Giáo án Đại lý 6 tiết 27: Ôn tập

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh .

o Quá trình hình thành các mỏ nội sinh là quá trình những khoáng sản hình thành do mắc ma được đưa lên gần mặt đất ( do tác động của nội lực)

o Quá trình hình thành mỏ ngoại sinh là quá trình khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng ( do tác động của ngoại lực )

+ vấn đề khai thác sử dụng , bảo vệ .

o Khai thác hợp lí.

o Sử dụng tiết kiệm . hiệu quả

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 27: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 27
ÔN TẬP
Ngày dạy: 
1.MỤC TIÊU: 
1.1) Kiến thức : 
- Nhằm củng cố kiến thức cơ bản về Trái Đất các thành phần tự nhiên tạo nên Trái Đất và những đặc điểm riêng của chúng.
1.2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng vân dụng kiến thức đã học làm bài kiểm tra 
1.3.) Thái độ: Có ý thức học tập tốt để chuẩn bị làm bài kiểm tra
2.NỘI DUNG HỌC TẬP : CÁC BÀI ĐÃ HỌC TỪ 15-> 22
3. CHUẨN BỊ :
3.1.Giáo viên : Tranh các tầng của lớp vỏ khí , các đới khí hậu trên Trái Đất.
3.2.Học sinh : Chuẩn bị học bài ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
6ª1......................................................................................................................
6ª2.......................................................................................................................
6ª3......................................................................................................................
4.2. Kiểm tra miệng : 
 1)Các chí tuyến và vòng cực có vai trò gì trong việc phân chia các đới khí hậu trên trái đất ? Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới?kiểm tra bài tập .( 10đ)
 ĐÁP ÁN : 
1)
- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới để phân chia các vành đai nhiệt trên Trái Đất.
 * Đới nóng:( nhiệt đới)
- Từ 23027’B – 23027’Ncó góc chiếu sáng của Mặt Trời quanh năm lớn . Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít . Nóng quanh năm .
- Gió Tín phong.
- Lượng mưa trung bình : 1000mm – 2000mm
4.3. Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học :
1) Khoáng sản là gì? Khoáng sản chia làm mấy nhóm kể tên ? 
 2)Cho biết quá trính hình thành các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh ? khai thác và sử dung khoáng sản như thế nào ? 
3) Cho biết các thành phần của không khí ? lớp vỏ khí được cấu tạo như thế nào? Phân biệt các khối khí?
4) Thời tiết là gì ? khí hậu là gì? Cho biết nhiệt độ của không khí và cách đo nhiệt độ không khí? 
 5) Cho biết sự thay đổi nhiệt độ của không khí? 
 6) Khí áp là gì ? các đai khí áp trên Trái Đất được phân bố như thế nào ? 
 7)Gió là gì ? hoàn lưu khí quyển là gì? 
 8) Các đới khí hậu trên bế mặt Trái Đất được phân chia như thế nào? 
Câu 1: 
+ Các loại khoáng sản:
Là những khoáng vật và đá có ích cho con người khai thác sử sụng
Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng vật có khả năng khai thác 
+ Phân loại khoáng sản.
Dựa theo tính chất công dụng khoáng sản được chia làm ba nhóm :
Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
Khoáng sản kim loại
Khoáng sản phi kim loại
Câu 2: 
+ Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh .
Quá trình hình thành các mỏ nội sinh là quá trình những khoáng sản hình thành do mắc ma được đưa lên gần mặt đất ( do tác động của nội lực)
Quá trình hình thành mỏ ngoại sinh là quá trình khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng ( do tác động của ngoại lực )
+ vấn đề khai thác sử dụng , bảo vệ .
Khai thác hợp lí.
Sử dụng tiết kiệm . hiệu quả
Câu 3: Thành phần của không khí:
- Gồm các khí Nitơ 78% , ôxi 21% , hơi nước các khí khác 1%
- Lượng hơi nứơc nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây , mưa , sương mùa.
+ Cấu tạo của lớp vỏ khí.
* Các tầng khí quyển:
Tầng đối lưu : 0 – 16 km;
Tầng bình lưu : 16 – 80 km
Tầng các tầng cao khí quyển :80 km trở lên 
+Đặc điểm của tầng đối lưu.
Dày 0 – 16 km 
90% không khí của khí quyển tập trung sát đất .
Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng .
Nhiệt độ giảm dần theo độ cao , lên cao 100m giảm 0o 6C .
Nơi sinh ra các hiện tượng mây mưa sấm chớp , gió bão v.v
+ Tầng không khí trên tầng đối lưu là tầng bình lưu 
+ Đặc điểm:
Tầng bình lưu có lớp ôdôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao , hơi nước ít đi 
Tầng ôdôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống , ngăn cản không cho xuống mặt đất.
+ Các khối khí: 
Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ , chia thành khối khí nóng , khối khí lạnh.
Căn cứ vào mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa 
Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết 
Di chuyển tới đâu chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó 
Thay đổi tính chất bị biến tính.
Câu 4:Thời tiết và khí hậu.
+ Thời tiết:
- Thời tiết là biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian nhất định.
+ Khí hậu: 
- Là sự lặp đi lặp lại của tình trạng thời tiết trong một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật.
* Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
+ Nhiệt độ không khí 
- Là hiện tượng nhiệt khi mặt đất hập thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ 
* Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
+ Cách đo nhiệt độ không khí.
Khi đo niệt độ không khí ngươi ta phải để nhiệt kế trong bóng râm , cách mặt đất 2m.
Nhiệt độ trung bình này = Tổng nhiệt độ các lần đo 
 Số lần đo
Câu 5: Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
+ Nhiệt độ của không khí trên biển và trên đất liền.
Nhiệt độ của không khí thay đổi tuỳ theo gần hay xa biển.
Nước biển có tác dụng điều hoà nhiệt độ , làm không khí mùa hạ bớt nóng , mùa đông bớt lạnh.
+ Nhiệt độ không khí thay đổ theo độ cao
- Nhiệt độ thay đổ tuỳ theo độ cao . Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ .
- Không khí ở vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở những vùng có vĩ độ cao
Câu 6: Khí áp – các đai khí áp trên Trái Đất
a) Khí áp:
- Khí áp lá sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
* Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
* Khí áp trung bình bằng 760 mmHg , đơn vị atmôtphe.
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.
 Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp , cao từ xích đạo lên cực.
Câu 7 : Gío và các hoàn lưu khí quyển.
* Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp
* Hoàn lưu khí quyển là hệ thống vòng tròn . sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành.
+ Gió Tín phong : Là loại gió thổi từ các đai khí áp cao về áp thấp xích đạo
+ Gió Tây ộn đới : Là loại gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60o.
+ Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất.
- Tương ứng năm vành đai nhiệt trên Trái Đất là năm đới khí hậu theo vĩ độ : Một đới nóng , hai đới ôn hoà và hai đới lạnh.
Câu 8 : Đặc điểm các đới khí hậu:
a) Đới nóng:( nhiệt đới)
- Từ 23027’B – 23027’Ncó góc chiếu sáng của Mặt Trời quanh năm lớn . Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít . Nóng quanh năm .
- Gió Tín phong.
- Lượng mưa trung bình : 1000mm – 2000mm
b) Hai đới ôn hoà ( ôn đới)
- Từ 23027’B – 66033’B và 23027’N – 66033’N . Thời gian chiếu sáng chênh lệch trong năm lớn , nhiệt độ trung bình , có gió Tây ôn đới , lượng mưa trung bình từ 500mm – 1000mm.
c) Hai đới lạnh: ( Hàn đới)
- Từ 66033’B về cực Bắc và từ 66033’N về cực Nam . Góc chiếu sáng của Mặt Trời quanh năm nhỏ , thời gian chiếu sáng dao động lớn . Quanh năm giá lạnh có gió Đông cực , lượng mưa trung bình dưới 500 mm.
4.4.Tổng kết :
1) Cho biết các thành phần của không khí ? lớp vỏ khí được cấu tạo như thế nào? Phân biệt các khối khí?
- Gồm các khí Nitơ 78% , ôxi 21% , hơi nước các khí khác 1%
- Lượng hơi nứơc nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây , mưa , sương mùa.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Học bài tiết sau kiểm tra 1 tiết .
5. PHỤ LỤC :
- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tài liệu SGV Địa lý 6
- Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 6

File đính kèm:

  • docBai_17_Lop_vo_khi_20150726_023402.doc