Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ

- Dựa vào kiến thức môn Ngữ văn đã học ta có thể giải thích từ luân canh.

+ Luân là luân phiên.

+ Canh là canh tác.

Vậy luân canh là luân phiên canh tác.

- Tùy theo từng vùng, từng khu vực mà chúng ta có thể lựa chọn hình thức:

+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.

+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.

+ Luân canh giữa cây trồng nước với nhau.

- Giáo viên lưu ý khi xây dựng công thức luân canh chúng ta cần chú ý đến mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu sâu, bệnh của mỗi loại cây. Vì nếu gieo trồng các loại cây cùng tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng liên tục sẽ làm cho đất thiếu chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây và với sâu, bệnh cũng vậy.

- Lấy ví dụ về luân canh cây trồng ở địa phương mình?

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21 - BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được các khái niệm và tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ. 
- Xác định được những lợi ích và nhược điểm nảy sinh, đề xuất biện pháp khắc phục khi thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng diễn giải.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn đời sống.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự đánh giá và đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Kế hoạch dạy học, phiếu học tập.
- Tranh ảnh về luân canh, xen canh, tăng vụ.
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Yêu cầu học sinh đóng vai tình huống.
Phân vai tình huống:
+ Học sinh 1: đóng vai người dẫn chuyện.
+ Học sinh 2: đóng vai cô năm
+ Học sinh 3: đóng vai cô bảy
* Lưu ý phần nội dung tình huống ở phía sau kế hoạch dạy học.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của
 giáo viên, quan sát và lắng nghe.
TIẾT 21 – BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU VỀ LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các mô hình sau và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
* Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.
Mô hình 1: Trên cùng một diện tích đất,trồng các vụ sau:
Vụ 1: Ngô
Vụ 2: Dưa leo 
Vụ 3: Lúa
Mô hình 2:trên cùng một diện tích đất, trồnghai loại cây sau:
Cao su – Khoai mì
Mô hình 3: trên cùng một diện tích đất
Trong một năm trồng 1 vụ:
Lúa xuân: từ tháng 1- 5
*Giáo viên lưu ý hiện nay không áp dụng trồngmột vụ trong năm nữa.
Trong một năm trồng hai vụ hoặc ba vụ,.:
Vụ 1: Lúa xuân: từ tháng 1- 5
Vụ 2: Lúa hè thu: từ tháng 5 - 10
1. Luân canh
- Giáo viên tổ chức nhận xét phiếu học tập số 1 ở cột (1) 
+ Mô hình 1 là luân canh vì: trồng luân phiêncác loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất.
+ Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất.
- Giáo viên kết luận
- Dựa vào kiến thức môn Ngữ văn đã học ta có thể giải thích từ luân canh.
+ Luân là luân phiên.
+ Canh là canh tác.
Vậy luân canh là luân phiên canh tác.
- Tùy theo từng vùng, từng khu vực mà chúng ta có thể lựa chọn hình thức:
+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.
+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.
+ Luân canh giữa cây trồng nước với nhau.
- Giáo viên lưu ý khi xây dựng công thức luân canh chúng ta cần chú ý đến mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu sâu, bệnh của mỗi loại cây. Vì nếu gieo trồng các loại cây cùng tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng liên tục sẽ làm cho đất thiếu chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây và với sâu, bệnh cũng vậy.
- Lấy ví dụ về luân canh cây trồng ở địa phương mình?
2. Xen canh
- Giáo viên tổ chức nhận xét phiếu học tập số 1 ở cột (2).
+ Mô hình 2 là xen canh vì: trồng xen giữa hai loại cây trồng trên một diện tích.
+ Xen canh trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu.
- Giáo viên kết luận
- Giáo viên lưu ý để đảm bảo cho việc xen canh có kết quả cần chú ý đến các yếu tố :
+ Mức độ tiêu thụ dinh dưỡng.
+ Độ sâu của rễ.
+ Tính chịu bóng râm.
- Trên một thửa ruộng người ta trồng một nữa là ớt, một nữa là ngô, có gọi là xen canh không? Vì sao?
- Yều cầu học sinh xem video nói về việc áp dụng phương thức trồng xen canh. 
- Qua đoạn video vừa xem cho ta thấy điều gì khi áp dụng phương thức xen canh cây trồng?
3. Tăng vụ
- Giáo viên tổ chức nhận xét phiếu học tập số 1 ở cột (3).
+ Mô hình 3 là tăng vụ vì: tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất.
+ Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất.
- Giáo viên kết luận
- Liên hệ thực tế: ở khu vực Xã An Nhứt thuộc Huyện Long Điền đã trồng được 3 vụ lúa trong năm trên cùng diện tích đất: đông xuân – Hè thu – Vụ mùa. Vì gần khu vực đó có đập thủy lợi nên có đầy đủ nước cung cấp cho cây trồng và kết hợp với việc sử dụng giống ngắn ngày.
* Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu : Phối hợp luân canh, xen canh, tăng vụ để tăng hiệu suất canh tác, làm giàu nitơ cho đất (luân canh, xen canh với cây họ đậu, ...), tăng hiệu suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế.
Cá nhân: học sinh quan hình ảnh và đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.
- Nhóm: cá nhân trình bày kết quả trả lời các câu hỏi trước nhóm. Các thành viên khác nghe, góp ý, bổ sung. Cuối cùng, thống nhất kết quả làm việc của cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Học sinh các nhóm có thể nêu được:
+ Mô hình 1 là luân canh vì: trồng luân phiêncác loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất.
+ Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất.
- Học sinh ghi bài
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh liên hệ thực tế nêu được có thể nêu được:
Lúa – Dưa hấu
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Học sinh các nhóm có thể nêu được:
+ Mô hình 2 là xen canh vì: trồng xen giữa hai loại cây trồng trên một diện tích.
+ Xen canh trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, ánh sáng, chất dinh dưỡng
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Cá nhân học sinh:
+ Thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét và bổ sung.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể nêu được: không phải là xen canh vì không trồng xen giữa nhau.
- Học sinh xem video.
- Cá nhân học sinh:
+ Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả với giáo viên.
+ Nhận xét và bổ sung.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể trả lời được: khi áp dụng phương thức xen canh cây trồng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Qua câu hỏi này học sinh có thể trả lời được: 
+ Mô hình 3 là tăng vụ vì: tăng thêm số vụ trong năm.
+ Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất.
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh lắng nghe.
I. Luân canh, xen canh, tăng vụ:
Luân canh :
Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất.
2. Xen canh:
Trên cùng một diện tích, trồng xen hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu.
3. Tăng vụ :
Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất.
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU VỀ TÁC DỤNG LUÂN CANH, XEN CANH , TĂNG VỤ
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK mục II trang 51 và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
* Lưu ý phiếu học tập ở phía sau kế hoạch dạy học.
- Giáo viên tổ chức nhận xét.
Giáo viên kết luận 
- Cá nhân: học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- Nhóm: cá nhân trình bày kết quả trả lời các câu hỏi trước nhóm. Các thành viên khác nghe, góp ý, bổ sung. Cuối cùng, thống nhất kết quả làm việc của cả nhóm. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Qua phiếu học tập này học sinh có thể trả lời được:
(1): Tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng.
(2): Giảm sâu, bệnh.
(3): Đất, ánh sáng.
(4): Giảm sâu, bệnh.
(5): Sản phẩm thu hoạch.
- Học sinh ghi bài.
II.Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ : 
- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.
- Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu, bệnh.
- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1). Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thử tài làm nông dân”
* Cách chơi: Từ các cây trồng sau: lúa, đậu tương, ngô, dưa hấu.
Thảo luận nhóm:
- Sắp xếp một công thức luân canh hợp lí (3 loại cây) và một công thức xen canh hợp lí (2 loại cây).
- Sau đó lấy 2 nhóm nhanh nhất lên trình bày. 
2). Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy.
* Lưu ý sơ đồ tư duy ở phía sau kế hoạch dạy học.
- Cá nhân: học sinh đọc kĩ nội dung của phần trò chơi, vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để hoàn thành trò chơi.
- Nhóm: cá nhân trình bày trước nhóm kết quả của mình. Các thành viên khác góp ý, bổ sung, thảo luận và thống nhất kết quả .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả với giáo viên.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
- Cá nhân: học sinh vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Nhóm: cá nhân trình bày trước nhóm kết quả của mình. Các thành viên khác góp ý, bổ sung, thảo luận và thống nhất kết quả .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Bổ sung, chỉnh sửa kết quả nếu còn sai xót.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vận dụng những kiến thức đã học trả lời câu hỏi sau: Canh tác liên tục một số loại cây trồng trên cùng một mảnh đất sẽ gặp khó khăn gì?
- Tìm hiểu xem ở địa phương mình thường áp dụng một số phương thức canh tác nào? Kể tên và đưa ra ví dụ cho phương thức canh tác đó để góp phần làm tăng thêm hiệu quả kinh tế?
- Học sinh về nhà thực hiện, ghi chép đầy đủ kết quả làm bài tập 
- Học sinh đưa cho cha, mẹ hoặc người thân đọc, góp ý, viết ý kiến nhận xét vào cuối bài tập.
- Đầu giờ học sau chia sẻ, báo cáo kết quả bài tập trước lớp và đánh giá kết quả.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Khuyến khích, động viên HS thực hiện hoạt động này bằng cách yêu cầu học sinh tra cứu trên mạng internet để tìm hiểu xem ở Tiền Giang người ta thường áp dụng phương thức canh tác nào để góp phần làm tăng thêm năng suất, tăng thu nhập cho gia đình? Kể tên và đưa ra dẫn chứng về loại cây trồng áp dụng.
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối SGK trang 51
- Chuẩn bị trước bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.
Hoạt động này dành cho những học sinh có nhu cầu mở rộng kiến thức, không bắt buộc tất cả học sinh phải thực hiện. Học sinh thực hiện ở gia đình, cộng đồng.
TÌNH HUỐNG
* Người dẫn chuyện: cô bảy và con gái của cô bảy đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng gọi:
* Cô năm: - Cô bảy ơi! Có nhà không cô bảy ơi?!
* Cô bảy: - Ai đó? Tìm tôi có việc gì không?
* Người dẫn chuyện: Cô bảy đáp và lăng xăng đi ra cổng.
* Cô bảy: Mèn ơi, tưởng ai. Cô năm hả? Vào nhà chơi cô ơi!
* Người dẫn chuyện: thế là cô bảy và cô năm cùng vào nhà và ngồi trò chuyện.
* Cô năm nói: Cô bảy nè hôm trước tôi mới dự chuyên đề của hội khuyến nông huyện mình đó cô. Ở đó họ khuyên người dân mình nên áp dụng nhiều phương thức canh tác trên diện tích đất của mỗi hộ. Vì có như thế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng tôi phân vân quá cô bảy ơi. Không biết có đúng vậy không nữa?
* Cô bảy đáp lời: Ối trời ơi! Nhà tôi có áp dụng chi nhiều phương thức canh tác đâu. Chỉ cần độc canh là đủ nè.
* Cô năm: Nhưng.
* Người dẫn chuyện: thế là cô năm càng phân vân hơn nữa. Không biết giữa cô năm và cô bảy ai là người nói đúng hả các bạn? Các phương thức canh tác mà cô năm nói là gì? Nó mang lại hiệu quả ra sao? Còn độc canh như cô bảy nói là gì? Nó có hiệu quả thực sự như cô bảy nói không? Hôm nay chúng ta cùng nhờ thầy giáo của chúng ta giải đáp các bạn nhé!
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Luân canh
(Cột 1)
Xen canh
(Cột 2)
Tăng vụ
(Cột 3)
1) Mô hình nào là luân canh? Tại sao ? 
.
.
.
.
2) Luân canh là gì? 
.
.
.
.
1) Mô hình nào là xen canh? Tại sao? 
...........
...........
...........
...........
2) Xen canh là gì?
...........
...........
...........
1) Mô hình nào là tăng vụ? Tại sao?
..
..
....................................
..
2) Tăng vụ là gì? 
....................................
....................................
....................................
....................................
HỌC TẬP SỐ 2
Đọc thông tin SGK mục II trang 51hoàn thành bảng sau:
Luân canh làm cho đất tăng......(1).................và(2)............
Xen canh sử dụng hợp lí .(3).và..(4)
Tăng vụ góp phần tăng thêm .(5).
(1): 
(2):
(3):
(4):
(5):
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Điền vào dấu ? những từ hoặc cụm từ sao cho phù hợp:
SƠ ĐỒ TƯ DUY

File đính kèm:

  • docBai 21 Luan canh xen canh tang vu_12688019.doc
Giáo án liên quan