Giáo án Công nghệ 9 - Đinh Văn Tuyến - Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện

- Giới thiệu các mối nối cho HS tham khảo.

- Nếu mối nối lỏng thì gây ra hiện tượng gì? Cần khắc phụ như thế nào?

 

 

 

 

- Khi nối dây dẫn cần đảm bảo những YC gì?

- Để dẫn điện tốt cần phải thực hiện như thế nào?

 

-Nếu mối nối sau khi nối mà bị đứt thì hiện tượng gì xảy ra? Vậy mối nối cần điều gì?

-Nếu mối nối sau khi nối không có lớp băng cách điện thì xảy ra hiện tượng gì?

-Mối nối cần Yc gì nửa?

-Gia đình em chất lượng các mối nối đã đảm bảo chưa?

-Tổng hợp cho ghi bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Đinh Văn Tuyến - Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09	 Ngày soạn :11/10/2013
Tiết : 09	 Ngày dạy : 14/10/2013
Bài 5	:THỰC HÀNH
NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (T1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn, hiểu đượcmột số phương pháp nối dây dẫn điện.
2. Kĩ năng : - Nối được các loại dây dẫn điện thông thường đúng kĩ thuật.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, an toàn trong lao động
II. CHUẨN BỊ
1. GV :-Tranh vẽ quy trình nối dây, bảng mẫu các loại mối nối dây dẫn điện .
	 - Kìm cắt dây,tua vít, phíc cắm điện,công tắc điện, hộp nối dây.
2. HS : - Chuẩn bị dây dẫn điện, kìm, tua vít
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị cảu HS
3. Đặt vấn đề : Để có một mạch điện thì chúng ta cần dụng cụ và thiết bị điện . Vậy để nối các dụng cụ với nhau ta cần có dây điện và cách nối của chúng như thế nào thì ta vào bài hôm nay để tìm hiểu. 
4. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu kiến thức bổ trợ.
- Theo dõi
- Phóng tia lửa điện gây hoả hoạn. Nối chắc, bền, đẹp
- Chất lượng của mối nối ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của mạch điện. Nếu mối nối lỏng thì sẽ gây ra sự cố đứt mạch, phát ra tia lửa điện gây ra hỏa hoạn
-Trả lời: dẫn điện tốt.
-Mặt tiếp xúc sạch, diện tích tiếp xúc lớn, mối nối chặt.
- Có thể gây tai nạn điện, cần độ bền cơ học.
- Nếu sơ ý đụng phải sẽ giật điện.
-Cần gọn, đẹp.
- Trả lời
-Ghi bài.
- Giới thiệu các mối nối cho HS tham khảo.
- Nếu mối nối lỏng thì gây ra hiện tượng gì? Cần khắc phụ như thế nào?
- Khi nối dây dẫn cần đảm bảo những YC gì?
- Để dẫn điện tốt cần phải thực hiện như thế nào?
-Nếu mối nối sau khi nối mà bị đứt thì hiện tượng gì xảy ra? Vậy mối nối cần điều gì?
-Nếu mối nối sau khi nối không có lớp băng cách điện thì xảy ra hiện tượng gì?
-Mối nối cần Yc gì nửa?
-Gia đình em chất lượng các mối nối đã đảm bảo chưa?
-Tổng hợp cho ghi bài
Hoạt động 2 : Tìm hiểu qui trình chung nối dây dẫn điện
Hoạt động nhóm tìm ra 6 bước của qui trình.
Trình bày theo chỉ định. 
Tránh lẹm vào lõi. Dùng kìm hoặc dao nghiêng 300.
-Tiếp xúc điện tốt, dùng giấy ráp.
Theo dõi.
- Kiểm tra dộ bền. Giật nhẹ về hai phía.
-Dùng mỏ hàn.
Băng keo hoặc ghen cách điện.
Ghi bài.
Cho Hs hoạt động nhóm tìm ra các bước để thực hiện qui trình nối dây dẫn điện
-Bước 1: Khi bóc vỏ cách điện cần chú ý những điều gì? Dùng dụng cụ gì?
 GV làm mẫu
Bước 2: Làm sạch lõi có tác dụng gì? Dùng dụng cụ gì?
 GV làm mẫu
Bước 3: Tuy theo mối nối và loại dây dẫn mà ta có những cách nối khác nhau.Ta sẽ tìm hiểu khi thực hành cụ thể vào các tiết sau.
Bước 4: Kiểm tra mối nối nhằm mục đích gì? Bằng cách nào?
Bước 5: Hàn mối nối dùng dụng cụ gì? 
Bước 6: Cách điện dùng chất liệu gì? Có tác dụng gì?
Tổng hợp cho ghi qui trình nối dây.
Hoạt động 3 :Củng cố , hướng dẫn về nhà :
- Trả lời
-Chuẩn bị theo yêu cầu 
- Y/c HS học quy trình thực hiện mối nối.
- Chuẩn bị kìm,dây điện,băng keo,giấy ráp.
- Chuẩn bị cho nội dung tiếp theo nối dây theo đường thẳng
5. Nội dung ghi bảng:
I. TRÌNH TỰ THỰC HÀNH:
-Chất lượng của mối nối ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của mạch điện. Nếu mối nối lỏng thì sẽ gây ra sự cố đứt mạch, phát ra tia lửa điện gây ra hỏa hoạn
1. Các loại mối nối: -Nối thẳng (nối tiếp)
 -Nối phân nhánh (nối rẽ)
 -Nối dùng phụ kiện
2. Yêu cầu của mối nối:
-Dẫn điện tốt, các mặt tiếp xúc phải sạch, điện tích tiếp xúc đủ lớn, chặc (hàn thiết)
-Có độ bền cơ học cao: chịu sức kéo, sức căn và rung chuyển
-An toàn điện, cách điện tốt, mối nối khôg sắc
-Đảm bảo mặt mỹ thuật
3. Quy trình thực hành:
Cách điện 
Mối nối
Bóc vỏ cách điện
Hàn mối nối
KT mối nối
Nối dây điện
Làm sạch lõi
a. Bóc vỏ cách điện: Không được cắt vào lõi. Độ dài phần bóc phụ thuộc vào đường kính dây (15-20 lần đường kính). 
-Bóc cách vát: gọt bỏ lớp vỏ cách điện góc 300 với dây tiết điện nhỏ cần dùng kềm
-Bóc phân đoạn: Dùng cho dây có hai lớp cách điện. lớp ngoài cắt lệch với lớp trong 5-8mm
b. Làm sạch lõi. Dùng giấy ráp làm sạch lõi đến khi thấy ánh kim
c. Nối dây dẫn điện. Tuỳ theo mối nối mà chúng ta chọ cách nối cho thích hợp
d. Hàn mối nối. Để tăng độ bền và độ dẫn điện
-Làm sạch mối nối bằng giấy ráp
-Láng nhựa thông, tránh mối hàn bị Oxi hoá
-Hàn thiết
e. Cách điện cho mối nối. Quấn băng cách điện, quấn từ trái sang phải. Lớp trong quấn phần mối nối lớp ngoài quấn chồng lên 2 phần lớp vỏ cách điện.

File đính kèm:

  • doccong nghe 9 tuan 8 tiet 8.doc