS chú ý theo dõi.
	HS trả lời.
	HS tính và cho GV biết kết quả tính được.
Phải vì P(-2) = 0
1. Nghiệm của đa thức một biến: 
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là nghiệm của đa thức đó.
VD: Xét đa thức P(x) = x2 – 2x – 8
	P(1) = 12 – 2.1 – 8 = – 9
	P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0
Ta nói x = 4 là nghiệm, x = 1 không là nghiệm của đa thức P(x) ở trên.
	P(-2) = (-2)2 – 2.(-2) – 8 = 0
Vậy x = - 2 là nghiệm của P(x).
Hoạt động 2: Ví dụ: (10’)
	GV yêu cầu HS tìm các nghiệm của hai đa thức Q(x) và P(x).
	Nếu HS không tìm được thì GV gợi ý và HS thay số vào tính và kết luận.
	GV giới thiệu số nghiệm tối đa của một đa thức một biến.
	GV nhắc lại thế nào là nghiệm của một đa thức và cách kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không? 
	HS tìm nghiệm.
	HS làm theo hướng dẫn.
	HS theo dõi và đọc chú ý ở trong SGK.
	HS trả lời.
2. Ví dụ: 
VD1: x = -1 và x = 1 là các nghiệm của Q(x) = x2 – 1 vì Q(-1) = 0 và Q(1) = 0
VD1: Đa thức P(x) = x2 + 1 không có nghiệm vì với mọi giá trị của a ta có: a2 + 1 luôn lớn hơn 0.
Chú ý: SGK
Hoạt động 3: (7’)
	GV cho HS thảo luận.
	HS thảo luận.
?1: Cho đa thức A(x) = x3 – 4x
	A(-2) = (-2)3 – 4.(-2) = 0
	A(0) = 03 – 4.0 = 0
	A(2) = 23 – 4.2 = 0
Ta nói: x = -2, x = 0, x = 2 là 3 nghiệm của đa thức A(x).
 4. Củng Cố: (5’)
 	- GV cho HS làm bài tập ?2 theo hình thức “Bài tập chạy”
 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 54, 55.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
....................................................................................................................................................................................................................
	....................................................................................................................................................................................................................
	....................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDS7T64.doc
Giáo án liên quan