Giáo án Công nghệ 8 Tiết 23 bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ.

- Được làm bằng kim loai dẻo như: nhôm, thép cacbon thấp.

- Thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 23 bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 23
BÀI 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH - MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- HS hiểu được khái niệm và phân loại được mối ghép cố định.
	- HS hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một só mối ghép không tháo được thường gặp.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, tổng hợp.
 	3. Thái độ 
	- Ham thích tìm hiểu về quy trình gia công cơ khí.
	- Có tác phong làm việc khoa học, đúng quy trình, bảo đảm an toàn.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, tranh hình 25.1, hình 25.2, một số mẫu vật về mối ghép.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Chi tiết máy là gì ? Gồm những nhóm nào? Lấy ví dụ?
	Đáp án:
	- Chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
	- Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm:
	+ Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo...
	+ Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp...
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Mỗi thiết bị do nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành. Mỗi bộ có hình dạng kích thước, tính chất khác nhau. Tùy theo công dụng, chức năng và điều kiện làm việc của chúng. Mỗi chi tiết có nhiều kiểu nối khác nhau và quyết định chất lượng của sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về mối ghép ta nghiên cứu bài hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép cố định
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV gọi HS nhắc lại khái niệm mối ghép cố định.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 25.1 và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép cố định gồm mấy loại?
? Hai mối ghép này giống nhau ở điểm nào?
? Trong 2 loại mối ghép loại nào tháo được?
? Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép hàn?
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Mối ghép cố định: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép cố định gồm hai loại:
 + Mối ghép tháo được: Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
 + Mối ghép không tháo được: Muồn tháo rời các chi tiết ta phải phá hỏng một thành phần nào đó của chi tiết.
I. Mối ghép cố định
- Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
- Quan sát và trả lời.
- Gồm 2 loại: Mối ghép tháo được ( mối ghép hàn), mối ghép không tháo được (mối ghép ren).
- Dùng để ghép nối chi tiết.
-Mối ghép ren.
+ Muốn tháo rời mối ghép bằng hàn phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép không tháo được
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát H 25.2 SGK và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì?
? Mối ghép gồm mấy chi tiết?
- GV nêu đặc điểm mối ghép bằng đinh tán: ghép các chi tiết có dạng tấm mỏng.
? Lỗ trên chi tiết được tạo ra như thế nào?
- GV Cho HS quan sát mẫu vật, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Nêu cấu tạo đinh tán?
? Vật liệu chế tạo là gì?
? Trình tự tán đinh như thế nào?
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng vật liệu dẻo (nhôm, thép ít cacbon).Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép bằng đinh tán được dùng khi nào ?
? Phạm vi ứng dụng của mối ghép?
-Em hãy kể một số mối ghép hàn trong gia đình.
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Đặc điểm:
+ Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
+ Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
+ Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
- Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình (quai nồi, chảo)
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 25.3 và trả lời câu hỏi.
? Nêu các phương pháp hàn ?
- GV giới thiệu: Khi hàn hồ quang người ta thường dùng mỏ hàn và que hàn để ghép các chi tiết.
? Làm thế nào để hàn các chi tiết lại với nhau ?
? Theo trạng thái nung nóng kim loại chỗ tiếp xúc ta có các loại hàn nào ? 
- GV: Nhận xét và bổ sung thông tin về các phương pháp hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiếc.
=> GV kết luận:
- Mối ghép bằng hàn: Là phương pháp dùng nhiệt làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để kết dính các chi tiết hoặc kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
? Em hãy so sánh mối ghép hàn và mối ghép đinh tán?
? Mối ghép hàn thường được ứng dụng ở đâu ?
? Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?
- GV: Nhận xét và bổ sung 
=> GV kết luận:
- Đặc điểm: Mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.
- Ứng dụng: tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử
- GV: Bổ sung thông tin về sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả:
+ Sử dụng các loại mối ghép trong cơ khí để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng chế tạo ra các chi tiết góp phần tiết kiệm năng lượng. 
+ Lựa chọn các mối ghép phù hợp với yêu cầu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật tiết kiệm được năng lượng sử dụng trong chế tạo và sản xuất.
- GV Biện pháp GDBVMT:
+ Trong quá trình hàn tạo ra nhứng chất thải, rác thải làm ảnh hướng xấu đến môi trường (Chú ý dầu mỡ bị cháy khi hàn ... ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó cần có biện pháp xử lí để bảo vệ môi trường. 
+ Mối ghép hàn tạo ra tia lửa điện phải đề phòng cháy nổ.
+ Mối ghép bằng đinh tán thường gây ra tiếng ồn.
II. Mối ghép không tháo được.
1. Mối ghép bằng đinh tán.
 a. Cấu tạo mối ghép
- HS quan sát H 25.2 SGK và trả lời.
- Mối ghép không tháo được.
- 2 chi tiết: chi tiết được ghép và chi tiết ghép.
- Lắng nghe.
- Khoan.
- Quan sát mẫu vật, liên hệ và trả lời.
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ.
- Được làm bằng kim loai dẻo như: nhôm, thép cacbon thấp.
- Thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Đặc điểm và ứng dụng:
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
- Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình (quai nồi, chảo)
-Hs trả lời.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Mối ghép bằng hàn.
a. Khái niệm: 
- Tìm hiểu thông tin SGK, quan sát H 25.3 và trả lời.
- Gồm : hàn điện hồ quang, hàn điện tiếp xúc, hàn thiếc.
- Dùng nhiệt làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để kết dính các chi tiết hoặc kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác.
+ Hàn nóng chảy.
+ Hàn áp lực.
+ Hàn thiếc.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời.
- So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.
- Ứng dụng: tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử
- Vì Al khó hàn và dùng đinh tán có lợi là chịu nhiệt độ cao và chịu được lực.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
- Lắng nghe.
	4. Củng cố
	GV: Mối ghép cố định là gì? Gồm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại?
	HS trả lời:
	- Mối ghép cố định: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
	- Mối ghép cố định gồm hai loại:
	 + Mối ghép tháo được: Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
 	+ Mối ghép không tháo được: Muồn tháo rời các chi tiết ta phải phá hỏng một thành phần nào đó của chi tiết.
	GV: Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?
	HS: Vì Al khó hàn và dùng đinh tán có lợi là chịu nhiệt độ cao và chịu được lực.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 23 BÀI 25 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH - MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC.doc
Giáo án liên quan