Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Hà

I.Mục tiêu bài học:

Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.

Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.

Áp dụng hợp lí các quy trình chế và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.

II.Chuẩn bị:

 Tranh ảnh , mẫu vật có liên quan đến bài dạy để khắc sâu kiến thức cho HS

III.Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 -Tại sao phải giữ VSTP ?

 - Muốn đảm bảo ATTP cần lưu ý những yếu tố nào?

 - Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?

 - Em sẽ làm gì khi phát hiện một con ruồi trong bát canh?

 3. Bài mới:

 

doc69 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
 Có hai hình thức muối: muối xổi và muối nén
 a.Muối chua:
 Là muối trong thời gian ngắn
 Ngâm nguyên liệu vào nước muối 20-25%, đun sôi để nguội, thêm ít đường
 b.Muối nén:
 Là muối trong thời gian dài
 Rải xen kẻ nguyên liệu và muối, có thể thêm đường
 *Yêu cầu trong muối chua:
 +Giòn thơm, mùi đặc trưng
 +Chua vừa ăn, màu hấp dẫn
4. Củng cố:
	-GV: gọi HS đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi cuối bài.
	5. Dặn dò:
	-HS về nhà học bài , nghiên cứu bài 19
	-GV chia tổ thực hành
	Mỗi tổ thực hành chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành, sơ chế trước nguyên liệu ,..
à GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------
Tuần : 24, Tiết PPCT : 48
Ngày soạn: 30/1/2017
Ngày dạy: / 2 /2017
Bài 19 : THỰC HÀNH 
“TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH”
Tiết 1: PHẦN THỰC HÀNH CỦA GV
I.Mục tiêu thực hành :
	Thông qua bài thực hành, HS có thể:
	-Thực hiện được món rau xà lách trộn dầu giấm.
	-Nắm được quy trình thực hiện
	-Chế biến được những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự.
	-Có ý thức giữ vệ sinh và ATTP
II.Chuẩn bị:
-Nguyên, vật liệu của cô và trò
-Mẫu cho Hs quan sát
III.Thực hành:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Trình bày cách thực hiện trộn dầu giấm?
	-Hỗn hợp dầu giấm tạo ntn
	3.Thực hành:
Hoạt động 1: GV trình bày phần chuẩn bị của mình
 	Nguyên liệu :
-200g xà lách.
-30g hành tây
-50g thịt bò mềm (Nếu thích)
-100g cà chua chín
-1 thìa cà phê tỏi phi vàng
-1 bát giấm
-3 súp đường
-½ thìa cà phê muối
-½ thìa cà phê tiêu
-1 thìa súp dầu ăn
 -Rau thơm,ớt, xì dầu, nước tương
 Vật liệu:
]	-Đĩa đựng	 -Đũa, muỗng
-Thau (tô lớn) để trộn	 -Dao, thớt....
Hoạt động 2: GV thực hiện
-GV: trình bày cách thực hiện của mình từng bước 1:
 	+Rửa sạch nguyên liệu, cắt, thái theo yêu cầu : cải, cà chua, thịt....
	+Chuẩn bị hỗn hợp dầu giấm: 3 giấm+1 đường+ 1/ muối+ 1 dầu ăn+ tiêu, tỏi phi
	+Trộn hỗn hợp
	+Trình bày cho đẹp mắt (tỉa hoa trang trí)
-HS quan sát phần trình bày của GV
-Dùng thử, nhận xét
4.Củng cố +Dặn dò:
-Không cần dùng nguyên liệu động vật vẫn béo, có thể thay rau xà lách bằng các loại rau khác cũng được
-Yêu cầu HS về chuẩn bị các nguyên vật liệu trên, tiết sau tự thực hành theo nhóm phân công
	àGV nhận xét tiết thực hành
----------------------------------------------
Tuần : 25, Tiết PPCT : 49
Ngày soạn: 7/2/2017
Ngày dạy: 13/2 /2017
Bài 19 : THỰC HÀNH (tiếp theo)
“TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH”
Tiết 2: PHẦN THỰC HÀNH CỦA HS 
I.Mục tiêu thực hành :
	Thông qua bài thực hành, HS có thể:
	-Thực hiện được món rau xà lách trộn dầu giấm.
	-Nắm được quy trình thực hiện
	-Chế biến được những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự.
	-Có ý thức giữ vệ sinh và ATTP
II.Chuẩn bị:
-Nguyên, vật liệu của cô và trò
-Mẫu cho HS quan sát
III.Thực hành:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Trình bày cách thực hiện trộn dầu giấm?
	-Hỗn hợp dầu giấm tạo ntn
	3.Thực hành:
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	GV: Tiến hành kiểm tra của HS về nguyên liệu và dụng cụ đã dặn ở tiết trước
	 Phân công cụ thể và giao trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ
	 Yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện món ăn, yêu cầu về kỹ thuật
	 Sắp xếp vị trí thực hành.
Hoạt động 2: Thực hiện chế biến món ăn
HS thực hiện theo sự chỉ dẫn của GV ở tiết trước
 Có thể trang trí theo sự sáng tạo của nhóm
 Trình bày
 GV: quan sát phần thực hiện của HS, nhận xét, sửa sai
 	Hoạt động 3: 	Nhận xét, sửa sai
	GV: cho HS trình bày, để các nhóm khác dùng thử và nhận xét
 Nhận xét về 2 mặt: chất lượng và quá trình đảm bảo vệ sinh trong khi thực hành
 Cho điểm từng nhóm
	HS: thu dọn vệ sinh
4.Củng cố + Dặn dò:
 ?Em có biết tại sao món ăn của nhóm bạn ngon hơn của em không?
 -Dặn dò HS chuẩn bị tiết thực hành tiếp theo: Thực hành trộn Nộm rau muống
à GV nhận xét tiết thực hành
--------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5/2/2017 Tuần : 25, Tiết PPCT : 50
Ngày dạy: 14/2 /2017
Bài 20 : THỰC HÀNH 
“TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG”
Tiết 1: PHẦN THỰC HÀNH CỦA GV
I.Mục tiêu:
	Thông qua bài thực hành, HS có thể:
	-Thực hiện được món nộm rau muống
	-Nắm được quy trình thực hiện món này
	-Chế biến được những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự.
	-Có ý thức giữ vệ sinh và ATTP
II.Chuẩn bị:
-Nguyên, vật liệu của cô và trò
-Mẫu cho HS quan sát
III.Thực hành:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Trình bày cách thực hiện trộn hỗn hợp?
	-Hỗn hợp nộm được tạo ntn?
	3.Thực hành:
Hoạt động 1: Ổn định
	GV: tiến hành kiểm tra sỉ số
	 Nêu nội qui , yêu cầu của tiết thực hành.
	 Kiểm tra về kiến thức món ăn
Hoạt động 2: GV trình bày phần chuẩn bị của mình
 	 	Nguyên liệu :	
-2 bó rau muống (1kg).	-1 thìa súp đường 
-100g tôm	-50g thịt nạc
-5 củ hành khô	-Tỏi, ớt
-1/2 bát giấm	-1 quả chanh
-2 thìa súp nước mắm	-50g lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ
-Rau thơm	
Vật liệu : -Đĩa đựng	 -Đũa, muỗng
-Thau (tô lớn) để trộn	 -Dao, thớt....
Hoạt động 3: GV thực hiện
-GV: trình bày cách thực hiện của mình từng bước 1:
 	+Rửa sạch nguyên liệu, cắt, thái theo yêu cầu : rau muống, rau thơm, thịt....
	+Chuẩn bị hỗn hợp dầu giấm: 3 giấm+1 đường+ 1,5 nước mắm+ 1/2 chanh+ tỏi, ớt
	+Củ hành sơ chế để bớt mùi hăng
	+Trộn hỗn hợp
	+Trình bày cho đẹp mắt (tỉa hoa trang trí)
-HS quan sát phần trình bày của GV
-Dùng thử, nhận xét
4.Củng cố +Dặn dò:
-Không cần dùng nguyên liệu động vật vẫn béo, có thể thay rau xà lách bằng các loại rau khác cũng được
-Yêu cầu HS về chuẩn bị các nguyên vật liệu trên, tiết sau tự thực hành theo nhóm phân công
	à GV nhận xét tiết thực hành
----------------------------------------------------------
Tuần : 26, Tiết PPCT : 51
Ngày soạn: 12/2/2017
Ngày dạy: 20/2 /2017
Bài 19 : THỰC HÀNH (tiếp theo)
“TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG”
Tiết 2: PHẦN THỰC HÀNH CỦA HS 
I.Mục tiêu:
	Thông qua bài thực hành, HS có thể:
	-Thực hiện được món nộm rau muống
	-Nắm được quy trình thực hiện món này
	-Chế biến được những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự.
	-Có ý thức giữ vệ sinh và ATTP
II.Chuẩn bị:
-Nguyên, vật liệu của trò
-Mẫu cho HS quan sát
III.Thực hành:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Trình bày cách thực hiện trộn hỗn hợp?
	-Hỗn hợp nộm được tạo ntn?
	3.Thực hành:
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	GV: Tiến hành kiểm tra của HS về nguyên liệu và dụng cụ đã dặn ở tiết trước
	 Phân công cụ thể và giao trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ
	 Yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hiện món ăn, yêu cầu về kỹ thuật
	 Sắp xếp vị trí thực hành.
Hoạt động 2: Thực hiện chế biến món ăn
HS thực hiện theo sự chỉ dẫn của GV ở tiết trước
 Có thể trang trí theo sự sáng tạo của nhóm
 Trình bày
 GV: quan sát phần thực hiện của HS, nhận xét, sửa sai
 	Hoạt động 3: 	Nhận xét, sửa sai
	GV: cho HS trình bày, để các nhóm khác dùng thử và nhận xét
 Nhận xét về 2 mặt: chất lượng và quá trình đảm bảo vệ sinh trong khi thực hành
 Cho điểm từng nhóm
	HS: thu dọn vệ sinh
4.Củng cố + Dặn dò:
 ?Em có biết tại sao món ăn của nhóm bạn ngon hơn của em không?
 -Dặn dò HS chuẩn bị tiết thực hành tiếp theo: Thực hành tự chọn
à GV nhận xét tiết thực hành
--------------------------------------------------------------------
Tuần: 26- Tiết PPCT: 52
Ngày soạn: 13/2/207
Ngày dạy: 21/2/2017
Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 1:TÌM HIỂU VỀ BỮA ĂN HỢP LÍ
I.Mục tiêu bài học:
-Giúp HS có thể hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lí, nguyên tắc tổ chứa bữa ăn hợp lí
-Tổ chức bữa ăn hợp lí, ngon, bổ mà không tốn kém
II.Chuẩn bị:
Thực đơn giành cho các bữa ăn
III.Hoạt động dạy và học:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
-Có bao nhiêu món ăn được chế biến theo phương pháp có sử dụng nhiệt?
-Kể tên những món thường ngày em hay chế biến trong gia đình? Cho biết nó thuộc pp chế biến nào?
	3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
?Hàng ngày nhà em thường dùng những món nào?
?Kể tên các chất dd có trong thực phẩm mà em ăn?
?Theo em, ăn như thế đã đủ dd chưa? Hợp lí chưa?
GV: chuyển ý vào nội dung bài mới
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bữa ăn hợp lí
?Theo em, ăn ntn là hợp lí?
?Có phải ăn thật nhiều dd là hợp lí?
?Thế nào là bữa ăn hợp lí?
GV: cho HS quan sát bảng thực đơn hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
GV: Cho HS thảo luận câu hỏi sau:
?Theo em, việc ăn uống ntn trong ngày gọi là hợp lí? Số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng ntn đối với sức khỏe của con người? Cho VD cụ thể?
?Mỗi ngày em ăn mấy bữa? Bữa nào là bữa chính?Các bữa ăn nên cách nhau ntn là hợp lí?
àViệc phân chia các bữa ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, vì trong khoảng thời gian nhất định thức ăn mới kịp tiêu hóa, hấp thụ vào cơ thể
?Khi nào thì ta dùng buổi sáng? Tại sao phải dùng buổi sáng?
?Tại sao không ăn cho no? Bỏ bữa sáng có sao không?
?Tại sao ta phải ăn no vào bữa trưa?
?Bữa tối nên ntn?
àChốt ý toàn bài: Cần ăn uống hợp lí, đúng thời gian, đủ chất dd mới có thể đảm bảo được sức khỏe của bản thân. Nếu không sẽ làm cho ta mắc nhiều loại bệnh khác (bao tử, đường ruột, tim mạch...) ảnh hưởng đến người khác (phải chăm sóc cho, tốn tiền bạc...)
-HS kể theo yêu cầu
-Rau củ= vitamin các loại
-Thịt, cá, trứng...= đạm
-Sò, cua, hến...=canxi, photpho...
-Theo em đủ / chưa (giải thích)
-Ăn đủ các loại với lượng dd cân đối, không ăn quá nhiều hoặc quá ít một loại dd nào
-Không, ăn vừa phải thì phát triển tốt, ngược lại sẽ làm ta dễ bị béo phì, mắc nhiều loại bệnh khác
-HS trả lời à
-HS quan sát và nhận xét
-HS thảo luận trong 3 phút và trình bày:
+Ăn có giờ giấc, đúng liều lượng
+Các bữa ăn trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của cơ thể trong 1 ngày
+VD sáng không ăn sẽ không có năng lượng hoạt động; tối ăn quá nhiều sẽ làm no bụng khó đi ngủ...
-Mỗi ngày em ăn 3 bữa, bữa trưa là bữa chính, các bữa nên cách nhau từ 4-5 tiếng
-Giải thích vì sao lại như vậy
-HS chép bài vào tập à
-HS trả lời à
-Nếu ăn no sẽ làm cho ta dễ buồn ngủ.
-Không nên bỏ bữa sáng nếu không sẽ bị đói, khó chịu, không có năng lượng để hoạt động
-Vì sau 1 buổi sang tiêu hao nhiều năng lượng cần bổ sung lại, đồng thời chuẩn bị năng lượng cho buổi chiều hoạt động
-HS trả lời à
I.Thế nào là bữa ăn hợp lí?
 Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự cân bằng các chất dd theo 1 tỉ lệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể
II.Phân chia số bữa ăn trong ngày:
-Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, các bữa ăn nên cách nhau từ 4-5g
-Phân chia hợp lí các bữa ăn
 +Bữa sáng nên ăn vừa phải để đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động
 +Bữa trưa: nên ăn no, ăn nhanh để có thời gian dưỡng sức và nghỉ ngơi
 +Bữa tối: cần ăn đủ các món nóng và các loại rau củ, quả để bồi dưỡng sức khỏe sau 1 ngày đầy căng thẳng
	4.Củng cố:
	-Tại sao phải cần bằng chất dd trong bữa ăn?
	-Hãy thử nhận xét thực phẩm nhà em ăn đã đủ chất dd chưa? Vì sao?
	5.Dặn dò:
	-HS về học bài
	-Xem tiếp nội dung còn lại
	àGV nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------
Tuần: 27- Tiết PPCT: 53
Ngày soạn: 20/2/2017
Ngày dạy: 27/2/2017
Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 2:TÌM HIỂU VỀ BỮA ĂN HỢP LÍ
I.Mục tiêu bài học:
-Giúp HS có thể hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lí, nguyên tắc tổ chứa bữa ăn hợp lí
-Tổ chức bữa ăn hợp lí, ngon, bổ mà không tốn kém
II.Chuẩn bị:
Thực đơn giành cho các bữa ăn
III.Hoạt động dạy và học:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình?
-Hãy phân chia số bữa ăn hợp lí trong gia đình?
-Có phải cứ ăn thật nhiều thực phẩm la có đủ các chất dd?
	3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tắc tạo ra bữa ăn hợp lí
GV: Yêu cầu HS TLN câu hỏi
?Theo em bữa ăn ntn là hợp lí,giải thích và cho VD?
àGV chốt ý :Ta cần chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong gia đình hàng ngày để giúp họ tiếp thu chất dd hơn
?Tại sao hàng ngày đi chợ, ta phải chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong gia đình?
?Theo em, khi đang bệnh ta nên chọn những thực phẩm ntn?
?Lứa tuổi em đang lớn thì cần ăn những thực phẩm nào thì tốt cho sức khỏe?
?Em nghĩ sao nếu hôm nay đi chợ không có nhiều tiền nhưng lại muốn mua nhiều tôm, cá?
àGiáo dục: Khi đi mua thực phẩm mặc dù biết nó cung cấp cho ta nhiều giá trị dd thật nhưng cần lưu ý xem ta có đủ tiền không, vì như vậy sẽ vừa tốn kém mà vừa phải lo thiếu nợ. Ăn uống đủ chất trong sự vui vẽ sẽ hấp thu giá trị dd tốt hơn
Hoạt động 2: liên hệ kiến thức cũ
?Em hãy kể tên có mấy chất dd? Mấy nhóm thức ăn dd?
Gv: yêu cầu HS TLN trong 5 phút
?Nêu giá trị dd mà các nhóm thức ăn này mang lại?
?Tại sao ta phải chọn đủ 4 nhóm thức ăn trong 1 ngày?
àLưu ý: nhưng các em cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm nghiêng về nhu cầu của các thành viên trong gia đình
?Theo em, ăn một loại thức ăn hàng ngày sẽ có cảm giác ntn?
?Vậy ta nên làm gì?
?Thay thế ntn mới đúng cách mà vẫn có đủ chất
Hoạt động 3: liên hệ thực tế
?Em hãy tập đi chợ, mua giúp cô những thức ăn cơ bản để làm sao đủ các chất dd nhưng vẫn không mắc tiền?
àGiúp HS: đi đến kết luận:
+Thức ăn đủ 5 chất
+Không mắc tiền
+Không trùng lập các thức ăn với nhau
+Đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong GĐ
-HS TLN trong 2 phút và trình bày
+Bữa ăn hợp lí khi nào ăn đủ chất dd, đủ no, không khí vui vẻ, nên thay đổi món ăn thường xuyên và cần dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình
+Vì như thế cơ thể mới đảm bảo sức khỏe tốt hơn, hấp thụ các chất dd tốt nhất
+VD, ngày ăn đủ 5 chất dd , ăn đúng buổi, các buổi ăn có đủ thành viên trong gia đình sẽ ăn ngon hơn thì cơ thể sẽ hấp thu đủ chất hơn, nhưng cần cân nhắc mua sao cho hợp với túi tiền cùa GĐ
-Vì đôi khi trong nhà có người già, em bé, người bị bệnh
-Nên chọn đủ chất nhưng lựa thực phẩm ít chất béo để mau tiêu
-Ăn nhiều chất đạm, khoáng chất, vitamin 
-Như thế là không đúng. Vì bữa ăn hợp lí không cần phải mắc tiền
-Có 5 chất dd: đạm, đường bột, vitamin, khoáng chất, béo
-Có 5 nhóm thức ăn dd: giàu đạm, giau béo, giàu vita và khoáng chất, giàu đường bột
-HS nhắc lại các kiến thức đã học ở bài 15
-Vì như thế mới cung cấp đủ chất cho ta khỏe mạnh
-Ta sẽ chán ăn, vì cứ nhìn thấy món đó hàng ngày, hàng bữa
-Nên thay thế các thức ăn lẫn nhau để tránh gây chán ăn
-Thay thức ăn nhưng phải trong cùng 1 nhóm thức ăn dd
-VD như: thay trứng-sữa, hoặc ăn thịt (cùng nhóm chất đạm)
-HS TLN và trình bày theo ý kiến riêng
III.Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình:
-Tùy thuộc vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình (lứa tuổi, giới tính, sức khỏe,..)mà lựa chọn thực phẩm thích hợp
-Nên dựa vào điều kiện tài chính của gia đình mà lựa chọn thực phẩm. Bữa ăn hợp lí không cần phải mắc tiền
-Nên ăn đủ 4 nhóm thức ăn dd trong 1 ngày để đảm bảo có 1 bữa ăn hoàn chỉnh
-Thường xuyên thay đổi món ăn trong gia đình để tránh gây chán ăn.
	-Hãy nhận xét, các thức ăn hàng ngày trong gia đình em có hợp lí chưa? Vì sao?
	5.Dặn dò:
	-HS về nhà học bài
	-Xem tiếp bài tiếp theo
	-Chuẩn bị sưu tầm các thực đơn tại quán ăn, nhà hàng, đám tiệc tại nhà mà em biết
	àGV nhận xét tiết học
-------------------------------------
Tuần: 27- Tiết PPCT: 54
Ngày soạn: 21/2/2017
Ngày dạy: 28/2/2017
Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
Tiết 1: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học sinh học xong, giúp HS hiểu được:
- Nguyên tắc xây dựng bữa ăn
- Cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự
- Biết chế biến món ăn và phục vụ chu đáo
- Biết cách trình bày và dọn sau khi ăn
II.Chuẩn bị:
- Một số mẫu thực đơn trong bữa ăn hàng ngày, đám tiệc, liên hoan...
- Hình ảnh về các bữa ăn tự phục vụ, có người phục vụ
- Hình ảnh về trang trí món ăn
III.Hoạt động dạy và học:
	1.Ổn định:
	2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết bữa ăn hợp lý gồm có mấy bữa ăn?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí?
	3.Bài mới:
Vào những bữa tiệc, liên hoan,...chúng ta thường tổ chức nấu ăn, bày tiệc...Tuy nhiên, chọn món ăn nào cho phù hợp với bữa tiệc, bày trí như thế nào cho hợp mắt, dọn dẹp ra sao không phải là dễ, nhưng học xong bài hôm nay chúng ta sẽ biết cách tổ chức quy trình bữa ăn 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
*Hoạt động 1: Gợi mở
?Muốn tổ chức bữa tiệc đám cưới chúng ta phải theo quy trình như thế nào?
?Tại sao chúng ta phải tuận theo quy trình như thế? Có thể xáo trộn không?
GV: Cho HS dùng thực đơn của mình trình bày xem có mấy món. Sau đó là đến GV.
GV: cho HS TLN câu hỏi sau:
?Hãy nêu cấu tạo( nguyên liệu, cách chế biến món ăn...) của các món ăn trong thực đơn? Các món này có được sắp xếp hợp lí không? 
GV: Lưu ý sắp xếp trình tự món ăn nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào.
? Nếu không có thực đơn thì việc tổ chức bữa ăn có thuận lợi không? Vì sao? 
?Như vậy việc xây dựng thực đơn có cần theo nguyên tắc nào không?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng thực đơn hợp lí
?Hàng ngày các em ăn mấy bữa? Em thường ăn những món ăn gì?
?Em có nhận xét gì về cách chế biến món ăn hàng ngày?
?Cho ví dụ cụ thể?
?Em có từng đi ăn đám cưới, hay tiệc đãi liên hoan nào không? Em có nhận xét gì?
?Hãy cho ví dụ?
?Những món ăn nào được dùng nhiều nhất trong bữa cổ, bữa tiệc hay liên hoan?
GV: Như vậy tùy theo bữa lễ tiệc, hay bữa ăn gì mà ta sẽ chọn thực đơn cho phù hợp.
?Có thể chia món ăn thành những loại nào?
?Món ăn thường ngày của mình gồm những món nào chủ yếu?
? Ở bữa tiệc thì sao?
? Thức ăn dùng ớ nhà cũng như ở bữa tiệc có cần đáp ứng dinh dưỡng không? Vì sao?
?Tại sao chọn thực đơn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế?
- Chọn thực đơn xây dựng
- Chọn thực phẩm để làm thực đơn
- Chế biến
- Trình bày và thu dọn 
- Không được xáo trộn vì nó đã theo một trình tự khoa học, cũng không nên bỏ bữa nào.
-HS thảo luận 3 phút và trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Không. Vì có thể dọn không theo trình tự, hoặc không hợp lí
- Cần phải có nguyên tắc, có như vậy mới đảm bảo được dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn... 
-Thường ăn 3 bữa, các món ăn như cơm, thịt, cá,....
-Được chế biến đơn giản, không cần cầu kì 
-Nấu cơm trắng ăn với cá kho, canh....
-Đã từng đi, các món này được làm cầu kì, đẹp mắt, ăn rất ngon.
-Ví dụ như canh không phải nấu sẵn múc ra tô, mà nấu nước riêng, có nhiều tép, cá , thịt, rau. Khi dùng mới để vào( còn gọi là lẫu)
-Ví dụ cá chiên ở nhà ít dầu mỡ, nhưng cá chiên trong bữa tiệc được dùng rất nhiều dầu nên rất giòn thơm, ăn kèm với nhiều đồ chua khác...
- Súp, lẫu hải sản, cơm rang dương châu, tôm chiên, tôm kho, gỏi...
- HS trình bày theo SGK
- Canh, xào, mặn với cơm
- Rất cần
-Vì khi thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được cơ thể hấp thụ các chất dd. 
-Vì không cần làm nhiều món, món nào cũng dùng thực phẩm tốt mới gọi là món ngon. Mà chỉ cần có vị ngon là đã gọi là đủ dinh dưỡng và đạt về chất. Như vậy, ta đã tiết kiệm được rất nhiều tiền.
I.Xây dựng thực đơn:
1. Thực đơn là gì?
Là bảng ghi lại tất cả các món ăn phục vụ trong bữa ăn sẽ phục vụ trong bữa ăn, đám tiệc...
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn
 +Bữa ăn hàng ngày khoảng 3-4 món, chế biến đơn giản
 +Bữa cổ, liên hoan từ 5 món trở lên, được chế biến công phu, dùng thực phẩm cao cấp 
- Thực đơn phải đủ các loại món chính theo cơ cấu của bữa ăn:
 + Hằng ngày: Canh - Xào - Mặn
 +Tiệc, cổ: Khai vị - Sau khai vị - Món chính - Món ăn thêm - Tráng miệng
-Lưu ý: Món ăn được dùng phải thuộc vào tập quán ăn uống của địa phương
- Thực đơn phải đàm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế
	4.Củng cố:
	? Thực đơn là gì?
 ? Có những nguyên tắc nào khi xây dựng thực đơn?
	5.Dặn dò:
	-HS về học bài
	-Xem tiếp nội dung còn lại
	àGV nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------
Tuần: 28- Tiết PPCT: 55
Ngày soạn: 1/3/2017
Ngày dạy: 5/3/2017
Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (tiếp theo)
Tiết 2: LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHO THỰC ĐƠN
I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học sinh học xong, giúp HS hiểu được:
- Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
- Cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12732876.doc
Giáo án liên quan