Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ I (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận dạng được các khối tròn xoay thương gặp: Như hình trụ, hình nón, hình cầu.

- Biểu diễn được hình chiếu của các khối tròn xoay trên bản vẽ.

2. Kỹ năng:

- Học sinh đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu theo đúng các bước. Nhận dạng được các khối tròn xoay thương gặp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị tranh vẽ các hình của Bài 6 SGK

- Mô hình các khối tròn xoay: Hình trụ, hình nón ,hình cầu.

- Các mẫu vật như: Vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số: 8A:.

 8B:.

 8C:.

2. Kiểm tra:

- GV trả bài báo cáo thực hành

- Hình chiếu là gì ? nêu tên gọi , vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật?

3. Dạy học bài mới:

 

docx72 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ I (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giác, tích cực độc lập làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- đề, đáp án, bảng điểm.
2. Học sinh:
- Ôn tập chuẩn bị bài để kiểm tra. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
-Không kiểm tra.
3. Dạy học bài mới:
A. Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Hình chiếu của vật thể
1 câu
(0.5d)
1 câu
(1d)
1 câu
(3d)
3 câu
(4.5d)
Bản vẽ khối đa diện, khối tròn xoay
2 câu
(1d)
1 câu
(2d)
3 câu
(3d)
Biểu diễn ren
1 câu
(2d)
1 câu
(2d)
Hình cắt
1 câu
(0.5d)
1 câu
(0.5d)
Tổng
5 câu
(3d)
2 câu
(4d)
1 câu
(3d)
8 câu
(10d)
B. Đề bài:
I-Trắc nghiệm: (4,0 điểm) 
 Câu 1 (2,0 điểm):Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em chọn là đúng :
1-Hình chiếu cạnh có hướng chiếu :
 A)Từ trái sang phải. B)Từ phải sang trái.	
 C)Từ trên xuống . D)Từ trước tới.
2-Hình chiếu đứng , hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh của hình nón là :
	A)Ba hình tam giác.	C)Hai hình tròn,một hình tam giác cân
 B)Ba hình tròn.	D)Hai hình tam giác cân, một hình tròn.
3-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể :
	A)Trước mặt phẳng cắt. B)Trong mặt phẳng cắt.
 C)Sau mặt phẳng cắt. D)Trên mặt phẳng cắt.
4-Hình chiếu đứng , hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật là :
	A) Ba hình tam giác.	 C) Ba hình chữ nhật
	B) Sáu hình tròn.	 D)Sáu hình vuông
Câu 2 (2,0 điểm) : Cho các vật thể A; B;C ;D và các bản vẽ hình chiếu 1; 2; 3; 4 sau đây :
Hãy đánh dấu X vào bảng dưới 
đây để chỉ rõ sự tương quan của 
các vật thể và các hình chiếu: 
 Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
1
2
3
4
II-Tự luận : (6 điểm)
Câu 3: Nêu vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ. (1,0 điểm):
Câu 4: Có những loại ren nào ? Nêu quy ước vẽ ren? (2,0 điểm):
Câu 5: Vẽ các hình chiếu của vật thể sau (3,0 điểm):
C. Đáp án + Thang điểm:
I-Trắc nghiệm : (4,0đ) 
Câu 1(2đ): Mỗi câu chọn đúng đạt (0,5đ)
1
2
3
4
A
D
C
C
 Câu 2 ( 2đ ): Mỗi kết quả đúng đạt ( 0,5 đ )
 Vật thể
Hình chiếu
A
B
 C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
II-Tự luận :
Câu 3:
- Vị trí hình hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng (0,5đ )
- Vị trí hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.(0,5đ )
Câu 4: 
- Có 2 loai ren là : Ren ngoài (ren lỗ) và ren trong (ren trục)	(0,5đ)
- Quy ước vẽ ren:
+ Với ren nhìn thấy (1đ )
* Đường đỉnh ren vẽ đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
* Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ 
vẽ hở 3/4 vòng.
+ Ren bị che khuất (0,5đ)
* Đường đỉnh ren , đường chân ren,đường giới hạn ren được vẽ bằng nét
đứt
Câu 5: Trình bày (vẽ) đúng bản vẽ của vật thể :
+ Hình chiếu đứng : 1,0đ
+ Hình chiếu bằng :1,0đ
+ Hình chiếu cạnh : 1,0đ
4. Củng cố:
- GV thu bài làm của HS.
- Đánh giá, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các nội dung đã học.
- Xem trước bài 17: Vật liệu cơ khí. Giờ sau học.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
Phần kiểm tra của TTCM-BGH
Hải Lựu, ngày tháng năm 2018
__________________________________________________________________
Ngày giảng: ..........................
PHẦN HAI : CƠ KHÍ
Chương III. GIA CÔNG CƠ KHÍ
Tiết 17
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được vật liệu kim loại màu,kim loại đen : thành phần , tỉ lệ các bon, các loại vật liệu thép.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được vật liệu phi kim loại : đặc điểm ,tính chất, công dụng của chất dẻo ,cao su.
3. Thái độ:
-Trình bày được tính chất của vật liệu cơ khí ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bộ mẫu vật liệu cơ khí.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
	Không kiểm tra
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại cơ khí phổ biến. 
HS: Đọc phần giới thiệu.
? Vật liệu cơ khí được chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào.
HS: - Đọc yêu cầu tìm hiểu phần I, thực hiện yêu cầu, nhận xét, so sánh.
GV: Kết luận.
HS: Đọc phần a.
? Tên các kim loại đen.
? Thành phần chủ yếu của kim loại đen.
? Nêu hàm lương cacbon trong thép, gang
? Tên các loại gang, so sánh.
? Tên các loại thép, so sánh.
? Ứng dụng của thép, gang.
GV: Cho HS quan sát mẫu vật : thép, gang
HS: Quan sát mẫu vật: đồng và hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm.
? Thực hiện yêu cầu tìm hiểu vào bảng phần 1b.
GV: Chữa, nhận xét.
HS: Quan sát đọc tên vật liệu phi kim loại và chất dẻo.
? Điền vào bảng các chất dẻo tương ứng với các dụng cụ đã cho ?.
GV: Nhận xét điều chỉnh.
HS: Tìm hiểu về cao su.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của vật liệu cơ khí. 
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu các tính chất của vật liệu cơ khí.
? Nêu các tính chất cơ bản.
? Nêu khái niệm về tính chất cơ học.
? Cho VD về tính chất cơ học.
HS: Nêu nhận xét về tính chất vật lí. 
+ Thép, đông, nhôm. cao su.
GV: Cho VD giải thích.
HS: So sánh tính chống ăn mòn của cao su với thép
HS: Đọc yêu cầu tìm hiểu, trả lời
HS: Đọc phần ghi nhớ
GV: Cho VD giải thích tính công nghệ.
? Tính chất công nghệ có tầm quan trọng như thế nào trong chế tạo sản phẩm.
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
1. Vật liệu kim loại.
a. Kim loại đen.
- Thành phần chủ yếu là sắt và cácbon.
+ Thép : Tỉ lệ C <= 2,14%
+ Gang : Tỉ lệ C > 2,14%
- Gang: Trắng, xám, dẻo.
- Thép: + Thép cácbon: xây dụng.
 + Thép các bon tốt thường làm trong dụng cụ gia đình và chi tiết máy :
-Ví dụ : *dụng cụ gia đình :lưỡi cưa ,lưỡi đục,dao ....
*Chi tiết máy :dao tiện ....
 b. Kim loại màu.
- Dễ kéo dài, dát mỏng.
- Chống ăn mòn cao.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
+ Đồng.
+ Nhôm.
*Ví dụ: hợp kim đồng: làm các chi tiết máy và dụng cụ gia đình: nồi , chảo rán , đúc chuông, khánh....
*Hợp kim nhôm:dây điện ,chảo rán , pit tông, xi lanh....
2. Vật liệu phi kim loại.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Dễ gia công, không bị ôxi hóa, ít mài mòn.
a. Chất dẻo.
 -Chất dẻo nhiệt:nhiệt độ nóng chảy thấp,nhẹ,dẻo, không dẫn điện,không bị oxi hóa ,ít bị hóa chất tác dụng,dễ pha màu và có khả năng chế biến lại.
*Vídụ: làm rổ rá ,cốc ,dép ,can,....
- Chất dẻo nhiệt rắn: được hóa rắn ngay sau khi ép dưới áp suất,nhiệt độ gia công.Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao ,nhẹ ,không dẫn điện , không dẫn điện ,dùng làm bánh răng, ổ đỡ, vỏ bút máy....
b. Cao su:dẻo ,đàn hồi , khả năng giảm chấn tốt , cách điện và cách âm tốt.
- Cao su tự nhiên: đệm ...
- Cao su nhân tạo: săm , lốp ,....
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
1. Tính cơ học :Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của lực bên ngoài.
- Tính cứng.
- Tính dẻo.
- Tính bền.
2. Tính chất vật lí:
- Nhiệt nóng chảy.
- Tính dẫn điện.
- Tính dẫn nhệt.
- Khối lượng riêng.
3. Tính chất hoá học.
-Tính chịu axít.
- Tính chống ăn mòn.
4. Tính chất công nghệ.
- Khả năng gia công của vật liệu.
4. Củng cố:
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Học sinh trình bày các tính chất của vật kiệu cơ khí?
5. Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong trang 63 sgk.
- Chuẩn bị đọc trước bài : Dụng cụ cơ khí .
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 18
DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được hình dáng một số loại dụng cụ cơ khí thông dụng.
- Phân chia được nhóm dụng cụ đo, dụng cụ tháo lắp kẹp chặt , dụng cụ gia công.
2. Kỹ năng:
- Mô tả được cấu tạo , nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí.
3. Thái độ:
- Sử dụng đúng công dụng của các dụng cụ .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án bài giảng, nghiên cứu SGK, bộ dụng cụ cơ khí: Búa , dũa, kìm ,khoan .thước, tovit, êto, ....
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài, sưu tầm một số dụng cụ cơ khí.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
	Nêu một số tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? 
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra.
HS: Nhận dụng cụ tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
? Kể tên các dụng cụ đo chiều dài và nêu cách sử dụng, công dụng của chúng ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
HS: Dùng thước lá, thước cuộn đo chiều dài cái bàn học.
HS: Kể tên các loại thước đo góc và cách sử dụng thước đo góc vạn năng ?.
GV: Nhận xét, điều chỉnh, nêu cách đo.
Hoạt động 2: 
GV: Cho HS quan sát các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
HS: Sử dụng một số dụng cụ để tháo lắp một số chi tiết.
Hoạt động 3: 
GV: Cho HS quan sát các dụng cụ gia công.
HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ da công ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra.
1. Thước đo chiều dài.
a. Thước lá.
- Bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn, không gỉ
- dùng để đo, xác định kích thước.
2.Thước đo góc .
Ê ke,ke vuông, thước đo góc vạn năng: Dùng để đo và kiểm tra góc vuông.
II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
- Mỏ lết: tháo lắp đai ốc, bu long. ( thay đổi được kích cỡ ).
- Cờ lê: tháo lắp các đai ốc, bu long.
- Tua vít: tháo lắp các loại vít.
- Etô: dùng để kẹp chặt.
- Kìm: kẹp chặt và cắt vật liệu.
III. Dụng cụ gia công.
- Búa: dùng để đóng, tháo.
- Cưa: cắt vật liêu bằng kim loại
- Đục: đục lỗ, cắt vật liệu.
- Dũa: mài, dũa vật liệu tạo độ nhẵn , phẳng.
4. Củng cố:
- HS: Đọc phần ghi nhớ SGK 
? nêu công dụng của một số dụng cụ cơ khí.
5. Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 70 sgk.
- Chuẩn bị bài : Cưa và đục và dũa kim loại.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 19
CƯA , ĐỤC VÀ DŨA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm về cưa và dũa kim loại.
2. Kỹ năng:
- Trình bày được nội dung của các thao tác khi cưa và dũa kim loại để đảm bảo năng suất và an toàn.
3. Thái độ:
- Biết được quy tắc an toàn, và có ý thức an toàn trong quá trình gia công cơ khí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án bài giảng, dụng cụ : cưa, dũa, mẫu vật .
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
1. Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra; công dụng của chúng?
2. Hãy nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt ? 
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: Treo tranh cho HS quan sát, tìm hiểu.
HS: Quan sát, trả lời các câu hỏi của GV.
? Nêu khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay?.
? Em có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại ?.
GV: Nhận xét.
HS: Ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật cưa.
HS: Quan sát cưa tay, trả lời các câu hỏi.
? Nêu cấu tạo của cưa tay ?.
? Nêu cách chọn chiều cao của êtô ?.
GV: nhận xét kết luận
HS: Ghi nhớ.
HS: Tìm hiểu, nêu thao tác cưa.
GV: Nhận xét, mô tả lại tư thế đứng và thao tác cưa.
HS: Thực hiện lại, ghi nhớ.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về an toàn khi cưa.
HS: ? Nêu các quy định an toàn khi cưa ?. Nếu không thực hiện đúng mỗi quy định, có thể xảy ra việc đáng tiếc nào ?.
GV: Nhận xét và giải thích cho HS về việc cần thực hiện tốt an toàn khi cưa.
Hoạt động 2: 
GV: Treo tranh cho HS quan sát, tìm hiểu.
HS: Quan sát, trả lời các câu hỏi của GV.
? Hãy nêu mục đích của việc dũa kim loại và việc chuẩn bị khi dũa ?.
GV: Nhận xét và điều chỉnh.
HS: Trình bày cách cầm dũa và thao tác dũa.
GV: Nhận xét, bổ sung, thực hiện mẫu.
HS: Tìm hiểu, thực hiện thao tác, ghi nhớ.
GV: Điều chỉnh các thao tác của HS.
HS: Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi của GV.
? Thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn khi dũa ?
GV: Bổ sung, thống nhất
HS: Ghi nhớ.
I. Cắt kim loại bằng cưa tay.
1. Khái niệm.
Là dạng gia công thô dùng lực tác động làm lưỡi cưa qua lại để cắt vật liệu.
Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh.
-Cưa tay gồm: Khung cưa,vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay nắm.
2. Kĩ thuật cưa.
a. chuẩn bị.
Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.
Lấy dấu trên vật cần cưa.
Chọn êtô.
Gá kẹp vật lên êtô.
b. Tư thế đứng và thao tác cưa.
Đứng thẳng, góc giữa 2 chân là 750.
Tay phải nắm cán cưa.
Tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
Thao tác kết hợp 2 tay: đẩy cắt kim loại, kéo về không cắt kim loại.
3. An toàn khi cưa
Kẹp vật phải đủ chặt
Lưỡi cưa căng vừa phải
Đỡ vật trước khi cưa đứt
Không thổi mạt cưa.
III. Dũa.
1. Kĩ thuật dũa.
a. Chuẩn bị.
Chọn êtô.
Kẹp vật dũa.
b. Cách cầm dũa và thao tác dũa
Đẩy dũa tạo lực cắt.
Kéo về nhanh, nhẹ nhàng.
2. An toàn khi dũa.
- Bàn dũa phải chắc chắn, vật dũa phải kẹp chăt.
- Không được dùng dũ không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
4. Củng cố:
- HS: Đọc phần ghi nhớ trang 73 và 77 sgk. 
? Nhắc lại một số quy tắc an toàn trong khi cưa và dũa. 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc tìm hiểu phần đục và khoan kim loại.
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi trang 73 và 77 sgk.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: Đo kích thước bằng thước lá và thước cặp
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 20
THỰC HÀNH: ĐO KÍCH THƯỚC BẰNG THƯỚC LÁ, THƯỚC CẶP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đo được kích thước của vật mẫu bằng thước lá và thước cặp.
2. Kỹ năng:
- Lấy dấu và vạch được dấu trên tấm phẳng bằng mũi vạch và chấm dấu.
3. Thái độ:
- Rèn luyện kĩ năng lao động, tính cần cù, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Vật liêu: 1 khối hình hộp, 1 khối hình tròn giữa có lỗ. 
- Dụng cụ: thước lá và thước cặp.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài, sưu tầm mẫu vật: 1 khối hình hộp, 1 khối hình tròn giữa có lỗ. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
	Nêu những kĩ thuật cơ bản khi cưa và dũa kim loại ? 
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: Nêu mục tiêu và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS: Tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: 
GV: Nêu các nội dung và trình tự các bước thực hành.
HS: Quan sát ghi nhớ.
GV: Tiến hành thao tác mẫu cho HS quan sát:
- Cách dùng thước lá để xác định kích thước.
- Cách dùng thước cặp để xác định đường kính ngoài, đường kính trong và chiều sâu lổ.
HS: Ghi nhớ các bước, thao tác thực hiện làm mẫu của GV.
GV: Hướng dẫn HS ghi kết qủa vào bảng báo cáo thực hành.
HS: Ghi nhớ.
Hoạt động 3: 
I. Chuẩn bị.
Vật liệu:1 khối hình hộp , 1 khối hình trụ
Dụng cụ : thước lá ,thước cặp , ke vuông , 
ê ke .
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp.
a) Đo kích thước bằng thước lá.
- Đo kích thước của khối hình hộp.
b) Đo bằng thước cặp.
Quy trình đo: kiểm tra vị trí “0” của thước cặp ; thao tác đo: thao tác của tay trái và tay phải để kẹp vật đo , xiết chặt vít hãm; đọc trị số đo được.Chú ý vị trí thước và tầm mắt khi đọc; xác định vị trí vạch “0” của du xích trên thước cặp ; xác định trị số đo
- Đo đuờng kính ngoài, đường kính trong và chiều sâu.
III. Báo cáo thực hành.
- Bảng báo cáo thực hành trang 81 sgk.
4. Củng cố:
- GV: Đánh giá, nhận xét tiết học thực hành của học sinh.
- Ý thức chấp hành nội quy giờ thực hành.
- Cho HS tự đánh giá tiết thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà:
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Tập đo với các mẫu vật khác.
- Chuẩn bị bài sau: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
Phần kiểm tra của TTCM-BGH
Hải Lựu, ngày tháng năm 2018
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: ...................................
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Tiết 21
KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy,nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng .
- Trình bày được khái niệm mối ghép ; mô tả được mối ghép động , mối ghép cố địnhvà liên hệ với thực tế lấy ví dụ .
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá các chi tiết máy.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trục trước xe đạp ,bu lông, vòng bi
2. Học sinh:
- Sưu tầm vật mẫu : cụm trục trước xe đạp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	8A:...........................
	8B:............................
	8C:............................
2. Kiểm tra:
- Không kiểm tra
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về khái niệm chi tiết máy.
HS: Tìm hiểu và nêu công dụng của từng phần tử trong hình vẽ 24.1 SGK .
(Cụm trục trước xe đạp được cấu thành từ 5 phần tử : trục 2 đấu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc; đai ốc hãm côn có nhiệm vụ giữ côn ở lại một vị trí. Đai ốc ,vòng đệm : lắp trục với càng xe. Côn cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục
GV: Nhận xét, điều chỉnh.
? Nêu đặc điểm chung của các phần tử ?
HS: Tìm hiểu, sau đó nêu khái niệm chi tiết máy.
HS: Kể tên các chi tiết máy của chiếc xe đạp, xe máy ?.
? Những chi tiết nào có ở cả hai sản phẩm ?
GV: Nhận xét, điều chỉnh.
HSQS hình 24.2 SGK
HS: Nêu khái niệm về loại chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.
GV: Thống nhất và nêu một số ví dụ.
HS: Ghi nhớ.
Hoạt động 2:
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về ghép nối chi tiết.
HS: Tìm hiểu và nêu khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động.
GV: Nhận xét, điều chỉnh, thống nhất.
? Chiếc xe đạp của em có những kiểu mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép đó?.
HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
I. Khái niệm về chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì ?.
 - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy : là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa.
- VD: Đai ốc, bánh răng, lưỡi cưa.
2. Phân loại chi tiết máy.
a. Chi tiết có công dụng chung.
- Là những chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như chi tiết bu lông , đai ốc, bánh răng , lò xo ....
b. Chi tiết có công dụng riêng.
- Là những chi tiết được sử dụng trong một loại máy nhất định như : trục khuỷu ,khung xe đạp, kim máy khâu ....
II. Chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào ?.
a) Mối ghép cố định.
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau gồm :
+ Mối ghép tháo được: như ghép bằng ren,then,chốt...
+ Mối ghép không tháo được: như ghép bằng đinh tán,bằng hàn
b) Mối ghép động.
Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau.(bánh ròng rọc và trục).
4. Củng cố:
- HS: Đọc ghi nhớ SGK 
- Quan sát xung quanh lớp học cho biết có những loại mối ghép nào? Nêu tác dụng của từng loại mối ghép đó?(MG bản lề cửa sổ , cửa ra vào...)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi trang 85 sgk.
- Chuẩn bị bài sau: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được.
- Sưu tầm mối ghép bằng ren ,mối ghép bằng đin

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12720191.docx
Giáo án liên quan