Giáo án Đại số 10 - Tiết 21, 22 (Bài tập, khái niệm hệ điều hành)

Câu 1: Ngoân ngöõ laäp trình laø:

a) Phöông tieän ñeå soaïn thaûo chöông trình;

b) PASCAL vaø C;

c) Ngoân ngöõ moâ taû thuaät toaùn giaûi baøi toaùn treân maùy tính;

d) Phöông tieän moâ taû thuaät toaùn.

Câu 2: chöông trình dòch khoâng laøm ñöôïc vieäc naøo trong caùc vieäc sau ñaây?

a) Dòch chöông trình vieát baèng ngoân ngöõ baäc cao sang ngoân ngöõ maùy;

b) Phaùt hieän loãi cuù phaùp;

c) Phaùt hieän loãi thuaät toaùn.

Caâu 3: Ñeå giaûi baøi toaùn treân maùy tính, ngöôøi ta phaûi thöïc hieän thöù töï nhöõng coâng vieäc naøo sau ñaây:

a) Löïa choïn hoaëc thieát keá thuaät toaùn;

b) Xaùc ñònh baøi toaùn;

c) Vieát taøi lieäu;

d) Vieát chöông trình

e) Hieåu chænh.

 

docx5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 - Tiết 21, 22 (Bài tập, khái niệm hệ điều hành), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 11	 	 Ngày soạn:23/10/2014.
Tiết PPCT: 21 Ngày dạy: 27/10/2014.
BÀI TẬP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học bằng các bài tập từ bài 5 đến bài 9.
2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài tập.
3. Tư duy thái độ: Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
1.Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức đã học từ bài 5 đến bài 9.
III. Phương pháp: Gợi mở, thuyết trình.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Yêu cầu HS nhắc lại những lý thuyết đã học từ bài 5 đến bài 9
HS: xem lại lý thuyết đã học để trả lời.
Ngôn ngữ lập trình.
Các bước giải bài toán trên máy tính.
Phần mềm máy tính.
Những ứng dụng của tin học.
Tin học có ảnh hưởng đến sự phát triển của tin học.
Xã hội tin học hoá, văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
Hoạt động 2: Làm bài tập trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Đưa ra câu hỏi bằng trình chiếu và yêu cầu 4 nhóm làm, sau đó lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng trình bày:
Những đáp án đúng là:
Câu 1: Đáp án đúng là: c.
Câu 2: Đáp án đúng là: c.
Câu 3: Thứ tự những công việc để giải 1 bài toán là:
Câu b, a, d, e, c.
Câu 4: phương án ghép:
1–b, 2–d, 3–e, 4–c, 5–a.
Câu 5: Phương án đúng là: Câu b.
Câu 6: Đáp án đúng: a,c,d.
Câu 7; Đáp án đúng : d.
Câu 8: Đáp án đúng: c.
Câu 9: Đáp án đúng: c.
Câu 10: Đáp án đúng: b.
GV: nhận xét đánh giá và cho điểm các nhóm.
Hãy chọn phương án đúng:
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình là:
a) Phương tiện để soạn thảo chương trình;
b) PASCAL và C;
c) Ngôn ngữ mô tả thuật toán giải bài toán trên máy tính;
d) Phương tiện mô tả thuật toán.
Câu 2: chương trình dịch không làm được việc nào trong các việc sau đây?
a) Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy;
b) Phát hiện lỗi cú pháp;
c) Phát hiện lỗi thuật toán.
Câu 3: Để giải bài toán trên máy tính, người ta phải thực hiện thứ tự những công việc nào sau đây:
a) Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
b) Xác định bài toán;
c) Viết tài liệu;
d) Viết chương trình 
e) Hiểu chỉnh.
Câu 4: Ghép mỗi mục ở cột A với 1 mục ở cột B trong bảng sau sao cho phù hợp.
A
B
1) Phần mềm hệ thống
2) Phần mềm ứng dụng
3) Phần mềm tiện ích.
4) Phần mềm công cụ.
5) hệ điều hành.
a) Là phần mềm hệ thống quan trọng nhất. 
b) Là môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
c) dùng để phát triển các sản phẩm phần mềm khác.
d) phát triển theo yêu cầu chung của đông đảo người dùng nhằm phục vụ những việc ta gặp hàng ngày.
e) giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn, ví dụ phần mềm diệt virus, phần mềm sửa đĩa hỏng,
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
a) Lập trình và soạn thảo văn bản;
b) Công cụ xử lí thông tin;
c) Giải trí;
d) A và C.
Câu 6: Các việc nào dưới đây cần phê phán?
 Sao chép phần mềm không có bản quyền;
Đặt mật khẩu cho máy tính của mình;
 Sử dụng mã nguồn chương trình của người khác đưa vào chương trình của mình mà không xin phép
Phát tán các ảnh đồi trụy lên mạng
Câu 7: Việc nào dưới đây không bị phê phán?
 Tự ý thay đổi cấu hình của máy tính không được sự cho phép của người phụ trách phòng máy. Tự ý đặt mật khẩu cá nhân trên máy tính dùng chung.
Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính trong phong máy của trường.
 Quá ham mê các trò chơi điện tử.
Tham gia một lớp học ngoại ngữ trên mạng về ngoại ngữ.
Câu 8: Chọn câu sai trong những câu nói về phần mềm ứng dụng dưới đây?
Là phần mềm giải quyết những công việc trong thực tiễn
Phần mềm tiện ích cũng là phần mềm ứng dụng.
Phần mềm trò chơi và giải trí không phải là phần mềm ứng dụng.
Phần mềm diệt virus là phần mềm ứng dụng. được sử dụng hầu hết trên các máy tính.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về ngôn ngữ máy: 
Ngôn ngữ máy có thể hiểu trực tiếp các lệnh là dãy bit.
Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy tận dụng được những đặc điểm riêng biệt của từng máy nên chương trình sẽ thực hiện nhanh hơn.
Ngôn ngữ máy không thể dùng để viết những chương trình phức tạp.
Ngôn ngữ máy thích hợp với từng loại máy.
Câu 10: Câu nào sai trong những câu sau đây, khi nói về đặc điểm của ngôn ngữ bậc cao?
Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và dịch được.
Thực hiện được trên mọi loại máy.
Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
4. Củng cố: Đã củng cố trong 2 hoạt động.
5. Dặn dò:
Đọc trước bài 10 trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần dạy: 11	 Ngày soạn: 23/10/2014
Tiết PPCT: 22 Ngày dạy: 31/10/2014
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Biết khái niệm hệ điều hành.
Biết chức năng và các thành phần của hệ điều hành.
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được các loại hệ điều hành.
3. Tư duy thái độ: Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
1.Giáo viên: sgk, giáo án, phấn, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Học sinh: Đọc trước bài “ Khái niệm hệ điều hành” ở nhà.
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, thuyết trình.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Bài cũ: Hãy kể tên các ứng dụng của tin học?
3. Bài mới: 	
Hoạt động 1: KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Máy tính không thể sử dụng được nếu không có hệ điều hành. Hiện nay xuất hiện rất nhiều hệ điều hành khác nhau như : MS DOS, Window, Linux,song chúng ta thường quen dùng hệ điều hành Window.
GV: Hãy nêu khái niệm về hệ điều hành? 
HS: Đứng tại chỗ phát biểu.
GV: Tổng hợp câu trả lời và ghi lên bảng.
GV: HĐH Win98, Win2000, WinMe, WinXP, là môi trường cho các phần mềm khác hoạt động.
GV: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu: trên đĩa cứng, đĩa mềm hay đĩa CD,?
HS: Hệ điều hành được lưu trữ trong đĩa cứng.
GV: Có máy nào có thể lưu được 2 loại hệ điều hành khác nhau không?
HS: Có, thường là: Win98 với Win2000, WinMe với WinXP,
GV: Có thể cài 2 hệ điều hành khác nhau trên một máy nhưng chúng phải tương thích nhau và phải phụ thuộc vào cấu hình của máy như: bộ nhớ, dung lượng, tốc độ của bộ vi xử lý,
1. Hệ điều hành:
Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành 1 hệ thống với nhiệm vụ:
- Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.
- Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để thực hiện chương trình.
- Quản lý, tổ chức khai thác các tài nguyên một cách thuận lợi và tối ưu. 
Hoạt động 2: CÁC CHỨC NĂNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Chia lớp thành hai nhĩm lớn thảo luận:
Câu 1: Các chức năng chủ yếu của hệ điều hành là gì?
Câu 2: Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành?
HS: Thảo luận nhĩm, đứng tại chỗ trình bày bài làm của nhóm mình.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm sau đó tóm tắt lại và ghi lên bảng. 
HS: Theo dõi và ghi chép.
2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành
a) Các chức năng chủ yếu của HĐH:
- Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống.
- Cung cấp bộ nhớ, các thiết bị ngoại vicho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên các bộ nhớ ngoài.
- Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi.
- cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm đĩa, vào mạng...)
b)Các thành phần chủ yếu của HĐH:
- Bộ xử lý trung tâm.
- Bộ nhớ.
- Thiết bị ngoại vi.
4. Củng cố 
Khái niệm, chức năng, thành phần của HĐH.
Phân biệt được các loại HĐH: Đơn nhiệm một người dùng, đa nhiệm một người dùng, đa nhiệm nhiều người dùng. 
 5. Dặn dị: 
Trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc trước bài 11.
V. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docxtiet 2122 TH10.docx