Giáo án Đại lý 6 tiết 32 bài 24: Biển và đại dương

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng sự chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức hoạt đông: cả lớp

- Lời vào bài: Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại dương chiếm phần quan trọng nhất (71% diện tích bề mặt Trái Đất). Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn (chiếm gần 97% toàn bộ khối nước trên Trái Đất), được phân bố trong các biển và đại dương. Các biển và đại dương lưu thông với nhau thành một thể thống nhất nhưng vẫn mang những đặc tính khác nhau. Vậy biển và đại dương có đặc điểm gì và có các hình thức vận động nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 32 bài 24: Biển và đại dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/4/2015
Ngày giảng:	8/4/2015
Tiết 32 : Bài 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Sau bài học , học sinh đạt được
1.1 Kiến thức: Học sinh cần
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương và nguyên nhân làm cho biển và đại dương có độ muối không giống nhau
- Biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.
1.2 Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng
- Khai thác tranh ảnh
- Sử dụng bản đồ
1.3 Thái độ: Giáo dục cho học sinh
- Nhận thức sự tăng cao của nước biển và đại dương, nguy hiểm cuộc sống con người.
- Bảo vệ môi trường
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp , làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- SGV, SGK, giáo án, bản đồ thế giới, máy chiếu
2.2 Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, sách bài tập, đọc trước bài
III - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
3.1 Ổn định tổ chức lớp	 (1p)
Kiểm tra sĩ số: 6A
	6B
	6C
	6D
3.2 Kiểm tra bài cũ (5p)
H: Hệ thống sông bao gồm những bộ phận nào tạo thành? Khái niệm hồ và phân loại hồ?
ĐH:
- Hệ thống sông bao gồm: Sông chính, phụ lưu, chi lưu tạo thành
- Hồ: là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Phân loại hồ theo tính chất của nước: Hồ nước mặn và Hồ nước ngọt. theo nguồn gốc hình thành có: Hồ vết tích của các khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo..
3.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng sự chú ý cho học sinh.
Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
Thời gian: 1 phút
Hình thức tổ chức hoạt đông: cả lớp
Lời vào bài: Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại dương chiếm phần quan trọng nhất (71% diện tích bề mặt Trái Đất). Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn (chiếm gần 97% toàn bộ khối nước trên Trái Đất), được phân bố trong các biển và đại dương. Các biển và đại dương lưu thông với nhau thành một thể thống nhất nhưng vẫn mang những đặc tính khác nhau. Vậy biển và đại dương có đặc điểm gì và có các hình thức vận động nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 1
Mục tiêu: Biết được độ muối của nước biển và đại dương và nguyên nhân làm cho biển và đại dương có độ muối không giống nhau.
Phương pháp: đàm thoại, hướng dẫn hs khai thác PTTQ, ƯDCNTT .
Thời gian: 10 phút
Hình thức tổ chức hoạt đông: cả lớp
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
1. Độ muối của nước biển và đại dương.
Độ muối trung bình 35 phần nghìn
Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau.
Gv yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về biển và đại dương và giới thiệu về một số khái niệm:
Đại dương: Là các bồn trũng rất lớn của vỏ Trái Đất trong đó có chứa đầy nước mặn.
Trên Trái Đất có 4 đại dương: 
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương.
Biển: Là một bộ phận của đại dương. Được ngăn cách với đại dương bởi các đào và quần đảo.
H: Kể tên một số biển mà em biết?
Biển Đông, Biển Hồng Hải, Biển Nhật Bản, Biển Ban- tích, biển Bengan...
Yêu cầu hs theo dõi sách giáo khoa và dựa vào hiểu biết thực tế. GV giới thiệu thành quan trọng nhất của nước biển chính là muối. 
Độ muối của nước biển là số gam muối trong 1 nghìn gam nước biển. đơn vị phần nghìn. Độ muối trung bình của nước biển là 35 phần nghìn. (trong 1 lít nước biển có 35 gam muối khoáng trong đó có 27,3g muối ăn).
H: Tại sao nước biển lại mặn?
ĐH:
Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
H: Độ muối trong các biển và đại dương có giống nhau không? Tại sao? Ví dụ?
ĐH:
Không . vì tùy thuộc và nguồn nước sông chảy ra nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. 
Độ muối biển nước ta là 33 phần nghìn, biển Ban tích là 10 phần nghìn đến 15 phần nghìn. Biển Hồng Hải 41 phần nghìn.
GV chiếu bản đồ thế giới và yêu cầu học sinh tìm Biển Ban Tích (Châu Âu), Biển Hồng Hải (Giua châu Á và Châu Phi).
Quan sát
Lắng nghe
Hs trả lời. 
Nghe
trả lời
suy nghĩ trả lời
Hs lên bảng tìm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2
Mục tiêu: Biết được các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.
Phương pháp: Đàm thoại, hướng dẫn khai thác PTTQ, UDCNTT, giảng giải.
Thời gian: 20 phút
Hình thức tổ chức hoạt đông: cả lớp
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
Nước biển có 3 sự vận động: Sóng, thủy triểu và dòng biển.
a. Sóng:
- Khái niệm: Là sự dao động của nước biển tại chỗ.
- Nguyên nhân: Sóng sinh ra chủ yếu nhờ gió
Sóng thần sinh ra do động đất, núi lửa hoặc bão lớn.
b. Thủy triều
Khái niệm: Là hiện tượng nước biển lên xuống theo cho kì.
Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và một phần Mặt Trời
c. Các dòng biển
Khái niệm: Là dòng nước chuyển động có hướng trong lòng biển và đại dương.
Nguyên nhân: Do gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới.
Theo dõi sách giáo khoa và kết hợp kiến thức thực tế:
H: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
ĐH:
3 sự vận động: Sóng, thủy triểu và dòng biển.
THẢO LUẬN NHÓM (5p)
Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân hình thành 3 sự vận động.
Nhóm 1: Tìm hiểu Sóng biển
Nhóm 2: Tìm hiểu Thủy triều
Nhóm 3: Tìm hiểu Dòng biển
Đáp án: phụ lục 1
H: Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận.
H: Nêu ảnh hưởng của sóng thần tới các vùng ven biển và sản xuất của con người?
ĐH:
- Sóng thần gây ra tác hại rất khủng khiếp Nhiều thành phố và làng mạc ven biển bị nhấn chìm và nhiều người bị cuốn trôi. 
GV cung cấp thông tin về sóng thần và tác hại của nó.
H: Nhóm 2 trình bày kết quả
H: quan sát hình trên bảng và cho biết khi nào thủy triều lớn nhất? Khi nào nhỏ nhất?
ĐH: 
Triều cường: Do sự phối hợp sức hút của Mặt trăng và Mặt Trời lớn nhất. Khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt trời thẳng hàng.
Triều kém: Khi mặt trăng, trái đất vuông góc với Mặt Trời .
H: Ảnh hưởng tích cực của thủy triều?
ĐH:
Đánh cá, sản xuất muối, hàng hải, làm năng lượng , quân sự . GV giới thiệu về chiến thắng Bạch Đằng.
H: Ảnh hưởng tiêu cực của thủy triều?
ĐH:
Ví dụ ở vùng Đồng bằng SCL bị triều cường ngập nhà cửa, đường phố, hoa mầu, nước biển lấn sâu xâm nhập vào đất liền, Thủy triều đỏ, vụ tràn dầu.... GV liên hệ biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng.
 Nhóm 3 trình bày kết quả.
 H: Quan sát hình 64 sgk. Có mấy loại dòng biển? Sự phân bố các dòng hải lưu trên thế giới? Dòng biển có tác động đến khí hậu và đời sống con người như thế nào?
ĐH:
Có 2 loại dòng biển: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh
Dòng biển nóng: Xuất phát từ khu vực có vĩ độ thấp chảy về hướng tây sau đó gặp lục địa bị đổi hướng chảy về phía 2 cực
Dòng biển lạnh: Xuất phát từ khoảng 30 đến 40 độ Bắc , Nam hoặc từ cực và chảy về xích đạo.
Tác động: 
Khí hậu: Điều hòa khí hậu
Giao thông đường biển
Đánh bắt hải sản
GV liên hệ về môi trường biển đang bị tàn phá do rác, dầu,...
H: Vì sao con người chúng ta phải bảo vệ biển. 
Hs trả lời
Hs thảo luận
Trình bày
bổ sung
nghe
trình bày
hs quan sát trả lời
trả lời
suy nghĩ trả lời.
Suy nghĩ trả lời
Trình bày suy nghĩ của bản thân
Phụ lục 1
Nội dung
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Là sự dao động của nước biển tại chỗ. 
Là hiện tượng nước biển lên xuống theo cho kì
Là dòng nước chuyển động có hướng trong lòng biển và đại dương.
Nguyên nhân
Sóng sinh ra chủ yếu nhờ gió
Sóng thần sinh ra do động đất, núi lửa hoặc bão lớn.
Do sức hút của Mặt Trăng và một phần Mặt Trời.
Do gió Tín Phong và gió Tây ôn đới.
IV - TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1 Tổng kết
- GV củng cố kiến thức bài học
Đọc phần ghi nhớ
4.2 Hướng dẫn học tập
- Học bài, làm bài tập sgk, tập bản đồ
- chuẩn bị bài thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy
Phương pháp:...............................................................................
Nội dung:...............................................................................
Thời gian:...............................................................................	
Học sinh...............................................................................

File đính kèm:

  • docxBai_24_Bien_va_dai_duong_20150726_023514.docx