Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :

 - Biết được tác hại của sâu, bệnh.

 - Hiểu được khái niệm về về côn trùng và bệnh cây .

 - Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại.

II. Chuẩn bị :

 - Nghiên cứu sách giáo khoa.

 - Tranh ảnh phục vụ cho quá trình học (SGK).

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học :

1.Tổ chức ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 ? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì ? Có những cách nào để tăng

được số lượng cây giống ?

 Hs : Lên bảng trả lời câu hỏi.

 Gv : Nhận xét câu trả lời câu hỏi của học sinh, cho điểm.

 3.Bài mới

ĐVĐ: Trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.Trong đó sâu, bệnh là 2 nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Bài hôm nay ta nghiên cứu sâu, bệnh hại cây trồng.

 

doc131 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13
Tiết 25
Ngày soạn: 18/11/2018
Ngày dạy: 23/11/2018
BÀI 24 
GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG.
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
-Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm,hiểu được quy trinhd , thời vụ gieo hạt cây rừng.Nêu rừ cỏc cụng việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
-Cú sự cẩn thận khi gieo trồng cây rừng
II. Chuẩn bị.
- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.Tranh vẽ hình 37, 38.
- 1 bầu đất có kích thước đúng quy trình.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
Hoạt động 1 : Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
Gv : cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
? Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì ?
? Cách xử lý hạt giống đối với cây rừng là gì ?
? Phương pháp dốt hạt áp dụng với những loại cây nào ?
? Phương pháp bằng lực cơ học áp dụng đối vơi những loại hạt nào ?
?Lấy ví dụ minh hoạ phương pháp kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm ?
? Em hãy cho biết mục đích cơ bản của các biện pháp kỉ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo 
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
 1. Đốt hạt.
 2. Tác động bằn lực cơ học.
3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
Mục đích : Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước – kích thích mầm phát triển nhanh đều, diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về kỹ thuật gieo hạt .
? Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ ?
? Gieo hạt vào tháng nắng nóng và ma
to có tốt không ?
? Tại sao ít khi gieo hạt vào tháng gia lạnh ?
? Cho hs nhắc lại các cách gieo hạt để học phần trồng trọt ?
? Nêu qui trình gieo hạt ?
Gv : hớng dẫn hs trả lời sau đó kết luận lại cácqui trình.
 ? Tại sao phải sàng đất lấp hạt ?
? Bảo vệ luống gieo hạt nhằm mục đích gì ?
II. Gieo hạt.
 1. Thời vụ gieo hạt
- Gieo hạt vào lúc thời tiết ấm và mưa nhỏ.
 2. Qui trình gieo hạt 
Gieo hạt à lấp đấtà che phủ à tới 
nước à phun thuốc trừ sâu, bệnh bảo vệ luống gieo.
ðChống nắng nóng và ngăn chăn trâu bò.
ð Sau khi gieo xong phải phun thuốc luống gieo và vật liệu che phủ nhằm phòng trừ sâu bệnh chông chuột và côn trùng.
Hoạt động 3 : Chăm sưóc vườn ươm cây rừng.
? Chăm sóc vườn gieo ươm nhằm mục đích gì ?
Cho hs quan sát H 38 SGK (Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng ).
? Qua các hình a, b, c,d nêu các công việc chăm sóc vườn ?
? Theo em cần có những biện pháp chăm sóc nào nữa ?
? Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp em có thể cho biết do những nguyên nhân nào ?
Gv : cho hs thảo luận và trả lời
Gv : chốt lại .
III. Chăm sóc vườn ơm cây rừng.
- Mục đích chăm sóc : Cây sống đạt tỉ lệ cao và chất lượng tốt.
- Các công việc chăm sóc :
 + Che mưa, che nắng ( Hình a).
 + Tới nước (Hình b).
 + Phun thuốc ( Hình c).
 + Làm cỏ xới đất
 + Bón phân thúc.
 + Tỉa và cấy cây.
Do nguyên nhân thời tiết xấu, sâu bệnh (côn trùng) cắn hỏng hạt hoặc ăn hạt, bệnh làm thối hạt và thối rễ mầm. Chăm sóc chưa đạt yêu cầu.
4. Củng cố.
- Gọi 1à2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Gv hệ thống lại toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập sách giáo khoa.
- Đọc trước bài 25. 
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13
Tiết 26
Ngày soạn: 18/11/2018
Ngày dạy: 24/11/2018
BÀI 25 : THỰC HÀNH
GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT.
 I. Mục tiêu : 
 Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.
II. Chuẩn bị.
- Mỗi nhóm thực hiện gieo hạt vào 10- 15 bầu đất
- Mỗi nhóm cần chuẩn bị vật t thiết bị nh sau :
 + Đất và phân bón theo tỉ lệ:89% đất tơi xốp ;10% phân chuông ủ hoai ; 1% lân.
 + Hạt giống đã xử lí : 2-3 hạt trên 1 bầu đất.
 + Túi bầu nilon 15 túi/ nhóm.
 + Tranh vẽ qui trình gieo hạt
 + Dụng cụ : Các nhóm : cuốc, xẻng, dùi hay dao để cấy cây, chậu hay thùng đựng vật liệu, bình tưới hoa sen.
 + Vật liệu che phủ : rơm khô mục, cành là hoặc giàn che 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ: Khụng
3. Tiến hành thực hành.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1.Tìm hiểu công việc thực hành.
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành
GV: Kiểm tra vật liệu dụng cụ của học sinh, thời vụ gieo hạt, quy trình gieo hạt.
GV: Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh, khi tiếp xúc với đất, phân bón, an toàn lao động khi dùng dụng cụ.
- I. Chuẩn bị.
-Làm được các thao tác kỹ thuật theo quy trình gieo hạt vào bầu.
HĐ2.Tổ chức thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác
HS: Quan sát
Bước1: Giáo viên giới thiệu quy trình gieo hạt vào bầu đất bằng hình vẽ.
GV: Làm mẫu các thao tác, trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, gieo hạt, che phủ và tưới nước luống bầu.
Bước2: Cho hỗn hợp đất phân bón vào bầu.
Bước 3: Gieo hạt
Bước 4: Che phủ.
HS: Quan sát tiến hành thao tác theo 4 bước.
GV: Giới thiệu cách cấy cây con vào bầu đất sau đó thực hiện các thao tác mẫu.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu quy trình gieo hạt vào bầu đấtbằng hình vẽ.
GV: Làm mẫu các thao tác, trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, gieo hạt, che phủ và tưới nước luống bầu.
Bước 2: Cho hỗn hợp đất phân bón vào bầu.
Bước 3: Cấy cây.Bước 4: Che phủ.
HS: Thực hiện quy trình cấy cây vào bầu đất.
II. Quy trình thực hành.
1.Gieo hạt vào bầu đất.
Bước1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88- 89% đất mặt. 10% phân hữu cơ ủ hoại và 1-2 % supe lân.
Bước2: Cho hỗn hợp đất, phân vào bầu, nén chặt xếp thành hàng.
 Bước3: gieo hạt vào bầu ( 2-3 hạt) vào giữa bầu, lấp kín.
Bước 4: Che phủ bằng rơm, rác mục, cắm cành lá tươi, tưới nước, phun thuốc.
2.Thực hành cấy cây con vào bầu đất.
Bước 1: Trộn đất.
Bước 2: Cho đất vào bầu
Bước 3: Dùng dao tạo hốc giữa bầu đất, độ sâu, sâu hơn dễ, đặt bộ dễ thẳng đứng vào hốc - ép kín cổ dễ.
Bước 4: Che phủ bằng giàn, cành lá tươi, cắm trên luống, tưới ẩm bằng hoa sen.
4.Củng cố
- HS: Thu dọn dụng cụ, vật liệu vệ sinh.- các nhóm đánh giá kết quả thực hành.
- GV: Đánh giá kết quả của học sinh.
- Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ở địa phương.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà tiếp tục thao tác mẫu
- Đọc và xem trước bài 26, 27 chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14
Tiết 27
Ngày soạn: 25/11/2018
Ngày dạy: 28/11/2018
BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Biết được thời vụ trồng rừng.
- Biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ 41, 42, 43.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Gv : Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân nhân : sai phạm trong kỉ thuật trồng rừng là một trong các nguyên nhân cơ bản. Nhưng sau khi cây đã trồng được chăm sóc như thế nào thì tốt ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu đợc các vấn đề đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thời vụ trồng rừng
Gv : cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
? Em hãy cho biết thời vụ trồng rừng ở các miền ở nước ta?
? Trồng rừng không đúng thời vụ có tác hại như thế nào ?
I. Thời vụ trồng rừng.
 - Miền bắc : mùa xuân và mùa thu.
 - Miền Trung và miền Nam: vào mùa mưa .
Hoạt động 3 : Tiến hành làm đất trồng
Gv : giới thiệu về các kích thước của hố trồng cây.
? Em hiểu như thế nào về kích thước 30*30*30 (cm).
? Dựa vào hình vẽ gv trình bày thứ tự các công việc đào hố trồng nơi hoang hoá.
? Sau khi đào hố tại sao phải làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố.
? Tại sao khi lấp đầy hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước.
II. Làm đất trồng.
 1. Kích thước hố
 + Loại I : 30 *30*30.
 + Loại II : 40*40*40.
 2. Kỉ thuật đào hố.
 + Phát dọn cỏ dại đào hố, xới cỏ xung quanh miệng hố.
 + Lấy lớp đất màu đem trộn với phân lân.
 + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
Hoạt động 4 : Trồng rừng bằng cây con.
? Hãy quan sát và sắp xếp lại thứ tự các bước cho đúng với qui trình kĩ thuật trong H. 42, 43 ?
? Mô tả các bước kĩ thuật trồng cây rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần.
? Tại sao trồng cây rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại đợc ít áp dụng trong sản xuất ?
? Tại sao trồng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta ? 
? Theo em những vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng các loại cây con nào ?
III. Trồng rừng bằng cây con.
 1. Trồng cây con có bầu : 
 + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
 + Rạch võ bầu đất.
 + Đặt bầu vào lỗ trong hố.
 + Lấp và nén đất.
 + Vun gốc.
 2. Trồng cây con rễ trần.
 + Tạo lỗ trong hố đất.
 + Đặt cây vào lỗ trong hố.
 + Nén đất.
 + Vun gốc. 
4. Củng cố : 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 -3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 28.
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14
Tiết 28
Ngày soạn: 29/11/2018
Ngày dạy: 01/12/2018
BÀI 27: CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.
- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ 44.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS	Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc.
? Mục đích của việc chăm sóc rừng là gì?
? Giải thích tại sao sau khi trồng cây rừng từ 1 – 3 tháng phải chăm sóc ngay?
? Giải thích tại sao giảm chăm sóc khi rừng khép tán (sau 3 – 4 năm)?
I. Thời gian và số lần chăm sóc.
 1. Thời gian:
 Sau khi trồng cây rừng từ 01 đến 03 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay,chăm sóc liên tục đến 4 năm.
 2. Số lần chăm sóc: 
-Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. 
-Năm thứ 3 và năm thứ 4 chăm sóc 1 đến 2 lần
Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
? Nguyên nhân nào làm cho cây rừng sau khi trồng phát triển chậm, thậm chí chỉ còn chết hàng loạt?
Gv: Từ những nguyên nhân trên nên con người phải tác động, cải tạo môi trường sống để cây trồng sinh trưởng mạnh, có tỷ lệ sống cao. 
? Vậy cần phải làm gỡ để bảo vệ và chăm súc cõy trồng?
II.Những công việc chăm sóc sau khi trồng.
 1. Làm rào bảo vệ.
 2. Phát quang.
 3. Làm cỏ.
 4. Xới đất, vung gốc
 5. Bón phân.
 6. Tỉa và dặm cây.
Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút
1. Đề kiểm tra 15 phút 
Câu 1: Em hãy nêu nhiệm vụ của trồng rừng?
Câu 2: Nêu các biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm?
Câu 3: Các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?
2. Đáp án
Câu 1: (3 điểm) Nhiệm vụ của trồng rừng là: (Đúng mỗi ý được 1 điểm)
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. 
+ Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chắn bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển...)
+ Trồng rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
Câu 2: (3 điểm) Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là: 
(Đúng mỗi ý được 1 điểm)
+ Đốt hạt: Thường dùng cho các loại hạt vỏ dày và cứng (lim, dẻ, xoan...), có thể đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vảy nước cho hạt ẩm.
+ Tác động bằng lực: Thường dùng cho các hạt vỏ dày và khó thấm nước (trẩu, lom, trám...) có thể tác động 1 lực lên hạt nhưng không làm hại phôi....
+ Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm
Câu 3: (4 điểm) Các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng là:
+ Che phủ (che mưa, che nắng)
+ Tưới nước
+ Bón phân
+ Làm cỏ, xới đất
+ Phòng trừ sâu, bệnh hại
+ Tỉa cây
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15
Tiết 29
Ngày soạn: 02/12/2018
Ngày dạy: 04/12/2018
CHƯƠNG II: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
BÀI 28 : KHAI THÁC RỪNG
I. Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Phân biệt được các loại khai thác rừng, hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay và biết được các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác rừng
- Rèn luyện ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cho hs
 - Rèn luyện sự yêu thích học môn công nghệ
II. Chuẩn bị.
Bảng phụ+Hình vẽ sgk phóng to 
Sgk+ sgv+ tltk
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức ổn định lớp : 
2. kiểm tra bài cũ : 
? Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm ?
? Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì ?
Hs : Lên bảng trả lời. Gv : nhận xét cho điểm.
3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Gv : Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây, chất, chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản : khai thác bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu, kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại khai thác rừng.
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
? Dựa vào bảng trên hãy so sánh các điểm giống nhau và khác nhau về các chỉ tiêu và kĩ thuật của các loại khai thác rừng?
? Tại sao không được khai thác trắng rừng ở nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ ?
? Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì ?
BVTHMT: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên rừng nếu không .
Hs : thảo luận nhóm với nội dung các câu hỏi trên.
Hs : trả lời các ý kiến, các ý kiến khác bổ sung.
I. Các loại khai thác rừng
Loại khai thác rừng
Số lượng cây chặt
Số lần chặt
Thời gian chặt
Cách phục hồi
Khai thác trắng
Toàn bộ cây rừng
Một lần chặt
Trong 1 năm khai thác
Trồng rừng
Khai thác dần
Toàn bộ cây rừng
Ba, bốn lần chặt 
Năm đến mười năm
Rừng tự phục hồi = TSTN
Khai 
thác chọn
Chọn chặt một
Kéo dài
Kéo dài
Rừng tự phục hồi = TSTN
Hoạt động 3 : Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Gv : hướng dẫn HS tìm hiểu tình trạng rừng hiện nay về : 
? Diện tích rừng tự nhiên hiện nay như thế nào ?
? Chất lượng rừng cây gỗ tốt (lim, táu) trước đây so với hiện nay như thế nào ?
? Rừng gỗ tốt và sản lượng cao chỉ còn ở những vùng nào ?
? Xuất phát từ tình hình rừng trên đây, việc khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo các điều kiện nào ?
? Gv : dùng bảng phụ và yêu cầu Hs điền vào nội dung thích hợp vào chổ trống trong các câu sau :
+ Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu nơi có độ dốc .
+ Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng
? Các điều kiện khai thác rừng trên đây nhằm mục đích gì ?
Đại diện từng nhóm đứng dậy trả lời.
BVTHMT: Cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng đó cũng chính là bảo vệ môi trương sống bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta
Hs : Hoạt động nhóm
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.
+ Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng.
+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
+ Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ đất không phải trồng lại rừng
Hoạt động 4 : Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác
Gv : hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình rừng sau mỗi loại khai thác( thực vật, đất) và biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác?
? Tình hình rừng sau khi khai thác trắng như thế nào? Biện pháp phục hồi ra sao? 
? Tình hình sau khi khai thác chon và khai thác dần như thế nào? Biện pháp phục hồi như thế nào ? Bằng các biện pháp cụ thể nào 
III. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
 1. Rừng đã khai thác trắng.
Trồng rừng theo hướng nông- lâm kết hợp
 2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn.
- Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi
4. Củng cố 
- Gv : hệ thống lại nội dung bài học; - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập sách giáo khoa.- Chuẩn bị bài 29 và tìm các ví dụ minh hoạ cho các tác hại của việc phá rừng và cháy rừng 
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn: 06/12/2018
Ngày dạy: 07/12/2018
BÀI 29 : 
BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
 I. Mục tiêu :
 Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng.
 II. Công tác chuẩn bị.
 Tranh ảnh minh hoạ Hình 49-Rừng bị tàn phá
 III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức ổn định lớp :sĩ số 
 Lớp 7A:
 Lớp 7B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ những yêu cầu nào ?
? Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng ?
Hs : Lên bảng trả lời.
Gv : nhận xét cho điểm
3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Gv :Rừng nước ta đang giảm mạnh về số lượng và chất lượng, chính các hoạt động của con người chính là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng gây ra nhiều tham hoạ như lũ quét, hạn hán . Bảo vệ rừng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống cộng đồng dân cư. Bài học này giúp ta hiểu biết được cơ bản về bảo vệ và khoang nuôi rừng - gv ghi mục bài lên bảng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng.
? Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 - 1945 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm.
? Hãy tìm các dẫn chứng để minh hoạ tác hại của việc phá rừng ?
Gv : Dùng tranh minh hoạ.
Gv : Kết luận
I. Ý nghĩa
 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng
? Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì ?
?Tài nguyên rừng gồm các thành phần nào ?
?Để đạt mục đích trên phải áp dụng triệt để các biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Gv : hướng dẫn họ

File đính kèm:

  • docGA ca nam_12679210.doc