Giáo án Đại số 10 bài 1: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến
II. Mệnh đề phủ định.
1,Định nghĩa: Cho mệnh đề P. Mệnh đề “ không phải P” là mệnh đề phủ định của P.
Kí hiệu: .
2, Ví dụ:
VD1: P: Hà Nội là thủ đô của nước Pháp.
: Hà Nội không phải thủ đô của nước Pháp.
VD2:
a, P= “Pari không phải là thủ đô của nước Anh”. Đây là MĐPĐ đúng.
b,P= “2002 không chia hết cho 4”. MĐPĐ này đúng.
c,P= “phương trình x2-3x+2=0 vô nghiệm MĐPĐ sai.
=> Kết luận: Nếu P đúng thì sai còn nếu P sai thì đúng.
Chương 1: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP §1: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức -Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mệnh đề (theo ý nghĩa toán học) hay không? - Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương. 2.Về kỹ năng - Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, lập mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này. - Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: hoặc an cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu và vào phía trước nó. - Biết sử dụng các kí hiệu và trong các suy luận toán học. - Biết cách lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề chứa kí hiệu và . 3. Về thái độ Nghiêm túc, nề nếp, tích cực tham gia xây dựng bài. II. Chuẩn bị phương tiện dạy hoc GV: giáo án, phấn. HS: SGK, vở ghi. Phương pháp: vấn đáp. III. Nội dung bài học Hoạt động 1: Mệnh đề là gì? Hoạt động 2: Mệnh đề phủ định Hoạt động 3: Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo. Hoạt động 4: Mệnh đề tương đương. Hoạt động 5: Khái niệm mệnh đề chứa biến. Hoạt động 6: Các kí hiệu và. Hoạt động 7: Mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu, . IV. Tiến trình bài học Tiết 1 Hoạt động 1: Mệnh đề là gì? Thời gian Hoạt động của GV và SV Ghi bảng 10 phút - GV: + VD1: Hôm nay trời mưa. Bạn Hà là bạn nữ. Trời ôi! Bạn Nam là sinh viên. Bạn có mệt không? Y/C: Những câu nào khẳng định là đúng, câu nào khẳng định là sai. + Gọi HS nhận xét. -GV: Phát biểu thế nào là mệnh đề logic. I. Mệnh đề là gì? - ĐN: Mệnh đề logic (gọi tắt là mệnh đề) là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai. - Chú ý: Câu cảm thán, câu hỏi, câu mệnh lệnh không phải là mệnh đề. Ví Dụ: Cả lớp im lặng. Bạn làm sao đấy? Hoạt động 2: Mệnh đề phủ định. Thời gian Hoạt động của GV và SV Ghi bảng 10 phút + GV: Muốn phủ định đúng thành câu khẳng định sai thì làm thế nào? - SV: Muốn phủ định một câu đúng (P) thành câu khẳng định sai có thể diễn đạt “không phải P”. - GV: phát biểu mệnh đề phủ định. -Cho VD1 yêu cầu học sinh phát biểu mệnh đề phủ định. VD2: Phát biểu mệnh đề phủ định của các mệnh đề và xét tính đúng sai của nó? a, P= “Pari là thủ đô của nước Anh”. b, P= “2002 chia hết cho 4”. c, P= “Ptrình có nghiệm”. II. Mệnh đề phủ định. 1,Định nghĩa: Cho mệnh đề P. Mệnh đề “ không phải P” là mệnh đề phủ định của P. Kí hiệu: . 2, Ví dụ: VD1: P: Hà Nội là thủ đô của nước Pháp. : Hà Nội không phải thủ đô của nước Pháp. VD2: a, P= “Pari không phải là thủ đô của nước Anh”. Đây là MĐPĐ đúng. b,P= “2002 không chia hết cho 4”. MĐPĐ này đúng. c,P= “phương trình x2-3x+2=0 vô nghiệm MĐPĐ sai. => Kết luận: Nếu P đúng thì sai còn nếu P sai thì đúng. Hoạt động 3: Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo Thời gian Hoạt động của GV và HS Ghi bảng 10 phút - GV nêu VD1: - SV: Đó là mệnh đề đúng vì nếu 1 tam giác đã có hai góc bằng 600 thì góc còn lại cũng bằng 600 và do đó nó là một tam giác đều. - GV: Dựa vào tính đúng sai của MĐ kéo theo có thể cho SV bảng giá trị chân lý. Dựa vào mệnh đề kéo theo đúng – sai từ đó rút ra kết luận về tính đúng sai của mệnh đề kéo theo. SV rút ra kết luận. - GV nêu VD2: Viết mệnh đề Q=>P. Xét tính đúng sai. P= “ Tam giác ABC có hai góc bằng 600”. Q= “ Tam giác ABC là tam giác đều”. – SV: VD2: Tam giác ABC là tam giác đều thì tam giác ABC có hai góc bằng 600. III, Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo. 1, Mệnh đề kéo theo: VD1: “Một tam giác có hai góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều”. Xét xem đúng hay sai. - Định nghĩa: Hai mệnh đề được nối với nhau bởi các liên từ “nếu ...thì” Tạo nên một mệnh đề mới gọi là mệnh đề kéo theo P=>Q (đọc là P kéo theo Q ). -Bảng giá trị chân lý: nếu quy ước nếu P đúng thì P nhận giá trị là 1, còn nếu P sai thì P nhận giá trị bằng 0. P Q PQ 1 1 1 1 0 0 Kết luận: P=>Q chỉ sai khi P đúng và Q sai. P=>Q đúng khi P đúng và Q đúng. 2,Mệnh đề đảo: Mệnh đề là mệnh đề đảo của mệnh đề . Hoạt động 4: Mệnh đề tương đương. Thời gian Hoạt động của GV và SV Nội dung kiến thức 10 phút - GV: Đưa ra VD1: Nêu lại VD1 và VD2 tại phần III. ? ? Nếu viết “P nếu và chỉ nếu Q” thì được gọi là một MĐ tương đương. - SV: thảo luận và rút ra nhận xét. - GV: Nêu ra VD2: - SV: : “ Tam giác ABC là tam giác đều nếu và chỉ nếu tam giác ABC có hai trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng ”. là mệnh đề đúng và là mệnh đề đúng. nên là MĐ đúng. - GV: Chốt kết luận. - SV: chú ý theo dõi. IV, Mệnh đề tương đương. 1, Định nghĩa: Khi cả hai mệnh đề P=>Q và Q=>p đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Kí hiệu: . 2,Chú ý: Đôi khi người ta cũng phát biểu mệnh đề là “P khi và chỉ khi Q”. VD2: Thành lập mệnh đề tương đương và xét tính đúng sai của mệnh đề với mệnh đề sau: P: “tam giác ABC là tam giác đều” Q: “tam giác ABC có hai trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng . 3,Kết luận: Mệnh đề đúng nếu cả hai mệnh đề P và Q cùng đúng hoặc cùng sai. Khi đó, ta nói rằng hai mệnh đề P và Q tương đương với nhau. Sai khi P sai và Q đúng hoặc P đúng và Q sai. V, Củng cố, dặn dò. 1, Nhắc lại kiến thức. - Nắm được định nghĩa mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. 2, Dặn dò. - Về nhà học lại bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
File đính kèm:
- GA_bai_1_menh_de.doc