Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 20: Thực hành Chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt trộn hỗn hợp - nộm rau muống

Hoạt động 3. Thực hành ( 19 phút)

* Mục tiêu: Hình thành và phát triển kĩ năng thực hành về làm nộm rau muống theo đúng quy trình

- Gv: yêu cầu Hs các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.

-Hs : các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.

- Gv: Theo dõi HS làm thực hành và sửa sai.

- Hs: Sửa sai ( nếu có) 3. Thực hành :

*Thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 20: Thực hành Chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt trộn hỗn hợp - nộm rau muống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 47	
BÀI 20 : THỰC HÀNH 
CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT
TRỘN HỖN HỢP – NỘM RAU MUỐNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Kiến thức:
	 - Thông qua bài thực hành, giúp HS biết cách làm món nộm rau muống. 
	 - Nắm vững được quy trình thực hiện món ăn này, có ý thức thực hiện đúng quy trình món ăn.
 b) Kỹ năng :
	 - Có kĩ năng vận dụng để chế biến các món ăn theo đúng yêu cầu kĩ thuật, rèn luyện cho học sinh kĩ năng nấu ăn, biết liên hệ thực tế .
	 	c) Thái độ:
	 - Thực hiện được các thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật 
	 - Có ý thức học tập, ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Năng lực hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẫm mĩ.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	 - Giáo viên: SGK, SGV, các dụng cụ thực hành mẫu, các tài liệu có liên quan.
	- Học sinh: Xem trước bài 20.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
	 a)Kiểm tra bài cũ: ( Không)	
b) Đặt vấn đề vào bài mới: GV đặt vấn đề. ( 1 phút ) 
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 39 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: ( 5 phút )
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển khả năng tìm hiểu về chuẩn bị dụng cụ trước khi thực hành.
-Gv:yêu cầu học sinh đọc phần I SGK trang.
-Hs: đọc thông tin phần I.
-Gv: yêu cầu các nhóm để dụng cụ lên bàn để kiểm tra.
-Hs:các nhóm để dung cụ lên bàn để kiểm tra.
-Gv : yêu cầu Hs nhắc lại quy trình thực hành món nộm rau muống.
-Hs : nhắc lại kiến thức.
-Gv : nhận xét, kết luận và chốt lại. 
-Hs: theo dõi, lắng nghe.
I. Chuẩn bị : 
* Các dụng cụ cần có :
-> Dụng cụ : bát, dĩa, thớt, dao, bếp ga 
-> Nguyên liệu :
-> Rau muống, thịt, tôm, chanh, tỏi, ớt, gia vị, giấm, hành khô, rau thơm.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành: (15 phút )
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển khả năng tìm hiểu về các bước thực hành.
-Gv: yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và trả lời các câu hỏi :
+Trước khi chế biến ta cần phải làm những công việc gì ?
+Đối với thực phẩm động vật ta cần làm gì trước mới trộ thực phẩm lại với nhau ? tại sao ?
-Hs: lắng nghe, đọc SGK, suy nghĩ trả lời, nhận xét và bổ sung.
-Gv : nhận xét và kết luận.
-Hs : lắng nghe và ghi nhớ.
-Gv : tổ chức cho Hs quan sát một số hình ảnh về món ăn.
-Hs : quan sát.
-Gv : thực hành mẫu theo từng giai đoạn.
-Hs : quan sát, lắng nghe.
-Gv : yêu cầu Hs thực hành theo nhóm. 
-Gv : yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo từng nhóm.
-Hs : thực hành theo nhóm.
-Gv : bao quát lớp, đi vòng quan sát từng nhóm, chỉ dẫn, nhắc nhở Hs thực hành nghiêm túc.
-Hs : thực hành nghiêm túc.
-Gv : yêu cầu Hs trình bày theo sáng tạo của nhóm mình và thuyết trình cách trình món ăn.
-Hs: trình bày món ăn của nhóm.
-Gv : nhận xét và kết luận.
-Hs: lắng nghe và ghi nhớ.
II. Quy trình thực hành:
 Giai đoạn 1 : Chuẩn bị :
* sơ chế nguyên liệu:
->Rau muống : nhặt bỏ lá vàng, ngâm trong nước muối.
->Thòt, tôm rủa sạch, để ráo.
->Thịt luộc, thái lát mỏng.
-> hành khô : bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.
-> rau thơm: nhặt, rửa sạch.
Giai đoạn 2: Chế biến :
* Làm nước trộn : pha chế có độ chua cay, mặn ngọt.
* Trộn nộm : Cho rau muống, tỏi, hành, ớt, thịt, tôm cho vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay, đảm bảo giòn ngon, vừa miệng.
Giai đoạn 3: Trình bày :
Trình bày sản phẩm sáng tạo, màu sắc hấp dẫn, ngon dòn, vừa miệng.
Hoạt động 3. Thực hành ( 19 phút)
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển kĩ năng thực hành về làm nộm rau muống theo đúng quy trình 
- Gv: yêu cầu Hs các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
-Hs : các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
- Gv: Theo dõi HS làm thực hành và sửa sai.
- Hs: Sửa sai ( nếu có) 
3. Thực hành :
*Thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
	3) Luyện tập ( Củng cố và đánh giá giờ thực hành): (5 phút)	
	- GV nhận xét tinh thần làm việc của từng nhóm. 
	- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi : nêu quy trình thực hiện món nộm rau muống ?	 
 	-Gv : yêu cầu các nhóm dọn dẹp vệ sinh nơi thực hành.
	 - Về nhà xem lại các bước thực hành và tự làm phục vụ cho bữa ăn của gia đình.
	 - Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu gồm ( 3 trái dưa leo, 3 củ cà rốt, 2 trái ớt sừng, 2 quả chanh, một ít rau răm, Nước mắm, đường, 200 gr tôm tươi) để thực hành tiết sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tuần: 24	
Tiết: 48	
BÀI 20 : THỰC HÀNH :
CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT
TRỘN HỖN HỢP – NỘM RAU MUỐNG – GỎI DƯA LEO .
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Kiến thức:
	 - Thông qua bài thực hành, giúp HS biết cách làm món gỏi dưa leo. 
	 - Nắm vững được quy trình thực hiện món ăn này, có ý thức thực hiện đúng quy trình món ăn.
 b) Kỹ năng :
	 - Có kĩ năng vận dụng để chế biến các món ăn theo đúng yêu cầu kĩ thuật, rèn luyện cho học sinh kĩ năng nấu ăn, biết liên hệ thực tế .
	 	c) Thái độ:
	 - Thực hiện được các thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật 
	 - Có ý thức học tập, ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Năng lực hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẫm mĩ.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	 - Giáo viên: SGK, SGV, các dụng cụ thực hành mẫu, các tài liệu có liên quan.
 - Học sinh: dụng cụ học tập và thực hành..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
	 a)Kiểm tra bài cũ: ( Không)	
b) Đặt vấn đề vào bài mới: GV đặt vấn đề. ( 1 phút ) 
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 39 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: ( 05 phút )
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển khả năng tìm hiểu về chuẩn bị dụng cụ trước khi thực hành.
-Gv: yêu cầu các nhóm để dụng cụ lên bàn để kiểm tra.
-Hs: các nhóm để dung cụ lên bàn để kiểm tra.
-Gv : nhận xét, kết luận và chốt lại.
-Hs: theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ.
I. Chuẩn bị : * Các dụng cụ cần có :
-> Dụng cụ : bát, dĩa, thớt, dao, bếp ga 
-> Nguyên liệu :
-> 3 trái dưa leo, 3 củ cà rốt, 2 trái ớt sừng, 2 quả chanh, một ít rau răm, Nước mắm, đường, 200 gr tôm tươi.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành: (15 phút )
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển khả năng tìm hiểu về các bước thực hành.
-Gv: yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và trả lời các câu hỏi :
+ Trước khi chế biến ta cần phải làm những công việc gì ?
+Đối với thực phẩm động vật ta cần làm gì trước mới trộn thực phẩm lại với nhau ? tại sao ?
-Hs: lắng nghe, đọc SGK, suy nghĩ trả lời, nhận xét và bổ sung.
-Gv : nhận xét và kết luận.
-Hs : lắng nghe và ghi nhớ.
-Gv : tổ chức cho Hs quan sát một số hình ảnh về món ăn.
-Hs : quan sát.
-Gv : thực hành mẫu theo từng giai đoạn.
-Hs : quan sát, lắng nghe.
-Gv : yêu cầu Hs thực hành theo nhóm. 
-Hs : thực hành theo nhóm.
-Gv : yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo từng nhóm.
-Hs : các nhóm tiến hành chế biến, thực hành theo từng nhóm.\
-Gv : bao quát lớp, đi vòng quan sát từng nhóm, chỉ dẫn, nhắc nhở Hs thực hành nghiêm túc.
-Hs : thực hành nghiêm túc.
-Gv : yêu cầu Hs trình bày theo sáng tạo của nhóm mình và thuyết trình cách trình món ăn.
-Hs: trình bày món ăn của nhóm.
-Gv : nhận xét và kết luận.
-Hs: lắng nghe và ghi nhớ.
II. Quy trình thực hành:
 Giai đoạn 1 : Chuẩn bị :
* sơ chế nguyên liệu:
- Dưa leo rửa sạch, bỏ ruột, cắt sợi hơi to.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi
- Chanh vắt nước cốt, 1 nửa trộn gỏi, 1 nửa để pha nước mắm
- Ớt 1 quả cắt sợi, quả còn lại băm nhuyễn
- Rau răm cắt nhuyễn.
- Tôm: luộc bóc vỏ, để rác nước.
Giai đoạn 2: Chế biến :
* Làm nước trộn : 3/4 muỗng canh nước mắm, nước cốt chanh , 3/4 muỗng canh đường, ớt băm, quậy đều cho tan đường.
* Trộn nộm : Trộn đều dưa leo, cà rốt, chút muối để thấm trong 5 phút, sau đó cho nước mắm đã pha ở trên, rau răm trộn đều lần nữa; Bày ra đĩa, sắp tôm xung quanh, rắc thêm chút rau răm.
Giai đoạn 3: Trình bày :
Trình bày sản phẩm sáng tạo, màu sắc hấp dẫn, ngon dòn, ,vừa miệng.
Hoạt động 3. Thực hành ( 19 phút)
* Mục tiêu: Hình thành và phát triển kĩ năng thực hành về làm nộm rau muống theo đúng quy trình
- Gv: yêu cầu Hs các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
-Hs : các nhóm thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
- Gv: Theo dõi HS làm thực hành và sửa sai.
- Hs: Sửa sai ( nếu có) 
3. Thực hành :
* Thực hành làm nộm rau muống theo quy trình.
	3) Luyện tập ( Củng cố và đánh giá giờ thực hành): (5 phút)	
	- GV nhận xét tinh thần làm việc của từng nhóm. 
	- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi : nêu quy trình thực hiện món nộm dưa leo ?	 
 	-Gv : yêu cầu các nhóm dọn dẹp vệ sinh nơi thực hành.
	 - Về nhà xem lại các bước thực hành và tự làm phục vụ cho bữa ăn của gia đình.
	 - Chuẩn bị trước bài 21 “ Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày .....tháng....... năm 2020.
Duyệt của Tổ trưởng
Đoàn Kim Thi
Ngày .....tháng....... năm 2020.
Duyệt của BGH
Nguyễn Thị Xíu

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_20_thuc_hanh_che_bien_mot_so_mon.doc