Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy

- Biết công dụng của từng kiểu lắp ghép.

- Biết được khái niệm mối ghép cố định.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát

3. Thái độ:

- Giáo dục tính đam mê ngành cơ khí.

4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu bài 24 sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

- Đồ dùng: Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy, bu lông, đai ốc, vòng đệm, lò xo, rồng rọc, mảnh vở của cụm trục truớc xe đạp.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc truớc bài 24 SGK, và sưu tầm một số chi tiết trên

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: Sĩ số

2. Bài cũ: không

3. Thiết kế tiến hành dạy học:

3.1. Hoat động khởi động.

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chu Văn An	 Năm học: 2019- 2020
Bài 21, 22: CƯA VÀ DŨA KIM LOẠI
Ngày soạn: 9/10/2019
Tiết theo ppct: 19
Tuần: 10
I. MỤC TIÊU 
1. kiến thức:
- Biết được các kĩ thuật cơ bản khi cưa, đục và dũa kim loại
- Biết được các quy tắc an toàn khi gia công cơ khí.
2. Kỹ năng: 
- Hình thành ý thức và thói quen làm việc theo quy trình và an toàn lao động.
3. Thái độ: 
- Say mê hứng thú với môn học.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 ¶Hình vẽ: H21.1, H21.2 ,H22.1 và H22.2SGK.
 ¶Vật liệu: cưa, đục, dũa, êtô, búa nguội, đoạn thép thử.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài 21+ 22
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Hs
 2. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra 10p)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ đo và kiểm tra?
Câu 2: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?
Dụng cụ đo và kiểm tra 
 1.Thước đo chiều dài
 a.Thước lá:
- Chế tạo bằng thép dụng cụ không gỉ, ít co giãn
- Dùng đo chiều dài chi tiết, xác định kích thước sản phẩm. 
 b.Thước cặp: Thước cặp dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ với những kích thước không lớn lắm.
c.Thước đo góc: gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng
Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
a. Dụng cụ tháo lắp: 
- Mỏ lết , cà lê dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc
- Tua vít dùng để tháo các vít có đầu xẻ rãnh
b. Dụng cụ kẹp chặt:
- Ê tô dùng để kẹp chặt chi tiết khi gia công
- Kìm dùng để kẹp chặt chi tiết bằng tay
5đ
5đ
3. Thiết kế tiến hành dạy học
3.1. Hoat động khởi động.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Phương thức: Thông qua ƯDCNTT, giáo viên chọn tranh ảnh
Quan sát cưa và dũa kim loại
GV trên hình ảnh đó thể hiện những nội dung gì?
- Dự kiến sản phẩm: Trên hình ảnh đó thể hiện những nội dung: ứng dụng, thao tác cơ bản cưa và dũa, biết được quy tắc an toàn trong gia công
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Nhận xét và để hiểu rõ vấn đề, Để có một sản phẩm, từ vật liệu ban đầu có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một quy trình. Muốn hiểu một số phương pháp gia công thường gặp trong cơ khí như: cưa, dũa chúng ta cùng tìm hiểu “Cưa và dũa kim loại”
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Nội dung cắt kim loại bằng cưa tay
- Mục tiêu: Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa
 Biết được các kĩ thuật cơ bản khi cưa kim loại
 Biết được các quy tắc an toàn khi cưa.
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG
Gv thực hiện việc cắt đoạn thép bằng cưa tay. 
sDùng cưa tay như thế nào để cắt đôi vật liệu?
sCó nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại?Giải thích sự khác nhau giữa hai lưỡi cưa?
sThế nào là cắt kim loại bằng cưa tay?
Gv kết luận.
* Tìm hiểu kĩ thuật cưa
sCác công việc chuẩn bị khi cưa?
Gv tiến hành cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa, chọn êtô, gá đặt chi tiết. 
sChiều lưỡi cưa được lắp như thế nao so với tay nắm ?
sH21.1b diễn tả cách chọn êtô như thế nào?
sTư thế đứng và cách cầm cưa được diễn tả như thế nào trong H21.2?
sThao tác cưa tiến hành như thế nào?
sCác biện pháp an toàn khi cưa?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận.
Quan sát
Dùng lực tác động lưỡi cưa qua lại trên bề mặt vật liệu
Lưỡi cưa kim loại có các răng nhỏ hơn cưa gỗ để tăng tính tiếp xúc với vật liệu.
- Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu
Lắng nghe
Trả lời (SGK)
Quan sát
Chiều lưỡi cưa có hướng ra khỏi tay nắm.
Chọn chiều cao ê tô phù hợp tầm vóc.
(SGK)
Hs trả lời
Hs trả lời
Nhận xét, bổ sung
Ghi bài
I. Cắt kim loại bằng cưa tay 
Khái niệm:
Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu.
2. Kĩ thuật cưa:
 a. Chuẩn bị:
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
- Lấy dấu trên vật cần cưa
- Chọn êtô phù hợp tầm vóc
- Gá kẹp vật cưa trên êtô
 b. Tư thế đứng và thao tác cưa
- Đứng thẳng, thoải mái
- Cách cầm cưa:
H21.2b (SGK)
- Cưa: kết hợp hai thao tác đẩy và kéo cưa.
3. An toàn khi cưa:
 Kẹp vật chặt.
 Lưỡi cưa căng vừa phải
 Dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt
 Không thổi mạt cưa
Hoạt động 2: Nội dung cắt kim loại bằng cưa tay
- Mục tiêu: Biết được các kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại
 Biết được các quy tắc an toàn khi dũa.
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG
Cho HS quan sát một số vật liệu được dũa phẳng.
sCó nhận xét gì về bề mặt vật liệu sau khi dũa?
sThế nào là phương pháp dũa kim loại?
Cho Hs quan sát H22.1 SGK. 
sCó các loại dũa nào? Nhận xét gì về bề mặt vật liệu ứng với từng loại dũa?
sCông việc chuẩn bị trước khi dũa là gì?
Cho Hs quan sát H22.2SGK. 
Gv cho thảo luận nhóm.Yêu cầu:
-Nêu cách cầm dũa được thể hiện ở hình 22.2a?
-Thao tác dũa được thực hiện như thế nào ở H22.2b?
Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét chéo, bổ sung
Gv kết luận .
sKhi dũa cần thực hiện quy tắc an tòan nào?
Gọi nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận
Quan sát
Có độ nhẵn và bóng
Khái niệm
Quan sát
Dũa tròn, dũa dẹt, dũa vuông, dũa bán nguyệt
(SGK)
Quan sát
Thảo luận nhóm
Trình bày kết quả
Bổ sung
Ghi nhận
(SGK)
Bổ sung
 Ghi nhận
II. Dũa kim loại
 1. Khái niệm:
 Dũa là phương pháp gia công thô khi lượng dư gia công >0.5mm.
2. Kĩ thuật dũa:
 a.Cách cầm dũa:
 Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt trực tiếp lên mặt dũa cách đầu dũa 20-30mm.
 b.Thao tác dũa:
 Kết hợp hai thao tác: đẩy dũa tạo lực cắt và kéo dũa về không ần cắt.
3. An toàn khi dũa:
 - Ban nguội chắc chắn
 - Không dùng dũa cán vỡ hoặc nứt
 - Không thổi phoi
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương thức: Giao bài tập
Gv nêu nội dung câu hỏi
 + Thế nào là cưa và dũa kim loại?
 + Để đảm bảo an toàn khi cưa, em cần chú ý những điểm gì?
Hs trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
 + Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu.
 + Dũa là phương pháp gia công thô khi lượng dư gia công >0.5mm.
 + Kẹp vật chặt, lưỡi cưa căng vừa phải, dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt, không thổi mạt cưa.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS đã làm 2 câu hỏi trên, nhận xét thái độ, hiệu quả của hoạt động nhóm vào câu hỏi.
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Gv nêu nội dung câu hỏi
Hoàn thành sơ đồ sau về kỹ thuật cưa
Hs thảo luận nhóm trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS đã làm câu hỏi trên, nhận xét thái độ, hiệu quả của hoạt động nhóm vào câu hỏi.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
Phương thức: Giao nhiệm vụ
Câu hỏi: Trong thực tế, em đã thấy người ta cưa và dũa kim loại ở đâu? Trong trường hợp nào?
- Dự kiến sản phẩm: Thấy ở trong gia đình em, cha em đang sữa lại đồ đạc trong nhà.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS
Trường THCS Chu Văn An	 Năm học: 2019- 2020
CHƯƠNG 4: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
BÀI 24. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Ngày soạn: 9/10/2019
Tiết theo ppct: 20
Tuần: 10
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy
- Biết công dụng của từng kiểu lắp ghép. 
- Biết được khái niệm mối ghép cố định.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính đam mê ngành cơ khí.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH	
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu bài 24 sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng: Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy, bu lông, đai ốc, vòng đệm, lò xo, rồng rọc, mảnh vở của cụm trục truớc xe đạp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc truớc bài 24 SGK, và sưu tầm một số chi tiết trên 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Bài cũ: không
3. Thiết kế tiến hành dạy học:
3.1. Hoat động khởi động.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Phương thức: Thông qua kênh hình bằng TVHD. GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
GV cho hs quan sát một số chi tiết máy và đặt vấn đề
- Dự kiến sản phẩm:
 Trên hình ảnh đó thể hiện những nội dung: khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Nhận xét và để hiểu rõ vấn đề, Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Vậy chi tiết máy là gì , gồm những loại nào, chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động1: Khái niệm về chi tiết máy
- Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy
 - Biết công dụng của từng kiểu lắp ghép. 
 - Biết được khái niệm mối ghép cố định.
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG
Cho Hs quan sát cấu tạo cụm trục trước xe đạp. 
sCụm trục trước xe đạp gồm những phần tử nào?
sNêu tên gọi và công dụng của các phần tử đó?
sChi tiết máy là gì?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận.
Treo H24.2. 
sPhần tử nào không phải là chi tiết máy ?Vì sao?
sLàm thế nào để biết một phần tử có phải là chi tiết máy hay không?
sHãy cho biết phạm vi ứng dụng các chi tiết máy H24.2?
sChi tiết máy được phân loại như thế nào?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận.
Quan sát
(SGK)
Khái niệm chi tiết máy
Nhận xét, bổ sung
Ghi bài
Quan sát. 
Mảnh vỡ máy vì không có cấu tạo hoàn chỉnh.
Trình bày dấu hiệu nhận biết
Trả lời
Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng
Nhận xét, bổ sung.
Ghi nhận
I. Khái niệm về chi tiết máy 
 1.Chi tiết máy là gì?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
 * Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.
 2. Phân loại chi tiết máy:
- Nhóm chi tiết có công dụng chung.
- Nhóm chi tiết có công dụng riêng.
Hoạt động 2: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Mục tiêu: Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết
- Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG
Treo H24.3. 
Yêu cầu thảo luận :
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để biết các chi tiết lắp với nhau bằng mối ghép gì?
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung hoàn chỉnh. Gv đánh giá, kết luận .
sCác chi tiết thường được ghép với nhau bằng những mối ghép gì?
sMối ghép có công dụng gì trong quá trình lắp ghép?
sNêu vài mối ghép trong thực tế mà em biết?
sTrên chiếc xe đạp có các mối ghép nào?
Gọi nhận xét, bổ sung. 
Gv kết luận.
Quan sát. 
Thảo luận nhóm 
Trình bày kết quả. Bổ sung
Trả lời
Ghi nhận
Mối ghép động và mối ghép cố định
Giữ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau
Mối ghép ren, mối ghép hàn, đinh tán
Mối ghép ren, chốt
Nhận xét, bổ sung.
Ghi bài
II. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
a. Mối ghép cố định: là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
+ Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
b. Mối ghép động: là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. 
3.3. Hoạt động luyện tập:
 - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
 - Phương thức: Giao bài tập
Gv nêu nội dung câu hỏi
Câu hỏi 1: Chi tiết máy là gì? Có những loại chi tiết máy nào? Lấy VD minh hoạ.
Câu hỏi 2: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? 
Hs trả lời
 - Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Vd trục, đai ốc,...
Câu 2: Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động. 
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS đã làm 2 câu hỏi trên, nhận xét thái độ, hiệu quả của hoạt động nhóm vào câu hỏi.
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
- Phương thức: Tình huống 
Gv nêu nội dung câu hỏi
Quan sát trục trước xe đạp (hình 24.2) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Sau khi quan sát xong, Mai phát biểu: cụm trước xe đạp gồm có trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn và côn, hình ảnh trên chưa đủ các chi tiết của cụm trước xe đạp. Mai phát biểu như thế đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2: Cụm trước xe đạp gồm có các chi tiết: trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn. Nêu thứ tự tháo và lắp các chi tiết.
- Thứ tự tháo:
........................................................................................................
- Thứ tự lắp:
 Câu 3: Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B để hoàn thành đúng chức năng của các chi tiết trong cụm trước xe đạp
A
B
1.Trục
a. Hãm côn ở một vị trí
2. Đai ốc
b. Lắp vào càng xe
3.Vòng đệm
c. Cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục
4. Đai ốc hãm côn
d. Cản trở chuyển động tương đối giữa các chi tiết
5. Côn
e. Lắp trục với càng xe
f. Cố định các chi tiết
 - Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Mai nói sai vì vòng đệm và côn trên hình lắp lại với nhau.
Câu 2:
- Thứ tứ tháo: Đai ốc → đai ốc hãm côn → cụm côn và vòng đệm → trục
- Thứ tự lắp: Trục → cụm côn và vòng đệm → đai ốc hãm côn → đai ốc
Câu 3: Đáp án:
1-b        2-e        3-d
4-a        5-c
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS đã làm câu hỏi trên, nhận xét thái độ, hiệu quả của hoạt động nhóm vào câu hỏi.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
- Phương thức: Giao nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo sơ đồ tư duy bài học
- Nhận xét đánh giá sản phẩm, hoạt động: GV nhận xét, đánh giá kết quả HS
Duyệt của tổ bộ môn	
Phường 1, ngày tháng 10 năm 2019
 Tổ trưởng
 Phan Thị Kiều Oanh

File đính kèm:

  • docxBai 21 Cua va duc kim loai_12686493.docx
Giáo án liên quan