Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kỳ II
I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm.
+Về kiến thức : -Nắm được các phương pháp chế biến món luộc, nấu, kho, để tạo nên món ăn ngon.
+Về kỹ năng : -Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
+ Về thái độ : Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
II-CHUẨN BỊ : Tổ 1 : Luộc ; Tổ 2 : Kho; Tổ 3,4 nấu
III-TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ :
Bài tập 4 trang 84 SGK -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi.
-Khi nấu tranh khuấy đều.-Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần.
Bài tập 1 trang 84 SGK -Sinh tố và chất khoáng
3/ Giảng bài mới :
́t và cho điểm theo sản phẩm và thời gian nộp tối đa 8 điểm Hai điểm còn lại GV cho học sinh trả lời các câu hỏi +Sản phẩm em làm bị nhiểm trùng, độc theo con đường nào? + Em phải làm gì để tránh nhiễm trùng, đọc cho sản phẩm? +Sản phẩm em làm ra mang lại lợi ích gì? Thực hành làm hoa huệ từ hành lá 4/ Củng cố và luyện tập : Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra thực hành. Cho HS làm vệ sinh, thu dọn nơi thực hành. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 5’ -Về nhà xem lại bài thực hành tự chọn NS ND T53. THỰC HÀNH TỰ CHỌN: LUỘC RAU I. MỤC TIÊU: Thông qua bài thực hành HS. + Về kiến thức : Biết được cách luộc các loại rau: rau muống, rau khoai, rau bí... + Về kỹ năng : Chế biến được những món ăn ngon với yêu cầu kiến thức tương tự. + Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. II. CHUẨN BỊ - Nguyên liệu: Rau muống, rau khoai, rau bí, nước chấm, muối... - Dụng cụ: Nồi, rổ, đũa, đĩa, bếp ga mini... III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra đồ dùng thực hành của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Không. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * GV nêu nội quy an toàn lao động. Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. * GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. + Chọn rau như thế nào ? Chọn rau tươi, không sâu, úa. * GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS thực hiện * Học sinh thực hành * GV quan sát và nhắc nhở các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm GV lưu ý học sinh: Các loại rau, quả đều có cách luộc giống nhau, tùy theo tính chất của mỗi loại mà thời gian luộc có khác nhau. Các loại rau, quả mềm, ít xơ thì thời gian luộc nhanh hơn. Rau luộc thường ăn cùng với nước chấm. Cho vào nước luộc rau muống một ít muối, bọt ngọt và vắt chanh sẽ có vị chua dịu, mặn dùng thay canh rất tốt. Nước luộc rau khá bổ dưỡng vì có muối khoáng và sinh tố của rau hòa tan vào. I. Luộc rau a. Nguyên liệu - Rau muống, rau khoai, rau bí... b. Quy trình thực hiện - Rau muống : Nhặt bỏ lá và cọng già, dập và rửa sạch. - Đun nước sôi, bỏ vào một ít muối, sau đó cho rau vào, đảo đều. - Đợi nước sôi tiếp, đảo thêm vài lần cho rau chín đều. - Sau khi rau chín tới, vớt ra rổ sạch và bày vào đĩa. 4. Củng cố : + Giáo viên nhận xét tiết thực hành. + Cho HS thu dọn nơi thực hành. + Cho HS nhận xét dĩa rau muống luộc của từng tổ. + GV nhận xét cho thang điểm đã cho và cho điểm từng tổ. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị : Chảo, dầu ăn, gia vị....giờ sau thực hành rán trứng. NS ND T54. THỰC HÀNH TỰ CHỌN: RÁN TRỨNG I. MỤC TIÊU: Thông qua bài thực hành HS. + Về kiến thức : Biết được cách rán trứng gà, vịt,... + Về kỹ năng : Chế biến được những món ăn ngon với yêu cầu kiến thức tương tự. + Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. II. CHUẨN BỊ - Nguyên liệu: Trứng gà, vịt... - Dụng cụ: Chảo, bát to, dầu ăn, đũa, đĩa, hành tây, hành lá, bếp ga mini... III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra đồ dùng thực hành của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Không. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * GV nêu nội quy an toàn lao động. Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. * GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. + GV hướng dẫn HS cách chọn trứng ngon: - Xem: Vỏ ngoài của trứng có lớp phấn mỏng là tốt. Nếu vỏ sáng, nhẵn hoặc có cảm giác là tối, có vết rạn nứt là trứng kém. - Sờ: Trứng tươi có cảm giác hơi ráp và nặng tay. Ngược lại, trứng hơi kém. - Nghe: Nhấc lên tay khoảng 3-4 quả, để lên tai và khẽ lắc nhẹ, nếu có tiếng động là trứng kém. - Thử: Thả trứng vào chậu nước, nếu đầu nhọn của trứng chúc xuống là trứng mới. Ngược lại là trứng cũ. * GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS thực hiện * Học sinh thực hành * GV quan sát và nhắc nhở các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm GV lưu ý học sinh: Muốn rán trứng ngon thì có thể cho thêm một ít sữa như vậy món trứng sán sẽ rất thơm, ngon. II. Rán trứng a. Nguyên liệu - Trứng gà, vịt - Nước mắm, hành tây, hành lá, dầu ăn. b. Quy trình thực hiện Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Trứng: Đập bỏ vỏ, cho vào bát to, đánh tan đều. - Hành củ: Bóc vỏ, rửa sạch, cắt mỏng. - Hành lá: nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ Giai đoạn 2: Chế biến - Cho vào bát trứng ½ thìa súp nước lã, nước mắm, tiêu, hành lá và khuấy đều. - Cho dầu vào chảo, bắc lên bếp: Dầu nóng, cho củ hành vào xào thơm; đổ tiếp trứng tráng đều. Để nhỏ lửa, khoảng vài phút sau trứng chín, xúc ra đĩa. Giai đoạn 3: Trình bày Bày trứng vào đĩa nông, cắt miếng vuông nhỏ, ăn với cơm. 4. Củng cố : + Giáo viên nhận xét tiết thực hành. + Cho HS thu dọn nơi thực hành. + Cho HS nhận xét dĩa trứng rán của từng tổ. + GV nhận xét cho thang điểm đã cho và cho điểm từng tổ. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - Về nhà xem lại bài và thực hành ở nhà - Nghiên cứu bài mới: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. NS ND T55. TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (T1) I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS + Về kiến thức : Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý. -Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, phân chia số bữa ăn trong ngày. -Hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý. + Về kỹ năng : -Nắm vững quy trình thực hiện món này. -Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự + Về thái độ : Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc. II-CHUẨN BỊ : GV : Các hình ảnh một số món ăn hoặc thực đơn. III-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2/ Kiểm tra bài cũ : Không. 3 Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV giới thiệu bài : Mỗi dân tộc ở mỗi vùng lảnh thổ khác nhau trên thế giới đều có tập quán, thể thức ăn uống và món ăn riêng. Song dân tộc nào cũng có các loại bữa ăn thường ngày trong gia đình, các bữa ăn tươi, các bữa ăn cổ, bữa tiệc. -Dù là bữa ăn được tổ chức dưới hình thức nào, mọi người cũng đều thích được thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, một bữa ăn tạo được sự thích thú, vừa ý và nhất là phải có đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể của con người nhưng không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề ăn uống sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, có nghĩa là biết tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. * GV cho HS xem tranh ảnh một số món ăn hay thực đơn của các bữa ăn gia đình có thực đơn hoàn chỉnh, chưa hoàn chỉnh, gồm 3 món canh, mặn, xào hoặc luộc, món ăn trùng lập nguyên liệu chính. * GV yêu cầu HS quan sát, suy nghỉ trả lời về cấu tạo thực đơn của bữa ăn gia đình. HS quan sát trả lời + Có những loại món ăn nào ? + Có những loại chất dinh dưỡng nào ? + Có đủ dùng không ? + Có cảm thấy ngon miệng không ? + Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý ? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi. + Mỗi ngày em ăn mấy bữa, bữa nào là chính ? HS trả lời Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn tiêu hoá trong 4 giờ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 h là hợp lý. -Cần phân chia các bữa ăn trong ngày phù hợp. + Trong ngày nên ăn mấy bữa ( 3 bữa ) + Có nên bỏ bữa ăn sáng không ? Tại sao ? HS trả lời -Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ. Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp ăn uống và trò chuyện vui vẻ. * Tóm lại : An uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng . . . cũng là điều kiện cần thiết để bảo đảm sức khoẻ và góp phần tăng thêm tuổi thọ. I-Thế nào là bữa ăn hợp lý : -Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. II-Phân chia số bữa ăn trong ngày. + Bữa sáng : Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng, nên ăn vừa phải. + Bữa trưa : Sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc. + Bữa tối : Sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng ngon lành, với các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng tiêu hao trong ngày 4/ Củng cố và luyện tập : Thế nào là bữa ăn hợp lý ? Bữa ăn có sự phối hợp các loại thức ăn ( thực phẩm ) với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. Trong ngày nên ăn mấy bữa ? 3 bữa : Sáng, trưa, tối. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà học thuộc bài. -Làm bài tập. NS ND T56. TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (T1) I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS + Về kiến thức : Hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý. + Về kỹ năng : -Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lảng phí. + Về thái độ : Giáo dục HS tiết kiệm tránh lảng phí thực phẩm II-CHUẨN BỊ : Bài tập thảo luận, bảng phụ ghi nội dung hình 3-24 trang 107 SGK. III-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2/ Kiểm tra bài cũ : Thế nào là bữa ăn hợp lý ? ( 5 đ ) Bữa ăn có sự phối hợp các loại thức ăn ( thực phẩm ) với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. Phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào cho hợp lý ? ( 4 đ ) -Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối. 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Chúng ta đã học xong phần I Thế nào là bữa ăn hợp lý, Hôm nay chúng ta tiếp tục học phần.II Phân chia số bữa ăn trong ngày. + Em hãy nêu một ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao gọi đó là bữa ăn hợp lý ? +HS cho ví dụ -Đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ dùng, ngon miệng. * GV cho HS xem hình 3-24 trang 107 SGK. * Cần phải tổ chức bữa ăn hợp lý, trên cơ sở các nguyên tắc sau : * Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người cần có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó, định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp. * Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình. Ví dụ : Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể. + Chất dinh dưỡng nào giúp phát triển cơ thể trẻ em : ( Chất đạm, sinh tố, chất khoáng . . . ) -Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. + Chất dinh dưỡng nào cung cấp nhiều năng lượng ? ( chất đường bột, chất béo, chất đạm . . .) +HS trả lời -Phụ nử có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất khoáng. + Thế nào là cân bằng dinh dưỡng ? (không ăn dư chất này, thiếu chất kia) phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp. + Kể lại tên 4 nhóm thức ăn ? + Em hãy nhớ lại giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn đã học ? + Tại sao phảiThay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày. + Tại sao phải thay đổi các phương pháp chế biến ? + Tại sao phải thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn ? +HS trả lời Ví dụ : Bữa ăn đã có món cá chiên ( rán ) thì không cần phải món cá hấp. III- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. 1/ Nhu cầu các thành viên trong gia đình *Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp 2/ Điều kiện tài chánh : -Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm -Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền. 3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng 4 nhóm thức ăn. -Nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất khoáng, vitamin . . . 4/ Thay đổi món ăn : -Để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẳn. 4/ Củng cố và luyện tập : GV phát cho HS làm bài tập thảo luận chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý . Nhóm 1 : Ba, mẹ, 2 anh em nhỏ tiền 20.000 đ. Nhóm 2 : Ông, ba, mẹ, con 30.000 đ. Nhóm 3 : Ba, mẹ mang thai, em 40.000 đ. Cho HS đọc bài tập của mình ( 3 nhóm ) mỗi nhóm cùng thảo luận. HS đọc phần ghi nhớ. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 108 SGK. -Chuẩn bị bài quy trình tổ chức bữa ăn. -Xây dựng thực đơn. NS ND T57. QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS + Về kiến thức : Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn + Về kỹ năng : Khái niệm thực đơn. + Về thái độ : -Giáo dục HS biết xây dựng thực đơn để đi chợ nhanh và đủ thực phẩm. II-CHUẨN BỊ : Giáo viên : Giấy thực đơn một bữa tiệc, một quán ăn. III-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV giới thiệu bài, để việc thực hiện bữa ăn được tiến hành tốt đẹp, cần bố trí sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định. * GV cho HS xem những mẫu thực đơn đã được phóng to trên giấy bìa cứng. * HS quan sát mẫu thực đơn trả lời +Các món ăn ghi trong thực đơn có cần phải bố trí, sắp xếp hợp lý không ? Cần quan tâm sắp xếp theo trình tự nhất định món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào. . . Trình tự sắp xếp món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán về ăn uống của từng vùng, miền và thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. + Việc xây dựng thực đơn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nào ? + HS trả lời -Cần phải nắm vững nguyên tắc xây dựng thực đơn để việc tổ chức ăn uống có tác dụng tốt, góp phần tăng cường sức khoẻ và tạo hứng thú cho người sử dụng. + Mỗi ngày em ăn mấy bữa ? + Bữa cơm thường ngày em ăn những món gì ? 3 – 4 món ăn. + Em có thường ăn cổ không ? +Những bữa cổ của gia đình thường tổ chức như thế nào ? + Những bữa liên hoan họp mặt, tiệc sinh nhật, tiệc cưới thường dùng những món gì ? + Hãy kể tên một số món ăn của từng loại mà em đã ăn ? + Bữa ăn thường ngày gồm những loại món gì ? Canh, mặn, xào, luộc. + Bữa ăn liên hoan chiêu đãi gồm thường những loại món gì ? Cơ cấu thực đơn như thế nào ? Nếu bữa tiệc dọn từng món lên bàn. + Món khai vị ( súp, nộm ) -Món ăn sau khai vị nguội, xào, rán -Món ăn chính ( món mặn nấu hoặc hấp, nướng . . . ) -Món ăn thêm rau, canh. -Món tráng miệng. -Đồ uống. + Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn, các loại món ăn và hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. I-Xây dựng thực đơn. 1/ Thực đơn là gì ? Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cổ, liên hoan, hay bữa ăn thường ngày. Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. 2/ Nguyên tắc xây dựng thực đơn a-Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn -Các món ăn được chia thành các loại sau : + Cac món canh ( hoặc súp ) + Các món rau, củ, quả ( tươi hoặc trộn hay muối chua ) + Các món nguội. + Các món xào, rán. + Các món mặn. + Các món tráng miệng. b-Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. -Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn. c-Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giửa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. 4/ Củng cố và luyện tập : Thực đơn là gì ? -Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cổ, liên hoan, hay bữa ăn thường ngày. Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn. -Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn. -Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn. -Thực đơn phải đảm bảo nhu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : -Về nhà học thuộc bài. -Làm bài tập 2 trang 112 SGK. -Chuẩn bị -Lưạ chọn thực phẩm cho thực đơn. -Đối với thực đơn thường ngày, liên hoan chiêu đãi. -Sơ chế, chế biến món ăn. NS ND T58. QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN ( t2 ) I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài +Về kiến thức : HS hiểu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn đối với thực đơn thường ngày, liên hoan, chiêu đãi. -Sơ chế thực phẩm. +V ề kỹ năng : Giúp HS biết cách chế biến món ăn đơn giản. +Về thái độ : -Giáo dục HS biết cách sơ chế thực phẩm và chế biến món ăn. II-CHUẨN BỊ : GV : Hình vẽ một số món ăn III-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Để thực hiện tốt các món ăn ghi trong thực đơn cần lưu ý những vấn đề gì ? * HS trả lời -Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn. * Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày ( gồm đủ các nhóm thức ăn ) -Khi chuẩn bị thực đơn cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày. -Thực phẩm phải lựa chọn đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh, đủ dùng cho gia đình trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn so với số tiền đã dư định cho việc ăn uống. * GV giới thiệu cho HS biết những bữa liên hoan tự phục vụ và bữa liên hoan có người phục vụ. * Em hãy kể tên và phân loại các món ăn của bữa tiệc, liên hoan mà em đã dự. + Hình thức tổ chức bữa ăn thuộc loại hình gì ? +HS trả lời Tự phục vụ hay có người phục vụ. * Có thực phẩm tươi ngon nhưng phải biết chế biến đúng kĩ thuật mới tạo ra các món ăn đặc sắc hấp dẫn và đảm bảo đủ chất bổ dưỡng. * Kỹ thuật chế biến được tiến hành qua các khâu nào ? 3 Khâu chính. + Sơ chế thực phẩm là làm gì ? Gồm những động tác nào ? + Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm ? +HS trả lời * Tùy loại thực phẩm, cách sơ chế có khác nhau, thường gồm những động tác. -Loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm. -Cắt thái nguyên liệu theo yêu cầu từng món ăn. -Tẩm ướp gia vị nếu cần. + Mục đích của việc chế biến món ăn là gì ? + Nhắc lại các phương pháp chế biến thức ăn đã học. +HS trả lời * GV cho HS xem một hình ảnh món ăn trang trí đẹp để kích thích hứng thú. +HS quan sát hình ảnh + Tại sao phải trình bày món ăn ? + HS trả lời Để tạo vẻ đẹp cho món ăn, tăng giá trị mỹ thuật của bữa ăn, hấp dẩn và kích thích ăn ngon miệng. + Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Bày bàn phụ thuộc vào dụng cụ ăn uống và cách trang trí bàn ăn. + Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa để tính số bàn ăn và các loại chén dĩa, muổng đủa, ly cho đầy đủ và phù hợp. + Để tạo bữa ăn thêm chu đáo lịch sự người phục vụ cần có thái độ như thế nào ? + HS trả lời II-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cần lưu ý : -Mua thực phẩm phải tươi ngon. -Số thực phẩm vừa đủ dùng. 1/ Đối với thực đơn thường ngày. -Giá trị dinh dưỡng của thực đơn. -Đặc điểm của những người trong gia đình. -Ngân quỹ gia đình. 2/ Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi. Gồm nhiều loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn. -Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẳn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, tránh lảng phí. III-Chế biến món ăn : 1/ Sơ chế thực phẩm Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến. 2/ Chế biến món ăn : -Chọn phương pháp thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn. * Làm cho thực phẩm chín dể hấp thu, dể đồng hoá, tăng gía trị cảm quan. Vì qua chế biến, thực phẩm thay đổi về trạng thái, hương vị màu sắc. Tùy theo yêu cầu của thực đơn, sẻ chọn phương pháp chế biến thức ăn phù hợp. 3/ Trình bày món ăn :
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_hoc_ky_ii.docx