Giáo án Công nghệ 8 Tiết 25 bài 27: Mối ghép động

- GV: Yêu cầu HS quan sát H 27.3 và trả lời câu hỏi.

? Em hãy nêu cấu tạo khớp quay?

? Các mặt tiếp xúc của khớp quay có hình dạng gì?

+ Để giảm ma sát cho khớp quay, trong kĩ thuật người ta có giải pháp gì?

- GV: Nhận xét và bổ sung

- GV: Cho HS quan sát ổ trục trước xe đạp và giới thiệu cấu tạo.

=> GV kết luận:

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4402 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 25 bài 27: Mối ghép động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 25
BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hiểu được khái niệm về mối ghép động.
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và nhận biết.
 	3. Thái độ 
	- Ham thích tìm hiểu về quy trình gia công cơ khí.
	- Có tác phong làm việc khoa học, đúng quy trình, bảo đảm an toàn.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, tranh vẽ các máy có khớp động, mô hình các loại khớp tịnh tiến, khớp quay.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi, chuẩn bị hộp bao diêm, ghế xếp, xi lanh tiêm.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt?
	- Nêu ứng dụng của từng loại mối ghép bằng ren?	
	Đáp án: 
	- Cấu tạo:
	+ Mối ghép bằng then: Then được đặt trong rãnh của hai chi tiết ghép.
	+ Mối ghép bằng chốt: Chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết ghép.
	- Ứng dụng:
	+ Mối ghép bulông: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
	+ Mối ghép vít cấy: Dùng với những chi tiết có chiều dày lớn.
	+ Mối ghép đinh vít: Dùng với những chi tiết chịu lực nhỏ.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Trong các sản phẩm cơ khí có những sản phẩm mà các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau nhờ các khớp động. Vậy nó là những loại khớp nào? Có đặc điểm gì? Được ứng dụng ở đâu? Bài học mối ghép động sẽ giúp chúng ta hiểu những vấn đề này.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Quan sát hình 27.1 và vật thật ( ghế gấp) em hãy trả lời câu hỏi sau:
? Chiếc ghế xếp gồm mấy chi tiết được ghép với nhau?
? Chúng được ghép với nhau như thế nào? 
? Khi gập và mở ra, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
? Vậy mối ghép động là gì?
- GV: Các mối ghép động này được gọi là khớp động. Khớp động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
? Vậy ta hiểu như thế nào là một cơ cấu? 
- GV thông qua ví dụ cơ cấu tay quay – thanh lắc H27.2 để cho HS xây dựng khái niệm về 1 cơ cấu; chú ý: mở rộng: Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
? Dựa vào tính năng khi hoạt động người ta chia khớp động thành những loại nào? 
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
- Khớp động gồm: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, khớp vít, khớp cácđăng
I. Thế nào là mối ghép động?
- Quan sát và trả lời.
- 5 chi tiết
- 4 khớp A, B, C, D nối các chân ,tựa và tấm đệm ngồi của ghế với nhau.
- Các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Lắng nghe.
- Một nhóm được nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có 1 vật được xem là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với quy luật hoàn toàn xác định với giá được gọi là một cơ cấu.
- Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, khớp vít, khớp cácđăng 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 27.3 và trả lời câu hỏi.
? Em hãy cho biết khớp tịnh tiến gồm các loại mối ghép nào ?
? Bề mặt tiếp xúc của mối ghép pittông-xilanh có hình dạng thế nào?
? Mặt tiếp xúc của mối ghép sống trượt -rãnh trượt?
? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến có hình dáng như thế nào? Tác dụng của nó?
? Tại sao bề mặt tiếp xúc lại phải gia công nhẵn bóng?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Mối ghép pittông – xilanh: Có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.
- Mối ghép sống trượt - rãnh trượt: Do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào?
? Khi hai chi tiết trượt trên nhau sẽ gây ra hiện tượng gì?
? Hiện tượng này có lợi hay hại?
? Khắc phục như thế nào?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động giống hệt nhau (về quỹ đạo chuyển động, vận tốc).
- Khi hai chi tiết trượt trên nhau sẽ gây ra ma sát lớn làm cản trở chuyển động. Để khắc phục người ta phải đánh bóng bề mặt và bôi trơn bằng dầu mỡ.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Khớp tịnh tiến được dùng ở đâu?
? Hãy kể tên một số khớp tịnh tiến mà em biết?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Ứng dụng: Khớp tịnh tiến dùng trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 27.3 và trả lời câu hỏi.
? Em hãy nêu cấu tạo khớp quay?
? Các mặt tiếp xúc của khớp quay có hình dạng gì?
+ Để giảm ma sát cho khớp quay, trong kĩ thuật người ta có giải pháp gì?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
- GV: Cho HS quan sát ổ trục trước xe đạp và giới thiệu cấu tạo.
=> GV kết luận:
- Khớp quay gồm: ổ trục, bạc lót, trục. Mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục so với chi tiết kia. Có mặt tiếp xúc thường là mặt trụ.
- Để làm giảm ma sát ta dùng ổ bi hay bạc lót.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Ứng dụng của khớp quay?
? Trong chiếc xe đạp, khớp nào thuộc khớp quay?
? Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng tên có được coi là khớp quay không? Vì sao?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Ứng dụng của khớp quay: Được dùng nhiều trong các thiết bị máy móc như: bản lề cửa, xe đạp, quạt điện
II. Các loại khớp động.
1. Khớp tịnh tiến.
a. Cấu tạo.
- Quan sát và trả lời.
- Gồm mối ghép pittông - xilanh, mối ghép sống trượt - rãnh trượt.
- Có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.
- Do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành.
- Bề mặt tiếp xúc nhẵn bóng. Để giảm ma sát khi chuyển động trượt.
- Để giảm ma sát khi chuyển động.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Đặc điểm
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Giống hệt nhau (về quỹ đạo chuyển động, vận tốc)
- Ma sát lớn làm cản trở chuyển động.
- Có hại 
- Để làm giảm ma sát ta phải đánh bóng bề mặt và bôi trơn bằng dầu mỡ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
c. Ứng dụng
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Dùng trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại.
- Mối ghép pittông – xilanh trong động cơ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Khớp quay.
a. Cấu tạo
- Quan sát và trả lời.
- Gồm: ổ trục, bạc lót, trục.
- Thường là mặt trụ tròn.
- Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót hoặc dùng vòng bi.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Ứng dụng
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Được dùng nhiều trong các thiết bị máy móc như: bản lề cửa, xe đạp, quạt điện
- Liên hệ, trả lời. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Thế nào là khớp động? 
	- HS: Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
	- GV: Nêu cấu tạo, ứng dụng của khớp quay?
	- HS trả lời: 
	+ Khớp quay gồm: ổ trục, bạc lót, trục. Mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục so với chi tiết kia. Có mặt tiếp xúc thường là mặt trụ. Để làm giảm ma sát ta dùng ổ bi hay bạc lót.
	+ Ứng dụng của khớp quay: Được dùng nhiều trong các thiết bị máy móc như: bản lề cửa, xe đạp, quạt điện
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 25 BÀI 27 MỐI GHÉP ĐỘNG.doc
Giáo án liên quan