Giáo án Công nghệ 8 Tiết 8 bài 8: Khái niệm về hình cắt
- GV: Yêu cầu HS lien hệ thực tế và cho biết: Muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa quả người ta làm thế nào?
-GV cho HS quan sát H8.1
-Vậy để biểu diễn các bộ phận bị che khuất của vật thể ta làm thế nào?
GV: ta dùng phương pháp hình cắt.
-Hãy quan sát H8.2 a, b, c, d và trả lời câu hỏi:
? Hình cắt của ống lót được vẽ như thế nào?
Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 8 BÀI 8: KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CẮT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Từ quan sát mô hình và hình vẽ ống lót hiểu được cách vẽ hình cắt và công dụng của hình cắt. - Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế. 2. Kỹ năng - Rèn luyện trí thông minh và củng cố thêm những kĩ năng về đọc bản vẽ kĩ thuật. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, tìm hiểu về hình cắt trong thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, mô hình ống lót, tấm nhựa làm mặt phẳng cắt, tranh vẽ phóng to H8.2 . 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, chuẩn bị bài, dụng cụ vẽ. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15’) Câu hỏi: Câu 1: ( 6 điểm) Các khối tròn xoay được hình thành như thế nào ? Chúng gồm những khối hình học nào mà em biết ? Câu 2: ( 4 điểm) Em hãy nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất? Đáp án: Câu 1: - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình. ( 4 điểm) - Khối hình trụ, khối hình nón, khối hình cầu ( 2 điểm) Câu 2: Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống. (4 điểm) 3. Bài mới * Vào bài Như đã tìm hiểu ở chương I, Bản vẽ là khâu nối giữa thiết kế và chế tạo ra sản phẩm. Bản vẽ là tiếng nói của những người làm công tác kĩ thuật. Thực tế, người ta thường dùng những loại bản vẽ nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu Chương II BẢN VẼ KĨ THUẬT Để hiểu được 1 số khái niệm và công dụng của bản vẽ kĩ thuật chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hình cắt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS lien hệ thực tế và cho biết: Muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa quả người ta làm thế nào? -GV cho HS quan sát H8.1 -Vậy để biểu diễn các bộ phận bị che khuất của vật thể ta làm thế nào? GV: ta dùng phương pháp hình cắt. -Hãy quan sát H8.2 a, b, c, d và trả lời câu hỏi: ? Hình cắt của ống lót được vẽ như thế nào? ? Thế nào là hình cắt? ? Công dụng của hình cắt? ? Hình cắt khác hình chiếu ở điểm nào? - GV nhận xét và bổ sung. => GV kết luận: - Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. - Hình cắt biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Khái niệm hình cắt - HS liên hệ trả lời - Ta phải bổ đôi hoa quả. - Quan sát - HS trả lời - Quan sát và trả lời. - Dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt đôi vật thể, chiếu nửa sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng chiếu ta được hình cắt. - Là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. - Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. + Vẽ bằng nét thấy + Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- TIẾT 8 BÀI 8 KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CẮT.doc