Giáo án Công nghệ khối 6 kì 2

THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG

I-MỤC TIÊU : -Thông qua bài thực hành HS

 + Về kiến thức : Hiểu được cách làm món nộm rau muống.

 + Về kỹ năng : Nắm vững quy trình thực hiện món này.

 + Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

II-CHUẨN BỊ : HS :

 - 50 g đậu phộng rang giã nho, 1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, 1 quả chanh, đường, giấm, nước mắm, tỏi ớt rau thơm.

III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo mhóm

IV-TIẾN TRÌNH :

 

doc112 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ khối 6 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình thực hiện
* Yêu cầu kỹ thuật
	Xem SGK trang 90
3/ Muối chua :
a-Muối sổi :
	-Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn.
b-Muối nén :
	-Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài.
* Quy trình thực hiện : Món muối chua
	Xem SGK trang 90
* Yêu cầu kỹ thuật
	Xem SGK trang 91
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm như thế nào ? Giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng.
Muối nén là làm như thế nào ? Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài. 
Muối sổi là làm như thế nào ? Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà học thuộc bài.
-Làm bài tập 2 trang 91 SGK
-Chuẩn bị 
4 tổ 100g xà lách, 15g hành tây, 50g cà chua, ½ thìa cà phê tỏi phi vàng, ½ bát giấm, 1,5 thìa súp đường, ¼ thìa cà phê muối, tiêu, ½ súp dầu ăn, rau thơm, ớt, xì dầu. 
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	47
Ngày dạy :
THỰC HÀNH TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS 
	+ Về kiến thức : Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm.
	+ Về kỹ năng : Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	+ Về thái độ : Có ý thức giữgìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ :	
	-HS :
	Mỗi tổ làm một dĩa trộn dầu giấm rau xà lách.
	100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thực hành theo nhóm, hướng dẫn thực hành
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu của HS.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động. Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
* GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS.
	-Rau xà lách : Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10’, vớt ra vẩy cho ráo nước.
	-Hành tây : Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường ( 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường )
	-Cà chua cắt lát trộn giấm, đường trộn hành tây.
	Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê muối, khuấy tan, nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu và tỏi phi vàng.
* Chú ý : Cần chọn loại cải xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn, cà chua để trộn là loại cà chua dày cùi, ít hột.
	-Có thể thay đổi nguyên liệu theo yêu cầu của món.
I-Nguyên liệu :
	-200 g xà lách, 20 g hành tây, 100 g cà chua, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, 1 bát giấm, 3 thìa súp đường, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa súp dầu ăn.
	-Rau thơm, ớt, xì dầu.
II-Quy trình thực hiện : 
* Giai đoạn 1 :
	Chuẩn bị
* Giai đoạn 2 :
	Chế biến
* Làm nước trộn dầu giấm.
	Xem SGK trang 93
	HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Giai đoạn 1 ta chuẩn bị gì ?
Rau xà lách, hành tây, cà chua.
Giai đoạn 2 gồm mấy bước, kể ra ?	2 bước 
-Làm nước trộn dầu giấm.
-Trộn rau.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà xem lại bài.
-Tiết sau mỗi tổ thực hành một dĩa rau trộn dầu giấm rau xà lách.
-Chuẩn bị rau, hành tây, cà chua, tỏi phi vàng, giấm đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, xì dầu. . .
-Như tiết trước.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	48
Ngày dạy :
THỰC HÀNH TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS.
	+ Về kiến thức : Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm.
	+ Về kỹ năng : Chế biến được những món ăn với yêu cầu kiến thức tương tự.
	+ Về thái độ : Có ý thức giữgìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ : HS :
	Rau xà lách, hành tây, cà chua, rau thơm, tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, ớt, xì dầu, dầu ăn. . . như tiết 1
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo nhóm
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm tra đồ dùng thực hành của HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động. Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
* GV hướng dẫn HS thực hành.
	Xếp hỗn hợp xà lách vào dĩa, chọn một ít lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây, trang trí rau thơm, ớt, tỉa hoa.
	* Chú ý :
	Có thể trình bày một dĩa rau xà lách + cà chua, hành tây + trộn dầu giấm, không sử dụng thịt bò.	
* Trộn rau :
	Cho xà lách + hành tây + cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay.
* Giai đoạn 3 :
	Trình bày :
	-HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
+ Giáo viên nhận xét tiết thực hành.
+ Cho HS thu dọn nơi thực hành.
+ Cho HS nhận xét dĩa rau trộn dầu giấm rau xà lách từng tổ.
+ GV nhận xét cho thang điểm đã cho và cho điểm từng tổ.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị :
- 1 Kg rau muống, 50 g đậu phộng rang giả nhỏ.
- 5 củ hành khô, rau thơm, tỏi, ớt, nước mắm, 1 quả chanh, đường, giấm.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	48
Ngày dạy :
THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được cách làm món nộm rau muống.
	+ Về kỹ năng : Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	+ Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ : HS :
	- 50 g đậu phộng rang giã nho, 1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, 1 quả chanh, đường, giấm, nước mắm, tỏi ớt rau thơm. 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo mhóm
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm để thực hành. 
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động.
	-Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
+ Chọn rau như thế nào ? Không héo, úa.
* GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS.
	-Rau muống : Nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc khoảng 15 cm chẻ nhỏ, ngâm nước. 
	-Củ hành khô : Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng. 
	-Rau thơm : Nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
	-Tỏi bóc vỏ giã nhuyển cùng với ớt.
	-Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
	- Trộn chanh + tỏi, ớt + đường + giấm + khuấy đều chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị cay, chua, mặn, ngọt. 
I-Nguyên liệu :
	-1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, đường, giấm, 1 quả chanh, nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm, 50 g đậu phộng giã nhỏ
II-Quy trình thực hiện : 
* Giai đoạn 1 :
	Chuẩn bị.
* Giai đoạn 2 :
	Chế biến
* Làm nước trộn nộm
	HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Giáo viên nhận xét tiết thực hành.
Cho HS làm vệ sinh, thu dọn nơi thực hành.
Giai đoạn 1 ta chuẩn bị gì ? 
-Rau muống, củ hành, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, chanh, đậu phộng rang giã nhỏ.
Giai đoạn 2 gồm mấy bước kể ra ?
-Làm nước trộn nộm.
-Trộn nộm.
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	5’
-Về nhà xem lại bài.
-Tiết sau mỗi tổ thực hành một dĩa trộn hỗn hợp rau muống.
-Chuẩn bị rau muống, củ hành khô, đường, giấm, chanh, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, đậu phộng rang giã nhỏ.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	50
Ngày dạy :
THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG ( TT ) 
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được cách làm món nộm rau muống. 
	+ Về kỹ năng : 
	-Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	-Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự
	+ Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ : 
	-HS :
	1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, 1 trái chanh, 50 g đậu phộng giã nhỏ. 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo nhóm.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm tra dụng cụ và nguyên liệu thực phẩm để thực hành.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động.
	-Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
	-Vớt rau muống vẩy ráo nước.
	-Vớt hành để ráo.
	-Trộn đều rau muống và hành cho vào dĩa, sau đó rưới đều nước trộn nộm.
	Rãi rau thơm lên và lạc trên dĩa nộm, cắm ớt, tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều.
* Chú ý : Có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến.
* Trộn nộm :
* Giai đoạn 3 :
	Trình bày
	HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
-Giáo viên cho HS trình bày các dĩa thức ăn lên bàn.
-Gọi một số HS nhận xét.
-GV nhận xét các tổ thực hành và cho điểm.
-GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành.
-Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành. 
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị ôn tập từ bài cơ sở của ăn uống hợp lý đến bài các phương pháp chế biến thực phẩm. 
-Tiết sau kiểm tra 15’.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	51
Ngày dạy :
KIỂM TRA 1T
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài kiểm tra, góp phần. 
	+ Về kiến thức : Đánh giá kết quả học tập của HS.
	-Làm cho HS chú ý nhiều hơn đến việc học của mình.
	-Rút kinh nghiệm bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của HS ( cách học của HS )
	-Rút kinh nghiệm bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của GV ( cách dạy của GV )	
	+Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng, nhận xét, so sánh.
	+ Về thái độ : Giáo dục HS có tính cần mẩn, chính xác 
II-CHUẨN BỊ : Câu hỏi
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Làm kiểm tra.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :
	Đề kiểm tra
1/ Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây : (Điền vào chổ trống)	( 3 đ )
Chất đạm, tinh bột, năng lượng, phát triển, động vật, mỡ, béo phì, thực vật.
	a-Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể . . . . 
	b-Một số nguồn chất đạm từ . . . . . . . . là thịt, cá, trứng, gia cầm.
	c-Chất đạm dư thừa được tích trử dưới dạng . . . . . . . . . . trong cơ thể.
	d-Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và . . . . . . . . . . .
	e-An quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta . . . . . . .
	f-Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và . . . . . . . . . . thực vật.
2/ Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A.	( 2 đ ).
Cột A
Cột B
1/ Khoai tây chứa . . . . . . . . . . . 
2/ Rau tươi . . . . . . . . . . . . . . .
3/ Thêm một chút muối vào rau đang nấu . . . . . . . . . . .
4/ Rau nấu chín kỹ . . . . . . . . . . . .
a-Chứa ở ngăn để đồ tươi trong tủ lạnh.
b-Tinh bột và vitamin C.
c-Sẽ mất hết vitamin C.
d-Sẽ có màu sắc đẹp.
3/ Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ?	( 2 đ )
4/ Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ). (2 đ )
Câu hỏi
Đ
S
Nếu sai tại sao ?
1/ Cam, chanh, quýt và rau xanh là những nguồn giàu vitamin C.
2/ Cà rốt có nhiều vitamin A.
3/ Iốt cần cho sự hình thành xương và răng.
4/ Anh sáng mặt trời rất cho cơ thể vì da tạo ra vitamin D. Khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
5/ Thế nào là món nướng, cho ví dụ ?	( 1 đ )
Đáp án
1/ 	a	Phát triển
	b	Động vật
	c	Mỡ
	d	Năng lượng 
	e	Béo phì
	f	Thực vật
2/ 
	1-	A + bB
	2-	A + aB
	3-	A + dB
A + cB
3/
	Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn :
	-Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi	( 0,5 đ )
	-Khi nấu tránh khuấy nhiều.	( 0,5 đ )
	-Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.	( 0,5 đ )
	-Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.	( 0,5 đ )
	-Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
4/ Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ ( đúng ) hoặc S ( sai )
Đ
Đ
Đ
Đ
5/ 
	Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (0,5đ)
	Ví dụ : Thịt nướng, 	( 0,5 đ )
	4/ Củng cố và luyện tập :	Không.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà chuẩn bị bài mới.
-Thế nào là bữa ăn hợp lý.
-Phân chia số bữa ăn trong ngày.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	52
Ngày dạy :
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH 
I-MỤC TIÊU :	-Sau khi học xong bài HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.
	-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, phân chia số bữa ăn trong ngày.
	-Hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
	+ Về kỹ năng : 
	-Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	-Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự
	+ Về thái độ : Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.
II-CHUẨN BỊ : GV : Các hình ảnh một số món ăn hoặc thực đơn.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3 Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV giới thiệu bài : Mỗi dân tộc ở mỗi vùng lảnh thổ khác nhau trên thế giới đều có tập quán, thể thức ăn uống và món ăn riêng. Song dân tộc nào cũng có các loại bữa ăn thường ngày trong gia đình, các bữa ăn tươi, các bữa ăn cổ, bữa tiệc.
	-Dù là bữa ăn được tổ chức dưới hình thức nào, mọi người cũng đều thích được thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, một bữa ăn tạo được sự thích thú, vừa ý và nhất là phải có đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể của con người nhưng không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề ăn uống sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, có nghĩa là biết tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
* GV cho HS xem tranh ảnh một số món ăn hay thực đơn của các bữa ăn gia đình có thực đơn hoàn chỉnh, chưa hoàn chỉnh, gồm 3 món canh, mặn, xào hoặc luộc, món ăn trùng lập nguyên liệu chính.
* GV yêu cầu HS quan sát, suy nghỉ trả lời về cấu tạo thực đơn của bữa ăn gia đình.
	HS quan sát trả lời
+ Có những loại món ăn nào ?
+ Có những loại chất dinh dưỡng nào ?
+ Có đủ dùng không ?
+ Có cảm thấy ngon miệng không ?
+ Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý ? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.
+ Mỗi ngày em ăn mấy bữa, bữa nào là chính ? 
	HS trả lời
Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn tiêu hoá trong 4 giờ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 h là hợp lý.
	-Cần phân chia các bữa ăn trong ngày phù hợp.
+ Trong ngày nên ăn mấy bữa ( 3 bữa )
+ Có nên bỏ bữa ăn sáng không ? Tại sao ?
	HS trả lời
	-Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ.
	Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp ăn uống và trò chuyện vui vẻ.
* Tóm lại : An uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng . . . cũng là điều kiện cần thiết để bảo đảm sức khoẻ và góp phần tăng thêm tuổi thọ.
I-Thế nào là bữa ăn hợp lý :
	-Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
II-Phân chia số bữa ăn trong ngày.
+ Bữa sáng : Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng, nên ăn vừa phải.
+ Bữa trưa : Sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
+ Bữa tối : Sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng ngon lành, với các loại rau, củ, quả
để bù đắp cho năng lượng tiêu hao trong ngày
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
	Bữa ăn có sự phối hợp các loại thức ăn ( thực phẩm ) với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Trong ngày nên ăn mấy bữa ?
	3 bữa : Sáng, trưa, tối.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà học thuộc bài.
-Làm bài tập. 
-Chuẩn bị bài mới.
-Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
-Điều kiện tài chính
-Sự cân bằng các chất dinh dưỡng 
-Thay đổi món ăn.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	53
Ngày dạy :
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH ( TT )
I-MỤC TIÊU :	-Sau khi học xong bài HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
	+ Về kỹ năng : -Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lảng phí.
	+ Về thái độ : Giáo dục HS tiết kiệm tránh lảng phí thực phẩm
II-CHUẨN BỊ : Bài tập thảo luận, bảng phụ ghi nội dung hình 3-24 trang 107 SGK.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	
Thế nào là bữa ăn hợp lý ?	( 5 đ )
	Bữa ăn có sự phối hợp các loại thức ăn ( thực phẩm ) với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào cho hợp lý ?	( 4 đ )
	-Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
	Chúng ta đã học xong phần I Thế nào là bữa ăn hợp lý, phần II Phân chia số bữa ăn trong ngày. Hôm nay chúng ta tiếp tục học phần.
+ Em hãy nêu một ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao gọi đó là bữa ăn hợp lý ?
+HS cho ví dụ
	-Đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ dùng, ngon miệng.
* GV cho HS xem hình 3-24 trang 107 SGK.
*HS quan sát hình trả lời
* Cần phải tổ chức bữa ăn hợp lý, trên cơ sở các nguyên tắc sau :
* Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người cần có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó, định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp.
* Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình.
	Ví dụ : Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.
+ Chất dinh dưỡng nào giúp phát triển cơ thể trẻ em : ( Chất đạm, sinh tố, chất khoáng . . . )
	-Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
+ Chất dinh dưỡng nào cung cấp nhiều năng lượng ? ( chất đường bột, chất béo, chất đạm . . .)
+HS trả lời
	-Phụ nử có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất khoáng.
+ Thế nào là cân bằng dinh dưỡng ? (không ăn dư chất này, thiếu chất kia) phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.
+ Kể lại tên 4 nhóm thức ăn ?
+ Em hãy nhớ lại giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn đã học ?
+ Tại sao phải
	Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày.
+ Tại sao phải thay đổi các phương pháp chế biến ?
+ Tại sao phải thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn ?
+HS trả lời
	Ví dụ : Bữa ăn đã có món cá chiên ( rán ) thì không cần phải món cá hấp.
III- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
1/ Nhu cầu các thành viên trong gia đình
*Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp
2/ Điều kiện tài chánh :
	-Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm
	-Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.
3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng 
	Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng 4 nhóm thức ăn.
	-Nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất khoáng, vitamin . . .
4/ Thay đổi món ăn :
	-Để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẳn.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
GV phát cho HS làm bài tập thảo luận chuẩn bị tổ chức bữa ăn hợp lý .
Nhóm 1 : Ba, mẹ, 2 anh em nhỏ tiền 20.000 đ.
Nhóm 2 : Ông, ba, mẹ, con	30.000 đ.
Nhóm 3 : Ba, mẹ mang thai, em 	40.000 đ.
	Cho HS đọc bài tập của mình ( 3 nhóm ) mỗi nhóm cùng thảo luận.
	HS đọc phần ghi nhớ.
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Về nhà học thuộc bài.
-Làm bài tập 1, 2, 3,

File đính kèm:

  • doccong_nghe_20150727_110302.doc