Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:HS biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.

2.Kĩ năng: HS biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

 Biết lựa chọn và sử dụng các loại vật liệu cơ hợp lí.

3.Thái độ:Ham thích tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí phổ biến.

4. Năng lực – phẩm chất: Có khả năng quan sát và nhận biết tên các vật liệu cơ khí đã học

II.CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

1. Giáo viên: Giáo án, SGK

2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp

2. Kiểm tra bài cũ : Nêu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống? Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?

3. Bài mới:

HĐ1. Hoạt động khởi động (3’) Để phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến và biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay

HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Kiến thức 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến- vật liệu kim loại

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 	 	 Ngày soạn 29/9/2019 
Tiết 18
PHẦN II: CƠ KHÍ
Bài 18: VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ TRONG
 SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng : HS biết được sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí.
 Biết lựa vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
3.Thái độ: Ham thích tìm hiểu về cơ khí.
4. Năng lực –phẩm chất: Biết được các sản phẩm cơ khí trong cuộc sống, hiểu được quy trình làm ra sản phẩm đó.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. Giáo viên: Giáo án, SGK 
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’) - Nhờ có lao động mà con người đã tách khỏi đời sống của thú hoang. Hãy tóm tắt các thời kỳ phát triển công cụ lao động của con người?
- Các công cụ lao động hiện nay được sản xuất từ đâu?
- Vậy quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Kiến thức 1: Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Nhận xét về năng suất lao động của con người trong thời điểm hiện nay và trong thời gian trước?
Hs: Năng suất lao động ngày nay cao hơn trước rất nhiều.
Gv: Vì sao ngày nay năng suất lao động lại lớn hơn ngày trước rất nhiều?
Hs: Vì ngày nay có sự trợ giúp của máy móc cơ khí.
Gv: Các công cụ, máy móc đó được chế tạo từ ngành nào?
Hs: Các công cụ máy móc được chế tạo từ ngành cơ khí.
Gv: Hãy tưởng tượng xem nếu cuộc sống hằng ngày của chúng ta không có các công cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ lao động thì cuộc sống con người sẽ như thế nào?
Hs: Cuộc sống sẽ rất vất vả, mệt nhọc, kém an toàn, hiệu suất thấp, sản phẩm không tinh xảo, thô
Gv: Hãy nêu các thành tựu con người đạt được trong các lĩnh vực khoa học? Cơ khí có vai trò như thế nào đối với các thành tựu đó?
1. Vai trò của cơ khí
-Cơ khí tạo ra các máy lị;à các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo t\ra năng suất cao.
- Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
- Nhờ có cơ khí, con người có thể chiếm lĩnh không gian và thời gian.
Kiến thức 2: Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Hãy kể tên các nhóm sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ 17.2
 HS: kể tên các nhóm sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ 17.2
G: Hãy kể tên một số sản phẩm cụ thể thuộc mỗi nhóm kể trên?
 HS: kể tên một số sản phẩm cụ thể thuộc mỗi nhóm kể trên.
2. Sản phẩm cơ khí quanh ta
-Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra máy, thiết bị cho mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân và đời sống con người.
Kiến thức 3: Tìm hiểu quá trình gia công cơ khí 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv y/c hs đọc kỹ nội dung phần III và điền vào chỗ trống trong sơ đồ của SGK.
Gv: Theo em quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào?
Hs: Rèn, dập à dũa, khoan à tán đinh à nhiệt luyện
- Vật liệu à gia công à chi tiết à lắp ráp à sản phẩm.
Gv: Chú ý là sản phẩm (đầu ra) của một cơ sở SX này có thể là phôi liệu(đầu vào) của một cơ sở SX khác. Hãy tìm một số ví dụ chứng minh điều này?
Gv: Hãy tìm một số ví dụ về quá trình hình thành sản phẩm cơ khí từ vật liệu bằng kim loại, gỗ hoặc từ các vật liệu ban đầu khác nhau.
Hs: VD: Thép là sản phẩm của nhà máy luyện thép nhưng lại là đầu vào của nhà máy sản xuất chế tạo máy.
3. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
 Gia công cơ khí là quá trình tạo cho chi tiết có hình dáng, kích thước hoặc tính chất xác định, phụ hợp với yêu cầu kỹ thuật dựa trên các nguyên lý khoa học và công nghệ.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/59
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) 
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK/59
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
Gv y/c hs: - Học thuộc bài, đọc trước bài 18 SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 18 Chương III: GIA CÔNG CƠ KHÍ
Bài 19: VẬT LIỆU CƠ KHÍ 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
2.Kĩ năng: HS biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
 Biết lựa chọn và sử dụng các loại vật liệu cơ hợp lí.
3.Thái độ:Ham thích tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí phổ biến.
4. Năng lực – phẩm chất: Có khả năng quan sát và nhận biết tên các vật liệu cơ khí đã học
II.CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. Giáo viên: Giáo án, SGK 
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống? Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
3. Bài mới:
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’) Để phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến và biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Kiến thức 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến- vật liệu kim loại 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Hãy kể tên các sản phẩm cơ khí ở quanh ta? 
Hs: Bàn là, bếp điện, thau chậu, khung xe...
- Hãy cho biết các vật liệu tạo nên các sản phẩm kể trên?
Hs: Gang, thép, đồng, nhựa,...
- Các vật liệu trên được phân thành 2 nhóm là kim loại và phi kim. Hãy kể tên các vật liệu kim loại mà em biết.
Hs: Sắt, thép, gang, đồng, nhôm.
* Gang và thép khác nhau như thế nào?
Hs: Khác nhau ở tỉ lệ cacbon trong vật liệu.
- Hãy kể tên các vật dụng bằng gang và thép trong gia đình.
Hs: Nồi, bếp gaz, thau, chậu kim loại...
- Hãy kể tên các kim loại khác không phải là gang và thép
Hs: Đồng, nhôm,...
- Hãy kể tên các vật dụng quanh ta làm từ kim loại màu. 
Hs: Thau chậu bằng nhôm, lõi dây điện...
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến
Vật liệu cơ khí được chia làm 2 nhóm : vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
1. Vật liệu kim loại 
a. Kim loại đen 
Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C) và có hai loại chính là gang và thép.
Nếu tỉ lệ cacbon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và >2,14% là gang. 
Tỉ lệ cacbon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
b. Kim loại màu 
Kim loại màu dễ kéo dài, dát mỏng, có tính chống mài mòn, chống ăn mòn cao, đa số dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Kiến thức 2: Tìm hiểu vật liệu phi kim loại:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Hãy kể tên các vật liệu phi kim loại có quanh ta. 
Hs: Nhựa, cao su, chất dẻo...
- Chất dẻo gồm có những loại nào ?
Hs: Chất dẻo nhiệt mềm dẻo và chất dẻo nhiệt rắn cứng hơn.
Gv: Tính chất chung của vật liệu phi kim là gì ?
Hs: Thường là dẫn điện và dẫn nhiệt kém. Dẻo, đàn hồi, giảm chấn tốt, cách điện và cách âm.
- Hãy kể tên một số vật dụng bằng chất dẻo quanh ta ?
Hs: Ống nước nhựa PVC, ly chén nhựa, các thau chậu nhựa.
2. Vật liệu phi kim loại 
Các vật liệu phi kim loại phổ biến là chất dẻo, cao su...
a. Chất dẻo 
- Chất dẻo nhiệt: Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị ôxy hóa, ít bị hóa chất tác dụng, dễ pha màu và có khả năng chế biến lại.
- Chất dẻo nhiệt rắn: được hóa rắn ngay sau khi ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công., chịu được nhiệt độ cao, độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
b. Cao su:
- Dẻo, đàn hồi, giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. Gồm có cao su nhân tạo và cao su tự nhiên.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
-Vật liệu cơ khí gồm có mấy loại? Mỗi loại có đặc điểm và tính chất như thế nào?
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng : Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 63
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: Gv y/c hs: - Học thuộc bài, đọc trước bài.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI. RÚT KINH NGHIỆM:...........................................................................................
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 09 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh
Zalo: 0973111147

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.docx