Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2011-2012

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.

2. Kĩ năng: vẽ được một số hình cắt đơn giản.

 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN

 - GV: Tranh vẽ các hình của bài.

 Phương pháp: Sử dụng mô hình trực quan,vấn đáp.

 - HS: Vật mẫu: Quả Cam, mô hình ống lót ( Hình trụ rỗng ) cắt đôi tấm nhựa trong.

III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP

 1. Ổn định lớp : GV kiểm tra sỉ số lớp

 2. Kiểm tra :

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hìh cắt

 

doc90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhớ.
	- Xem trước bài 28 “Thực hành ghép nối chi tiết”.
	+Chuẩn bị ổ trục trước và sau xe đạp
 + Nghiên cứu quy trình tháo lắp ổ trục xe đạp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 13 Ngày soạn: 
Tiết: 25 Ngày giảng:
Bài 29 : TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức : Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động ?
	2. Kỹ năng : Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động .
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Tài liệu tham khảo : 
	· Công nghệ 8 (sgk – NXB Giáo Dục.)
	· Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
	· Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8, Trung học cơ sở – NXB Hà Nội 2004.
	- Phương tiện :
	· Mô hình : truyền động xích, truyền động đai, truyền động bánh răng.
	2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Xem Trước bài 29 “Truyền chuyển động”. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1. Ổn định lớp:	
	2. Kiểm tra bài cũ :	
	 Hãy cho biết yêu cầu khi tháo lắp cụm trục trước (sau) xe đạp?
	3. Bài mới :	
	Giới thiệu bài: Máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu, trong cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn, còn vật nhận chuyền động là vật bị dẫn.
	Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng thuộc cùng một dạng, ta gọi là cơ cấu truyền chuyển động, nếu không sẽ được gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu những cơ cấu: “Truyền chuyển động”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần phải truyền chuyển động 
Gọi một Hs đọc to phần thông tin đầu tiên. Trình bày mô hình truyền động bằng xích.
sTruyền động bằng xích gồm những bộ phận nào?
sĐĩa và líp được bố trí thế nào?
sKhi quay đĩa xích thì líp sẽ có chuyển động như thế nào?Vì sao líp quay được?
sCó nhận xét gì về số răng của đĩa và líp? Chi tiết nào quay nhanh hơn?Vì sao?
sVì sao cần phải truyền chuyển động từ đĩa đến líp?
Gọi 1 Hs đọc thông tin trong SGK.
sTại sao cần truyền chuyển động cho các bộ phận máy?
Gọi nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận.
Đọc SGK
Quan sát
-Gồm đĩa xích, líp và dây xích
-Líp và đĩa bố trí cách xa nhau
-Líp có chuyển động quay nhờ ăn khớp với dây xích
-Số răng của đĩa nhiều hơn líp. Líp quay nhanh hơn vì có số răng ăn khớp ít hơn.
Đọc thông tin SGK
Nhận xét, bổ sung
Ghi nhận
I. Tại sao cần truyền chuyển động :
 Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau , song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu .
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động 
1.Truyền động ma sát, truyền động đai.
Trình bày hai mô hình ø truyền động ma sát. 
Quay hai mô hình cho cùng chuyển động. 
sHãy chỉ ra vật dẫn và vật bị dẫn của bộ truyền đai?Vì sao?
sBộ truyền đai chuyển động nhờ vào hiện tượng gì?
Gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
sThế nào là truyền động ma sát ?
Cho Hs quan sát tranh Hình 29.1SGK. 
sBộ truyền đai có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
sDây đai , bánh đai làm bằng vật liệu gì?Vì sao làm bằng vật liệu đó?
Gv thực hiện quay bộ truyền đai. Yêu cầu Hs nêu nguyên lí làm việc.
 Trình bày thông tin tỉ số truyền. 
 i===
sCó nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay?
 Tỉ số truyền mang ý nghĩa gì?
*Bài tập ứng dụng
Một bộ truyền đai có kích thước các bánh như sau:bánh dẫn (D1=300cm), bánh bị dẫn (D2= 600cm) .
-Hãy cho tỉ số truyền i của bộ truyền trên.
-Giả sử bánh dẫn quay với tốc độ n1 =9000vòng /phút thì bánh bị dẫn quay với tốc độ bao nhiêu?
Gọi 1Hs đọc đề bài. 
Cho Hs thảo luận nhóm
Quan sát
Quan sát
-Bánh truyền chuyển động :vật dẫn, Bánh nhận chuyển động :vật bị dẫn.
-Bộ truyền đai chuyển động nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai
Quan sát
-Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai
-Làm bằng vải nhiều lớp, cao su,...
-Làm bằng thép
Quan sát
Nêu nguyên lí làm việc.
-n2 tỉ lệ nghịch với D2, tỉ lệ thuận với D1
-Xác định tốc độ quay và đường kính bánh đai.
i=1/2
n2=4500 vòng/phút
Đọc đề bài
Thảo luận nhóm
Trình bày kết quả
II. Bộ truyền chuyển động :
	1. Truyền động ma sát – truyền động đai :
	- Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn .
a. Cấu tạo truyền động đai :
	- Gồm bánh dẫn , bánh bị dẫn và dây đai .
b. Nguyên lí làm việc :
	Bánh dẫn quay ma sát bánh bị dẫn quay 
i : tỉ số truyền 
nbd , n2 : tốc độ quay của trục bị dẫn 
nd , n1 :tốc độ quay của trục dẫn 
D1 : đường kính bánh dẫn 
D2 : đường kính bánh bị dẫn
c. Ứng dụng :
- Bộ truyền động đai có cấu tạo đơn giản , làm việc êm , ít ồn .
- Được sử dụng rông rãi trong nhiều loại máy.
2. Truyền động ăn khớp :
	a. Cấu tạo bộ truyền động
- Bộ truyền động bánh răng gồm : bánh dẫn , bánh bị dẫn 
- Bộ truyền động xích gồm : đĩa dẫn , đĩa bị dẫn , xích .
b. Tính chất :
i: tỉ số truyền .
n2 : tốc độ quay của trục bị dẫn
n1 :tốc độ quay của trục dẫn
Z1 :số răng bánh dẫn 
Z2 : số răng bánh bị dẫn 
c. Ứng dụng :
- Truyền động bánh răng : dùng cho đồng hồ, hôïp số xe gắn máy . . .
- Truyền động xích : dùng cho xe đạp, xe gắn máy, máy nâng . . .
4. Củng cố :	
	- Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ?
	-Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay ? lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động .
	 - Đĩa xích xe đạp có 50 răng , đĩa líp có 20 răng . tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn ?
	5. Dặn dò:
 - Học phần ghi nhớ.
 - Xem trước bài 30. 
 +Nghiên cứu Vì sao cần biến đổi chuyển động?
 +Sưu tầm các loại cơ cấu BĐCĐ: tay quay-thanh trượt, tay quay-con lắc
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 13 Ngày soạn: 
Tiết: 26 Ngày giảng:
Bài 30 : BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức : Hiểu được cấu tạo , nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng .
	2. Thái độ : Có hứng thú ham thích tìm tòi kĩ thuật.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Tài liệu tham khảo : 
	· Công nghệ 8 (sgk – NXB Giáo Dục.)
	· Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
	· Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8, Trung học cơ sở – NXB Hà Nội 2004.
	- Phương tiện :
	· Mô hình cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, cơ cấu thanh răng – bánh răng, cơ cấu vít – đai ốc.
	2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Xem Trước bài 30 “Biến đổi chuyển động”. 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1. Ổn định lớp 	
	2. Kiểm tra bài cũ	
	- Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ?
	- Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? lập công thức tính tỉ sốn truyền của các bộ truyền động .
	3. Bài mới	
	Từ một dạng chuyển động ban đầu , muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động , là khâu nối giữa động cơ và các bộ phhận công tác của máy . Để hiểu được cấu tạo , nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu chuyển động thường dùng : Cơ cấu tay quay – con trượt ; cơ cấu tay quay – thanh lắc , chúng ta cùng nghiên cứu bài : “Biến đổi chuyển động” . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần phải biến đổi chuyển động 
* GV cho HS quan sát hình 30.1 và mô hình .
GV : Tại sao kim máy khâu lại chuyển độâng tịnh tiến được?
GV : Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai?
HS : Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động.
HS : chuyển động của các chi tiết :
+ chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc
+ chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống.
+ chuyển động của vô lăng là chuyển đông quay tròn.
+ chuyển động của kim máy : chuyển đông lê xuống.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động :
 - Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị .
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động 
* GV cho HS hình 30.2 
GV : Hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt.?
GV : Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động như thế nào?
* Cho HS quan sát hình 30.4 và mô hình :
GV : Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy chi tiết?
HS : Cấu tạo gồm : tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
HS : Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn.
HS : Cơ cấu gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động .
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt ).
a. Cấu tạo :
 - Gồm tay quay 1 , thanh truyền 2 , con trượt 3 và giá đỡ 4.
 - Ngoài khớp tịnh tiến giữa con trượt với giá , các khớp động còn lại đều là khớp quay .
b. Nguyên lí làm việc :
 - Khi tay quay 1 quay quanh trục A ,đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn , làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 .
c. Ứng dụng :
 - Các loại máy như : máy khâu đạp chân , ôtô , . . .
 - Ngoài cơ cấu trên , trong kĩ thuật còn dùng các cơ cấu bánh răng- thanh răng , vít – đai ốc .
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay-thanh lắc ).
a. Cấu tạo :
 - Gồm tay quay 1 , thanh truyền 2 , con trượt 3 và giá đỡ 4.
b. Nguyên lí làm việc :
 - Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A , thông qua thanh truyền 2 , làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó .
c. Ứng dụng :
 - Được dùng trong nhiều loại máy như : máy dệt , máy khâu đạp chân , xe tự đẩy, . . .
4. Củng cố :	
	- Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt?
	- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt , bánh răng – thanh răng?
 - Trình bày cấu tạo , nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – thanh lắc?
	5. Dặn dò	
	- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
	- Xem trước bài 31 “Thực hành truyền chuyển động”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
***********************************************
Tuần: 14 Ngày soạn: 6/11/2012
Tiết: 27 Ngày giảng: 13/11/2012
Bài 31. Thực hành: 
TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức : Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền chuyển động .
	2. Kỹ năng : Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền động .
	3. Thái độ : Có tác phong làm việc đúng quy trình .
	II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Tài liệu tham khảo : 
	· Công nghệ 8 (sgk – NXB Giáo Dục.)
	· Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
	· Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8, Trung học cơ sở – NXB Hà Nội 2004.
	- Phương tiện :
	· Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động xích.
	2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Xem Trước bài Thực hành 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1. Ổn định lớp : 	
	2. Kiểm tra bài cũ : 	
	- Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt?
	- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt , bánh răng – thanh răng?
 - Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – thanh lắc?
	3. Bài mới:
 Giới thiệu bài : Trong cơ cấu , chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác . Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động , người ta gọi vật truyền chuyển động (cho vật khác) là vật dẫn , còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn . Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật , chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với chuyển động của vật dẫn . Nếu chuyển động của chúng thuộc cùng 1 dạng (quay hoặc tịnh tiến) to gọi đó là cơ cấu biến đổi chuyển động , nếu không cùng 1 dạng sẽ gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động . Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí của một số bộ truyền biến đổi chuyển động , biết được cách tháo lắp và kiển tra tỉ số truyền của các bộ truyền động , chúng ta cùng làm bài thực hành “truyền chuyển động”
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị 
* Chia tổ học sinh, phát dụng cụ thực hành.
* Nhân dụng cụ, điền các thông tin cơ bản vào phần báo cáo
Chuẩn bị :
	Xem SGK/96
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành 
* Phân nhóm, bố trí dụng cụ và thiết bị theo từng nhóm.
* Hướng dẫn HS cách tính toán tỉ số truyền lí thuyết và thực tế 
1./ Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.
2./ lắp ráp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền.
3./ tìm hiể cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kì.
Các nhóm thực hịên thao tác theo mô hình
* HS tính toán tỉ số truyền lí thuyết và thực tế ghi kết quả vào báo cáo thực hành 
II. Nội dung và trình tự thực hành .
1.Đo đường kính bánh đai , đếm số răng của các bánh đai và đĩa xích 
2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền :
3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kì .
4. Tổng kết – nhận xét – đánh giá - dặn dò :	
	- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
	- Đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
	- Ôn lại các bài đã học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần: 14 Ngày soạn: 9/11/2012
Tiết: 28 Ngày giảng: 16/11/2012
Bài 32 : VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: - Hiểu được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
 - Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
	 - Có ý thức tiết kiệm điện năng.
2. Kĩ năng: Mô tả được các quy trình sản xuất diện năng
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm điện năng.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - GV: Tranh hình 32.1, 32.2, 32.3
Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình. 
 - HS: đọc bài khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra Bài cũ: 
 3. Bài mới 
 GT :điện năng có vai trò rất lớn, quan trọng trong đời sống con người, đem lại cho con người nền văn minh. Vậy điện năng được sản xuất như thế nào và có vai trò gì ta nghên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện năng 2
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung ghi bảng
- Gọi HS đọc phần 1.Hỏi: điện năng là gì?
- Nhận xét, giải thích.
- Treo tranh H32.1 yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, tóm tắt quy trình sản xuất điện năng.
- GV nhận xét
- Năng lượng đầu vào và đầu ra của trạm phát điện dùng năng lượng nhiệt, thủy năng, gió, mặt trời là gì ?
- GV nhận xét, giải thích thêm
- Đọc sgk. Trả lời: Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
- HS quan sát hình, tóm tắt quy trình theo sơ đồ.
- Thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng bởi 3 nhà máy: nhiệt điện thủy điện và điện nguyên tử. Đại diện trình bày, GV nhận xét, giải thích thêm
I - Điện năng :
1- Điện năng là gì ?
- Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
2- Sản xuất điện năng :
a) Nhà máy nhiệt điện :
- Nhiệt năng Than đun nóng nước® hơi nước làm quay® tua bin quay® máy phát điện phát® điện năng.
b) Nhà máy thủy điện :
Thủy năng của nước làm quay® tua bin làm quay® máy phát điện phát ® điện năng.
c) Nhà máy điện nguyên tử :
- Năng lượng nguyên tử các chất phóng xạ ( Urani ...), đun nóng nước ® quay tua bin hơi® tạo ra điện năng
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền tải điện năng 
- Các nhà máy điện : Thủy điện YALY, Hàm Thuận, Đami, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy điện Phú Mỹ, truyền tải bằng dây 500 KW, 220 KV để đưa đến khu dân cư hạ áp 220 V- 380 V.
- Các nhà máy điện xây dựng ở đâu ?
- Nhận xét
- Hỏi: Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi sử dụng như thế nào?
- Cấu tạo của đường dây truyền tải điện gồm các phần tử gì?.
- Nhận xét, chốt kiến thức
- HS nghe GV giới thiệu, ghi vào vở.
- Sông chảy mạnh, nơi mỏ than lớn. 
- Dùng dây dẫn điện để truyền tải điện năng.
- Trụ, dây dẫn cao, hạ áp.
3- Truyền tải điện năng :
- Đường dây dẫn điện có chức năng truyền tải điện từ nhà máy điện tới nơi tiêu thụ.
Hoạt động 3: Vai trò của điện năng 
- Điện năng sử dụng rất rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Em hãy nêu ví dụ điện năng sử dụng trong các lĩnh vực nào ? 
- Nhận xét
- Điện năng có vai trò ntn ?
- HS điền ví dụ vào chỗ trống SGK. Trình bày:
+ Công nghiệp: máy cơ khí, máy hàn.
+ Nông nghiệp: máy bơm,lò xấy
+ Giao thông: tín hiệu đèn.
- Nêu vai trò điện năng (sgk)
II- Vai trò của điện năng.
- Điện năng có vai trò quan trọng.
- Là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các nhà máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống xã hội.
- Giúp cuộc sống con người có đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
4.Củng cố
 - GV yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
- Cho Hs trả lời câu hỏi sgk
5. Hướng dẫn về nhà 
 	 	- Về học bài 
 	-Trả lời lại các câu hỏiSGK
 	- Đọc và chuẩn bị trước bài 33.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 15 Ngày soạn: 13/11/2012
Tiết: 29 Ngày giảng: 20/11/2012
Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức : Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện , sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người .
	2. Kỹ năng : Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống .
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Tài liệu tham khảo : 
	· Công nghệ 8, SGK – NXB Giáo Dục.
	· Sách Giáo viên Công nghệ 8, Công nghiệp – NXB Giáo Dục.
	· Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8, Trung học cơ sở – NXB Hà Nội 2004.
	- Phương tiện :
	· Tranh minh hoạ an toàn điện và các dụng cụ an toàn điện.
	2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Xem Trước bài 33 “An toàn điện”. 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1. Ổn định lớp : 	
	2. Kiểm tra bài cũ : 	
	- Chức năng của nhà máy điện là gì ?
	- Chức năng của đường dây dẫn điện là gì ?
	3. bài mới : 	
	Giới thiệu bài: Từ xa xưa , khi chưa có điện , con người đã bị chết do dòng điện sét . Ngày nay , khi con người sản xuất ra điện , dòng điện cũng có thể gây ra nguy hiểm cho con người . Vậy , những nguyên nhân nnào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó ? Đó là nội dung của bài học hôm nay: “An toàn điện” .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Vì sao xảy ra tai nạn điện ?
* Kết hợp sử dụng tranh ảnh, GV hướng dẫn HS nêu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện
* Một số nguyên nhân 
	Do chạm trực tiếp vào vật mang điện như: dây dẫn điện trần, dây dẫn hở cách điện, đồ dùng bị rò điện, sữa chữa điện không cắt nguồn điện.
 	Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
	Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
I. Vì sao xảy ra tai nạn điện ?
	1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện :
	- Như chạm dây dẫn hở cách điện , đồdùng điện bị rò điện , sửa chữa điện không cắt nguồn điện .
	2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp .
 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
Hoạt động 2 : Một số biện pháp an toàn điện 
* GV cho HS quan sát tranh, thảo luận đưa ra một số biện pháp an toàn điện.
GV : Tại sao phải che chắn các thiết bị điện như: cầu dao,cầu chì?
HS : Che chắn thiết bị nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
II. Một số biện pháp an toàn điện :
Để phòng nhừa tai nạn điện ta phải :
	- Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện .
	- Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện .
	- Giữ khoản cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp
4. Củng cố :	
	- Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào ?
	- Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì ?
 - Hãy điền những hành động đúng ( Đ ) hay ( S ) vào ô trống dưới đây :
Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp . 	S 
Thả diều gần đường dây điện . 	S 
Không buộc trâu , bo ,  vào cột điện cao áp .	Đ 
Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp . 	Đ 
Chơi gần dây néo , dây chằng cột điện cao áp . 	S 
Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp .	S 
	5. Dặn dò	
	- Đọc kĩ phần ghi nhớ.
	- Xem trước bài 34 “Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
*************************************************
Tuần: 15 Ngày soạn: 16/11/2012
Tiết: 30 Ngày giảng: 23/11/2012
Bài 34 . THỰC HÀNH : DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1. Kiến thức : - Hiểu được công dụng , cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện .
	2. Kỹ năng : Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện . 
3. Thái độ : Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện 
	II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Tài liệu

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12671620.doc
Giáo án liên quan