Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 36: Thi học kỳ I - Nguyễn Thị Ngọc Hà

Câu 2: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

a) Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu;

b) Song song với nhau;

c) Cùng đi qua một điểm;

d) Song song với mặt phẳng cắt.

Câu 3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:

a) Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng;

b) Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng;

c) Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng;

d) Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạng ở bên phải hình chiếu bằng.

Câu 4: Truyền tải điện năng đi xa là nhờ:

a) Nhà máy thuỷ điện;

b) Nhà máy nhiệt điện;

c) Nhà máy điện nguyên tử;

d) Các đường dây dẫn điện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 36: Thi học kỳ I - Nguyễn Thị Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: 10-12-2015 
Tiết : 36	 Ngày dạy : 17-12-2015
THI HOÏC KYØ I
XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
a. Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra:
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ 8 (Chương trình HKI);
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ (Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ THCS);
Sách giáo khoa Công nghệ 8
b. Mục đích kiểm tra: 
Kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh theo mục tiêu cần đạt của chuẩn KTKN.
XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 
ĐỀ KẾT HỢP TNKQ VÀ TỰ LUẬN VỚI TỈ LỆ 30% ; 70% 
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
1. Cấu trúc : Đề gồm 2 phần:- TN: 12 câu (3,0 điểm) chiếm 30%.TL: 4 câu (7,0 điểm) chiếm 70%.
2. Khung ma trận đề
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Bản vẽ các khối hình học
1. Nhận biết các phép chiếu đó là phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm. 
Có 3 mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chiếu đứng, mp chiếu bằng và mp chiếu cạnh; tương ứng với các mp chiếu là các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.
2. Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. Có một số vật thể thường có dạng khối đa diện như hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
1. Biết được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật
2. Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
3. Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
 Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.
 Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
1. Làm được bài tập chỉ rõ sự tương quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.
2. Có thể xác định được khối tròn xoay được tạo thành khi nào ? Đặc biệt là có thể kể tên được các khối tròn xoay.
Số câu 
3 (C2, C3, C5)
1 (C6)
4
Số điểm
0,75
0,25
1,0
2. Hình cắt, bản vẽ nhà 
1. Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
1. Sau khi đã tìm hiểu bản vẽ chi tiết, thì tiếp tục tìm hiểu bản vẽ lắp đơn giản. 
2. Dựa vào những kí hiệu quy ước, đọc được bản vẽ nhà
1. Đọc được bản vẽ chi tiết mà không cần dựa vào các hướng dẫn cụ thể.
2. Đọc bản chi tiết bất kì. Xác định được nội dung của bản vẽ chi tiết..
Số câu 
 1 (C9)
1 (C8)
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
3. Gia công cơ khí
 Phân biệt được kim loại đen và kim loại màu. Biết tỉ lệ của các bon trong vật liệu thế nào thì được thép, thế nào thì được gang
 Biết rằng cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô.
 Vận dụng vào thực tế để phân biệt kim loại và phi kim
 Hiểu rõ khi nào thì được gang trắng, gang xám và gang dẻo; khi nào thì có thép các bon, khi nào thì có thép hợp kim ?
- Phân biệt được các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.
Số câu 
1 (C10)
1 (C14)
1 (C11)
3
Số điểm
0,25
1,0
0,25
1,5
4. Chi tiết máy và lắp ghép
- Phân biệt được các chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng
- Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong cơ khí (mối ghép cố định, mối ghép tháo được, mối ghép động). 
- Hiểu được Khái niệm về các kiểu mối ghép
- Có thể nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren.
Số câu 
1 (C12)
1 (C1)
1 (C16)
3
Số điểm
0,25
0,25
2,5
3,0
5. An toàn điện – Vật liệu kĩ thuật điện.
- Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Hiểu được vai trò của điện năng trong đời sống.
- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
- Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt.
- Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang.
- Hiểu được đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
- Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lí đèn chiếu sáng trong nhà.
- Hiểu chức năng của nhà máy điện là sản xuất điện năng chứ không phải truyền tải điện năng đi xa.
- Hiểu được nguyên lí biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện. 
- Hiểu được các số liệu của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu.
- Có ý thức an toàn trong sử dụng và sửa chữa điện.
Số câu
1 (C4)
1 (C13)
1 (C7)
1 (C15)
4
Số điểm
0,25
1,5
0,25
2,0
4,0
TS câu 
8
4
4
16
TS điểm
3,25
1,75
5,0
10
Tỉ lệ
32,5%
17,5%
50%
100%
IV. Đề kiểm tra 
A. TRẮC NGHIỆM:(3đ) Khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c,d) đứng trước câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1. Trong các mối ghép sau đây, mối ghép nào là mối ghép cố định không tháo được?
Mối ghép bằng bu lông – đai ốc; 
Mối ghép bằng đinh vít;
Mối ghép bằng hàn; 
Mối ghép bằng vít cấy.
Câu 2: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:
Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu;
Song song với nhau;	
Cùng đi qua một điểm;	
Song song với mặt phẳng cắt.
Câu 3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng;
Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng;
Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng;
Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạng ở bên phải hình chiếu bằng.
Câu 4: Truyền tải điện năng đi xa là nhờ:
Nhà máy thuỷ điện;
Nhà máy nhiệt điện;
Nhà máy điện nguyên tử;
Các đường dây dẫn điện.
Câu 5: Khối đa diện thường được biểu diễn bằng những hình chiếu 
hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.
hình chiếu đứng, hình cắt và hình chiếu bằng.
hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình cắt.
hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng và hình cắt.
Câu 6: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nào?
Hình trụ;
Hình nón;
Hình cầu;
Hình hộp.
Câu 7: Chức năng của nhà máy điện là gì?
Biến đổi nhiệt năng thành điện năng;
Biến đổi thuỷ năng thành điện năng;
Biến đổi năng lượng nguyên tử thành điện năng;
Biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, thành điện năng.
Câu 8: Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm 
bảng kê, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
hình cắt, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
hình biểu diễn, các bộ phận, yêu cầu kĩ thuật, khung tên. 
Câu 9 Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng 
bên ngoài vật thể. 
bên trong vật thể.
phía trước vật thể.
phía sau vật thể. 
Câu 10: Một vật liệu kim loại đen được gọi là thép khi có tỷ lệ cacbon ( C ) là 
C < 2,14%. 
C 2,14%. 	
C > 2,14%.
C 2,14%.
Câu 11: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ kẹp chặt?
Mỏ lết;
Cờ lê;
Ê tô;
Tua vít.
Câu 12: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng; 
Kim máy khâu, bánh răng, lò xo;
Khung xe đạp, bulông, đai ốc;
Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp.
B. TỰ LUẬN:(7,0đ)
Câu 13: (1,5đ) Điện năng là gì? Nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?
Câu 14: (1,0đ) Nêu khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay?
Câu 15: (2,0đ) Nêu một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện?
Câu 16: (2,5đ) Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren? 
V. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
a
a
d
a
b
a
c
b
d
c
a
B. Tự luận (7,0đ)
Câu 13:
- Điện năng là năng lượng của dòng điện. (0,5đ)
- Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống:
+ Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống xã hội. (0,5đ)
+ Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. (0,5đ)
Câu 14: Khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay:
- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu (0,5đ).
- Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh (0,5đ).
Câu 15: Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện:
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện (0,5đ).
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện (0,5đ).
- Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện (0,5đ).
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp (0,5đ).
Câu 16: Nêu đặc điểm, ứng dụng của mối ghép bằng ren
a) Cấu tạo mối ghép: 
- Mối ghép bu lông: Bulông, đai ốc,vòng đệm, chi tiết được ghép. (0.5đ)
- Mối ghép vít cấy: Vít cấy đai ốc,vòng đệm, chi tiết được ghép. (0.5đ)
- Mối ghép đinh vít: Đinh vít đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép. (0.5đ)
b) Đặc điểm và ứng dụng:
 - Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. (0.25đ)
- Mối ghép bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn. (0.25đ)
- Mối ghép vít cấy ghép các chi tiết có chiều dày lớn. (0.25đ)
- Mối ghép đinh vít ghép các chi tiết chịu lực nhỏ. (0.25đ)
 VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
	2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
	3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
	4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
 Loaïi
Lôùp
0-3
Dưới 5
Trên 5
8-10
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
8a1
8a2
Nhaän xeùt: .................
.
.
VII. Rút kinh nghiệm:...
.

File đính kèm:

  • docTuan_18_CN8_Tiet_36.doc