Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Vân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.

- Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết

3. Thái độ: Có ý thức say sưa học tập về kĩ thuật chăn nuôi và biết vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

 GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK

 HS: Đọc SGK, xem hình vẽ

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

 A. Hoạt động tạo tình huống học tập:

* Mục tiêu:

 - Xác định được một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận về các hình ảnh sau và cho biết các bức ảnh muốn nói về giống vật nuôi nào?

 

doc78 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bò.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin hình 64 SGK cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi?
HS: Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của thức ăn, phân loại.
1. Thức ăn vật nuôi.
- Các loại vật nuôi: Trâu, lợn và gà
- Trâu bò ăn được rơm vì có hệ sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
- Gà ăn thóc rơi vãi trong rơm, còn lợn không ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu hoá
KL: Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng 
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
 * Mục tiêu: 
- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi - Hình thành năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát bảng 4 SGK trang 100. Em hiểu gì về bảng 4?
HS: Đọc thông tin nghiên cứu bảng 4 nhận xét được thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn khác nhau là khác nhau.
? Hãy nhận xét nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng?
HS: Nguồn gốc thực vật: Rau muống, khoai lang, rơm, lúa ngô bắp. Nguồn gốc động vật: Bột cá
? Em có nhận xét gì về thành phần dinh dưỡng của 1 loại thức ăn.
HS: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng của 1 loại thức ăn không giống nhau.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 65 hoạt động nhóm và cho biết tên các loại thức ăn?
HS: Quan sát dựa vào thông tin bảng 4 nêu được:
a. Rau muống d. Ngô hạt
b. Rơm lúa e. Bột cá
c. Củ khoai lang
GV: Yêu cầu HS kết luận về thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi?
- Trong bảng có 5 loại thức ăn.
+ Thức ăn động vật giàu Prôtein: bột cá.
+ Thức ăn thực vật: Rau xanh
+ Thức ăn củ: Khoai lang
+ Thức ăn có hạt: Ngô
+ Thức ăn xơ: Rơm, lúa.
- Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau.
 Hoạt động3: luyện tập:5p
* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Phương thức: 
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
2) Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
* Gợi ý sản phẩm: 
1) Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
2) Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng:2p
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập 
- Phát triển năng lực tự học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm hiểu thêm xem các loại vật nuôi như dê, cừu.. vì sao chúng lại ăn được cỏ, rơm
HS: Tự làm ở nhà
* Gợi ý sản phẩm: Vì dạ dày của các vật nuôi trên gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều VSV sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa cỏ, rơm của chúng được thuận lợi.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày ... Tháng ....Năm 2020
Ký Duyệt
Ngày soạn: / /2020 : 
Ngày dạy:.... .............. Lớp:
TIẾT 37: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng.
- Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:
 GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
 HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:
 Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p
* Mục tiêu:
- Nêu được kq biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua 
đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: 
1)Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
2) Theo em những thành phần dinh dưỡng được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả
- Đánh giá nhận xét
* Gợi ý sản phẩm: 
1) Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng là nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
2) Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới
 Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
 * Mục tiêu: 
- Biết được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
GV: Yêu cầu HS đọc bảng SGK và thông tin 1 và 2 SGK trang 102
HS: Đọc bảng và thông tin
? Có 1 kg thịt mông lợn em hãy cho biết phần nào là prôtin, phần nào là lipit?
HS: Phần mỡ là lipit, phần nạc là prôtein.
? Vật nuôi ăn lipit vào dạ dày, đến ruột và biết đổi thành chất gì?
HS: Thành glyxerin + axit béo
? Vật nuôi ăn prôtein vào dạ dày, ruột, biến đổi thành chất gì?
HS: Thành axít amin.
? Em hãy lấy một số ví dụ về thức ăn vật nuôi là gluxit?
HS: Gạo, ngô, khoai, sắn.
? Vật nuôi ăn gluxit vào dạ dày, ruột, biến đổi thành chất gì?
HS: Thành Gluco.
? Các thành phần H2O, khoáng và các vitamin biến đổi như thế nào khi qua cơ quan tiêu hoá của vật nuôi?
HS: Không biến đổi.
GV: Yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập số 1 điền khuyết.
HS: Điền được: 1. axít amin; 
 2. Glyxerin và axitbéo; 
 3. Gluxit; 
 4. Ion khoáng.
1. Hãy đọc, biểu bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sau:
+ Sự tiêu hoá thức ăn vật nuôi.
- Qua đường tiêu hoá của vật nuôi thức ăn Protêin biến đổi thành axit amin.
- Lipit biến đổi thành Glyxêrin và axit béo
- Gluxit biến đổi thànhGlucô ( đường ).
- Nước, khoáng, vitamin không biến đổi.
+ Sự hấp thụ thức ăn.
Nước, khoáng, vitamin được hấp thụ qua ruột vào máu Prôtêin được hấp thụ dưới dạng axit amin, Lipit được hấp thu dưới dạng glixêrin và axit béo. Gluxit hấp thụ dưới dạng gluco.
2. Em hãy dựa vào bảng trên, điền vào chỗ trống của các câu dưới đây có trong vở bài tập để thấy được kết quả của sự tiêu hoá thức ăn.
- Axít amin
- Glyxêrin, axít béo.
- Gluxít.
- Ion khoáng.
 Hoạt động2. 2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
 * Mục tiêu: 
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
- Hình thành năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và bảng 6 SGK tr 103.
HS: Đọc thông tin nghiên cứu bảng 6.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận (6 phút) theo phiếu học tập.
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
GV: Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả.
HS: Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ xung
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
 Hoạt động3: luyện tập:5p
* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Phương thức: 
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Thức ăn vật nuôi được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
2) Nêu vai trò của thức ăn vật nuôi?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
* Gợi ý sản phẩm: 
1) Thức ăn vật nuôi được cơ thể vật nuôi tiêu hóa 
- Protêin biến đổi thành axit amin.
- Lipit biến đổi thành Glyxêrin và axit béo
- Gluxit biến đổi thành Glucô ( đường ).
- Nước, khoáng, vitamin không biến đổi.
2) Vai trò: 
- Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Cung cấp cho vật nuoi các chất dinh dưỡng để vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
Hoạt động 4:Vận dụng và mở rộng:2p
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập 
- Phát triển năng lực tự học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm một số thức ăn vật nuôi là gluxit? 
HS: Tự làm ở nhà
* Gợi ý sản phẩm: Gạo, ngô, sắn, khoai...
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày ... Tháng ....Năm 2020
Ký Duyệt
Ngày soạn: / /2020 
Ngày dạy:.... .............. Lớp:
TIẾT 38: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
- Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại thức ăn và phương pháp chế biến từng loại thức ăn.
3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, 
năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:
 GV: Bảng phụ, tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến thức ăn.
 HS: Liên hệ phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:
 Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p
* Mục tiêu:
- Biết được mục đích, phương pháp chế biến, dự trữ một số loại thức ăn vật nuôi. 
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát các hình ảnh sau:
? Hãy cho biết các hình ảnh đó cho ta biết điều gì?
- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả
- Đánh giá nhận xét
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Thức ăn vật nuôi rất quan trọng ? Tại sao phải chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi?
? Có những phương pháp nào chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi? Để trả lời được các câu hỏi đó chúng ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay
 Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p
 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn: 
 * Mục tiêu: 
- Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. 
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
GV: Ở lớp 6 ta đã biết mục đích việc chế biến thực phẩm cho người, ở vật nuôi cũng phải qua chế biến thì vật nuôi mới ăn được.
? Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa ... nhằm mục đích gì? ( Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh...).
? Khi cho gà vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? (Phù hợp với mỏ gà vịt).
? Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì? ( Có mùi thơm, phá hủy chất độc có trong đậu tương).
? Vậy chế biến thức ăn vật nuôi nhằm mục đích gì?
? Hãy liên hệ thực tế gia đình em đã chế biến thức ăn cho vật nuôi như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL.
? Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực ... thường có mùa vụ, mùa hè thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì?
? Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì? (dự trữ cho trâu bò ăn dần).
? Để có thóc, ngô, khoai, sắn... cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì? ( khoai lang thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; sắn thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; ngô, thóc phơi khô cất vào chum vại).
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, KL.
 ? Dự trữ thức ăn cho vật nuôi để làm gì?
? Gia đình em đã dự trữ thức ăn cho vật nuôi chưa? cho ví dụ?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét, KL.
1. Chế biến thức ăn.
- Làm tăng mùi vị tăng tính ngon miệng của vật nuôi
- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng
- Khử bỏ chất độc hại
2. Dự trữ thức ăn.
- Giữ thức ăn lâu hỏng
- Đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
Hoạt động2. 2: Tìm hiểu phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn: 
 * Mục tiêu: 
- Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được vd thực tế để minh họa.
- Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình hay địa phương.
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
HS: Đọc thông tin
GV: Treo hình 66 trang 105 SGK.
HS: Nghiên cứu hình.
? Nêu các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
HS: Trình bày các phương pháp: Cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt, ủ men, hỗn hợp, đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trang 105.
HS: Hoàn thành bài tập.
Phương pháp vi sinh: 4
Phương pháp hoá học: 6, 7
Phương pháp vật lý: 1, 2, 3.
Phương pháp hỗn hợp: 5
? Các loại thức ăn nào sử dụng phương pháp chế biến vi sinh, hoá học, vật lý, hỗn hợp.
HS: Trình bày: Phương pháp vi sinh là thức ăn giàu tinh bột. Phương pháp hoá học là thức ăn tổng hợp, thức ăn nhiều xơ. Phương pháp vật lý là thức ăn thô xanh, thức ăn hạt, có chất độc hại, khó tiêu.
HS: Quan sát hình 6, 7 SGK, đọc nghiên cứu thông tin.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập trang 106
HS điền: Làm khô, ủ xanh.
? Có các phương pháp dự trữ thức ăn nào?
HS: Trả lời được 2 phương pháp làm khô và ủ xanh.
? Các phương pháp này áp dụng với loại thức ăn nào?
HS: Trả lời.
? Theo em ở địa phương phương pháp dự trữ thức ăn nào hay được dùng nhất? Cho ví dụ.
HS: Nhận biết từ thực tế cuộc sống: phơi rơm, thái lát sắn, khoai rồi phơi khô.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- Phương pháp vật lý
- Phương pháp vi sinh
- Phương pháp hoá học.
* Kết luận 
 (Sgk/ 105 )
2. Các phương pháp dự trữ thức ăn.
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy (điện, than ).
- Dự trữ thức ăn ở dạng nước (ủ xanh ).
 Hoạt động3: luyện tập:5p
* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
* Phương thức: 
GV: Đưa ra câu hỏi:
1) Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
2) Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
* Gợi ý sản phẩm: 
1) Phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi để:
 - Làm tăng mùi vị tăng tính ngon miệng của vật nuôi
- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng
- Khử bỏ chất độc hại
- Giữ thức ăn lâu hỏng
- Đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
2) Phương pháp thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta là dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy (điện, than ).
Hoạt động 4:Vận dụng và mở rộng:2p
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập 
- Phát triển năng lực tự học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy tìm một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ở địa phương.
HS: Tự làm ở nhà
* Gợi ý sản phẩm: HS tự đưa ra câu trả lời
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày ... Tháng ....Năm 2020
Ký Duyệt
Ngày soạn: / /2020 
Ngày dạy:.... .............. Lớp:
TIẾT 39: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Nêu được căn cứ để phân loại thức ăn vật nuôi
- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích nhận biết kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ: Có ý thức trong việc sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:
 GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, hình vẽ 68.
 HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:
 Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p
* Mục tiêu:
- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
* Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát các hình ảnh sau:
? Hãy cho biết các hình ảnh trên cho ta biết điều gì?
- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả
- Đánh giá nhận xét
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Trong bài trước chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất ra các loại thức ăn. Sản xuất ra nhiều thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để pt chăn nuôi, đó cũng là trọng tâm kiến thức bài học hôm nay: “Sản xuất thức ăn vật nuôi”.
Hoạt động2: hình thành kiến thức:33p
 Hoạt động2.1: Tìm hiểu cách phân loại thức ăn: 
 * Mục tiêu: 
- Xác định được ý nghĩa của việc phân loại thức ăn vật nuôi theo nguồn gốc và theo thành phần dinh dưỡng (phân chia theo nguồn gốc giúp thuận lợi cho việc bảo quản và chế biến) cho việc sản xuất thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin I SGK
HS: Đọc thông tin
? Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn người ta phân loại thức ăn ra sao?
HS: Nêu 3 loại thức ăn..
GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trang 107 SGK.
HS: Hoàn thành phiếu học tập: 1, 2, 3 thức ăn giàu prôtêin; 4 thức ăn giàu gluxit; 5 thức ăn thô xơ 
 * Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, phân loại thức ăn thành 3 loại:
- Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% là thức ăn giàu protêin.
- Thức ăn có hàm lượng gluxít > 50% là thức ăn giàu gluxít.
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thức ăn thô.
Hoạt động2. 2: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.: 
 * Mục tiêu: 
- Biết được một số phương pháp sx các loại thức ăn giàu protein 
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Phương thức
Gợi ý sản phẩm
? Hãy kể tên các thức ăn giàu prôtêin mà em biết?
HS: Thịt các động vật, cua, tôm, cá, giun, cây họ đậu.
? Tại sao cây họ đậu lại giàu prôtêin?
HS: Rễ cây họ đầu mang vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
? Bằng kiến thức đã biết quan sát hình 68, em hãy cho biết làm thế nào để có nhiều thức ăn prôtêin?
HS: Chế biến cá, nuôi giun, trồng xen tăng vụ cây họ đậu.
? Tại sao thịt trâu, lợn, bò giàu prôtêin mà người ta không chế biến làm thức ăn cho vật nuôi?
HS: Giá thành cao, không đạt hiệu quả chăn nuôi.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập trang 108.
HS: Lựa chọn phương án 1, 3, 4.
? Tại sao ngô, khoai, sắn không sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
HS: Vì hàm lượng prôtêin thấp <14%
- Chế biến các sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi
- Nuôi giun đất, cá, tôm, trai, ốc hến và khai thác thuỷ sản
- Trồng xen tăng vụ cây họ đậu.
Hoạt động2. 3: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít và thức ăn thô xanh: 
- Trình bày đ

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12845042.doc
Giáo án liên quan