Giáo án Công nghệ 8 Tiết 26: Ôn tập
- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước:
1. Khung tên.
2. Hình biểu diễn.
3. Kích thước
4. Yêu cầu kĩ thuật.
5. Tổng hợp.
- Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm 6 bước:
1. Khung tên.
2. Bảng kê.
3. Hình biểu diễn.
4. Kích thước.
5. Phân tích chi tiết.
6. Tổng hợp.
Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 26 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hệ thống được kiến thức đã học qua phần cơ khí. - HS biết tóm tắt kiến thức đã học theo dạng sơ đồ khối. - HS biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp kiến thức của phần Cơ khí. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát hoá, tổng hợp. 3. Thái độ - HS: học tập nghiêm túc, tích cức hoạt động và khai thác các thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, hệ thống câu hỏi, tranh vẽ, mô hình vật thể. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, nội dung kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu cấu tạo, ứng dụng của khớp quay? Đáp án: + Khớp quay gồm: ổ trục, bạc lót, trục. Mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục so với chi tiết kia. Có mặt tiếp xúc thường là mặt trụ. Để làm giảm ma sát ta dùng ổ bi hay bạc lót. + Ứng dụng của khớp quay: Được dùng nhiều trong các thiết bị máy móc như: bản lề cửa, xe đạp, quạt điện 3. Bài mới * Vào bài Hoạt động 1: Ôn tập phần vẽ kĩ thuật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ H1/tr 52 SGK và trả lời câu hỏi. ? Nêu tổng quát nội dung từng bài đã học? ? Xác định các kĩ năng đã đạt được từ các bài thực hành? Gv nhận xét, kết luận về mục tiêu của chương I và chương II. - GV: Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 2.1. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì ? 2.2. Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ? 2.3. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà? 2.4. Cho vật thể, em hãy vẽ hình chiếu của vật thể? A B C - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. I. Phần vẽ kĩ thuật. 1. Khái quát nội dung - Quan sát - Trả lời - Lắng nghe 2. Câu hỏi và bài tập - HS thảo luận nhóm và trả lời. - Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật gồm các hình vẽ kĩ thuật và các thông tin cần thiết khác được trình bày theo các qui tắc thống nhất. - Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong thiết kế và chế tạo, trao đổi và sử dụng. - Hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. - Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước: 1. Khung tên. 2. Hình biểu diễn. 3. Kích thước 4. Yêu cầu kĩ thuật. 5. Tổng hợp. - Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm 6 bước: 1. Khung tên. 2. Bảng kê. 3. Hình biểu diễn. 4. Kích thước. 5. Phân tích chi tiết. 6. Tổng hợp. - Trình tự đọc bản vẽ nhà gồm 4 bước: 1. Khung tên. 2. Hình biểu diễn. 3. Kích thước. 4. Các bộ phận. - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. Hoạt động 2: Ôn tập phần cơ khí Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 109 SGK và trả lời câu hỏi. ? Nêu tổng quát nội dung từng bài đã học? ? Xác định các kĩ năng đã đạt được từ các bài thực hành? Gv nhận xét, kết luận về mục tiêu của chương III và chương IV. - GV: Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 2.1. Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? 2.2. Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại? 2.3. Chi tiết máy là gì ? Gồm những nhóm nào? Lấy ví dụ? 2.4. Mối ghép cố định là gì? Gồm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại? 2.5. Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh? 2.6. Thế nào là khớp động? - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. I. Phần vẽ kĩ thuật. 1. Khái quát nội dung - Quan sát - Trả lời - Lắng nghe 2. Câu hỏi và bài tập - HS thảo luận nhóm và trả lời. + Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống: - Tạo ra máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao. - Giúp lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng thú vị hơn. - Tầm nhìn con người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian. - Kim loại và phi kim loại : kim loại có tính dẫn điện tốt, giá thành cao, khó gia công, phi kim loại không có tính dẫn điện, giá thành rẻ, dễ gia công. - Chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. - Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm: + Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo... + Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp... - Mối ghép cố định: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. - Mối ghép cố định gồm hai loại: + Mối ghép tháo được: Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn. + Mối ghép không tháo được: Muồn tháo rời các chi tiết ta phải phá hỏng một thành phần nào đó của chi tiết. - Vì Al khó hàn và dùng đinh tán có lợi là chịu nhiệt độ cao và chịu được lực. - Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu. - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. 4. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức./ 5. Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. - Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- TIẾT 26 ÔN TẬP.doc