Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiết 1)

* Mục tiêu:

- Hiểu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn

- Biết được nhiệt độ an toàn khi nấu nướng và bảo quản thực phẩm

* Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết trình và thảo luận nhóm

- GV chuẩn bị các mảnh ghép về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn

- Chia lớp thành 3 nhóm: Yêu cầu HS thảo luận chọn các mảnh ghép để hoàn thiện các dòng sao cho hợp lí về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.

- Yêu cầu HS dựa vào bảng vừa ghép xong trả lời câu hỏi:

CH:

- Trong nấu nướng, bảo quản ở nhiệt độ nào thì đảm bảo vệ sinh thực phẩm?

-> Yêu cầu 1 nhóm lên thuyết trình

- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét

-> GV: đánh giá và bổ sung nội dung.

- Sản phẩm của các nhóm còn lại GV sẽ kiểm tra và báo cáo kết quả ở tiết dạy sau.

-> GV hướng dẫn HS kết luận

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

CH: Kể tên một số món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm?

- GV giới thiệu, bổ sung các món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm

CH: Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm em phải có thói quen ăn uống như thế nào?

-> GV nhấn mạnh để học sinh hiểu được nhiệm vụ phải sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 
Tiết 42
 Bài 16. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc
 - Hiểu được tác hại của việc ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc
 - Hiểu được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện thói quen sử dụng thực phẩm vệ sinh, ăn chín uống sôi
 - Rèn luyện một số kỉ năng học tập: tự nghiên cứu bài, thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, thuyết trình
3. Thái độ:
 - Có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
4. Tích hợp BVMT và TKNL:
 - Có thái độ lên án, phản ánh đối với những điểm bán thực phẩm không vệ sinh
 - Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
* Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh ảnh:
+ Tranh các thực phẩm ( Dùng kiểm tra bài cũ) (phụ lục I)
+ Tranh ảnh các thực phẩm có sẵn chất độc (cá nóc, nấm độc, mầm khoai tây) (phụ lục II)
+ Tranh ảnh một số món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm (phụ lục III)
- Bảng thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học như: máy chiếu, máy tính, đèn cò
- Video clip:
+ Clip 1: Tình hình ngộ độc thực phẩm đầu năm 2017
+ Clip 2: Sầu Riêng bị ngâm thuốc hóa học
* Học sinh:
- Nghiên cứu bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm trước ở nhà, tìm hiểu các nội dung:
+ Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm và tác hại
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
+ Tìm hiểu tình hình ngộ độc thực phẩm của Việt Nam năm 2017
- Chuẩn bị các dụng cụ học tập: bút, thước kẻ, màu
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
 - Phương pháp hỏi đáp, đặt vấn đề
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi.
V . TỔ CHỨC DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kết luận
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Dự đoán nguyên nhân ngộ độc thực phẩm
* Phương pháp: Đặt vấn đề và hỏi đáp
Gọi HS trình bày : Tình hình ngộ độc thực phẩm của nước ta trong thời gian gần đây.
- GV: Cho HS xem clip về tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2017 ( Nguồn: clip từ youtube.com/ trích từ kênh VCT1 – truyền hình cáp Việt Nam)
- GV cho HS dự đoán tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.
-> Vậy để xem dự đoán của các em có đúng hay không? Còn thiếu ở chỗ nào. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài Bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
HS trình bày phần chuẩn bị cá nhân
HS quan sát, lắng nghe
HS dự đoán: Do nhiễm trùng, nhiễm chất độc
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
* Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là thực phẩm nhiễm trùng và nhiễm độc
- Hiểu được tác hại của việc ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc
- Lấy được ví dụ thực phẩm bị nhiễm trùng và nhiễm độc trong thực tế
* Phương pháp: Hỏi đáp và thảo luận nhóm
Dựa vào thông tin SGK mục 1 trả lời câu hỏi:
CH: Thực phẩm như thế nào thì bị coi là nhiễm trùng và nhiễm độc? 
--> GV nhấn mạnh lại và hướng dẫn HS kết luận
CH: Khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm trùng và nhiễm độc thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- GV: Nhấn mạnh tác hại của việc ăn thực phẩm nhiễm trùng, nhiễm độc: tác tại tức thì, tác hại lâu dài.
--> Hướng dẫn HS kết luận
- GV: cho HS xem đoạn clip về sầu riêng bị ngâm chất làm chín (Nguồn youtube.com/ trích từ kênh ANTV)
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm 10 thành viên)
- Yêu cầu các em thảo luận nhóm trình bày: 
Lấy các ví dụ về thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc mà các em đã và đang sử dụng
- Yêu cầu đại diện 1 -2 nhóm lên thuyết trình về phần nội dung mà nhóm đã xây dựng.
- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét
-> GV: Nhận xét bổ sung.
- Các nhóm còn lại GV kiểm tra và báo kết quả cho lớp biết
CH: Có thực phẩm nào không nhiễm độc mà vẫn gây ngộ độc cho con người không?
-> GV: lưu ý các em tuyệt đối không được dùng các loại thực phẩm này.
- Trả lời (Dự đoán: nhiễm trùng là sự xâm nhập vi khuẩn vào thực phẩm, nhiễm độc là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm)
- Trả lời (Dự đoán: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người)
Quan sát, lắng nghe
HS quan sát, lắng nghe
- Về vị trí theo nhóm
Thảo luận nhóm: ( thời gian 5 phút)
- Dựa vào hiểu biết thực tế
- Viết vào phiếu thảo luận các thực phẩm nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Đại diện nhóm thuyết trình
Nhận xét phần thuyết trình
Lắng nghe
HS trả lời theo hiểu biết ( Dự đoán: Mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,)
HS lắng nghe
Kết luận:
- Nhiễm trùng: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
- Nhiễm độc: là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm .
*Kết luận:
- Tác hại: rối loạn tiêu hóa, có thể gây tử vong
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
* Mục tiêu: 
- Hiểu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
- Biết được nhiệt độ an toàn khi nấu nướng và bảo quản thực phẩm
* Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết trình và thảo luận nhóm
- GV chuẩn bị các mảnh ghép về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
- Chia lớp thành 3 nhóm: Yêu cầu HS thảo luận chọn các mảnh ghép để hoàn thiện các dòng sao cho hợp lí về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng vừa ghép xong trả lời câu hỏi:
CH: 
- Trong nấu nướng, bảo quản ở nhiệt độ nào thì đảm bảo vệ sinh thực phẩm?
-> Yêu cầu 1 nhóm lên thuyết trình
- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét
-> GV: đánh giá và bổ sung nội dung.
- Sản phẩm của các nhóm còn lại GV sẽ kiểm tra và báo cáo kết quả ở tiết dạy sau.
-> GV hướng dẫn HS kết luận
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
CH: Kể tên một số món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm?
- GV giới thiệu, bổ sung các món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm
CH: Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm em phải có thói quen ăn uống như thế nào?
-> GV nhấn mạnh để học sinh hiểu được nhiệm vụ phải sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh.
- Về vị trí nhóm
Thảo luận nhóm (thời gian 5 phút)
- Dựa vào thông tin SGK
- Dựa vào hiểu biết
- Ghép các mảnh để hoàn thành nội dung
- Trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm thuyết trình
HS lắng nghe
HS lắng nghe + Ghi bài
- HS trả lời (dự đoán): Tiết canh, gỏi, bò tái chanh
HS quan sát, lắng nghe và lĩnh hội kiến thức
HS trả lời (dự đoán): Ăn chín, uống sôi, không ăn những thức ăn đã quá hạn sử dụng, bảo quản thực phẩm ở ngăn đá tủ lạnh
Kết luận:
- Nhiệt độ an toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt: 100 – 1150C
- Nhiệt độ vi khuẩn không sinh sôi, không chết: -10 đến -200C và 50-800C
- Nhiệt đô nguy hiểm: 0-370C
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Kiểm tra việc vận dụng kiến thức đã học vào việc trả lời các câu hỏi
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân, sử dụng sơ đồ tư duy
Tổ chức:
 Lần lượt từng học sinh : Dùng bút viết các nội dung còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học
 Yêu cầu cán sự lớp trình bày sơ đồ tư duy vừa hoàn thành tóm tắt nội dung bài học
Đáp án (sơ đồ mẫu) (Phụ lục IV)
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giúp các em mở rộng vốn kiến thức về vệ sinh thực phẩm
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân tại nhà
Giới thiệu chất độc và triệu chứng khi ăn phải mầm khoai tây, cá nóc và nấm độc
Mầm khoai tây:
Chất độc: solanine và chaconine-alpha
Triệu chứng: Đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, mê sảng, tiêu chảy, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt
Cá nóc:
Chất độc : Tetrodotoxin..
Triệu chứng: Cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu, chóng mặt, choáng váng, nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôicó thể dẫn đến tử vong.
Nấm độc:
Chất độc : Amanitin, Hydrazine, 
Triệu chứng: Nóng ran khắp người, mặt đổ đầy mồ hôi, đỏ rực trên mặt rồi lan xuống cổ và ngực, buồn nôn và ói mửa, cũng có thể gây tử vong.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Tìm hiểu cách chọn khoai tây tươi, ngon
- Nghiên cứu phần II, III và trả lời các câu hỏi:
+ Khi mua sắm, chế biến và bảo quản như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?
+ Các biện pháp để tránh nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm?

File đính kèm:

  • docBai 16 Ve sinh an toan thuc pham_12688014.doc