Giáo án Công nghệ 8 Tiết 22 bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

- Các chi tiết đươc ghép với nhau bằng đinh tán và bằng trục quay.

+ Giống: đều ghép các chi tiết với nhau.

+ Khác: kiểu cách ghép khác nhau,có kiểu thì có chuyển động giữa các chi tiết( trục và bánh ròng rọc), có kiểu thì cố định,không có chuyển động ( truc và giá).

- Lắng nghe.

- Chia thành 2 loại: Mối ghép cố định và mối ghép động.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 22 bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 22
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
	- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn luện kỹ năng phân tích và quan sát
 	3. Thái độ 
	- Ham thích tìm hiểu về quy trình gia công cơ khí.
	- Có tác phong làm việc khoa học, đúng quy trình, bảo đảm an toàn.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
 	- SGK, giáo án, tranh vẽ hoặc bộ mẫu ( trục trước xe đạp): nhóm các chi tiết: bulông, đai ốc, vòng đệm, lò xo,
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Hãy trình bày các điểm chung về an toàn khi gia công cưa?
	Đáp án:
	An toàn khi cưa:
	+ Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
	+ Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoăc tay nắm bị hỏng.
	+ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ và đỡ vật.
	+ Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Ví dụ: Xe đạp (Sườn xe, vỏ xe, ruột xe, xăm,. . .). Các chi tiết đó được gọi là chi tiết máy. Vậy chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Chúng được lắp ghép với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS thao chiếc bút bi của mình và quan sát.
? Chiếc bút bi được cấu tạo từ những bộ phận nào? 
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.1 SGK, tìm hiểu thông tin trong SGK, rồi tháo cụm trục trước xe đạp để quan sát và trả lời câu hỏi.
? Em hãy cho biết cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử?
? Nêu công dụng của từng phần tử?
? Giả sử côn đã bị mẻ thì hoạt động của trục trước xe đạp có còn bình thường ko?
? Các phần tử trên có đặc điểm gì chung?
? Vậy chi tiết máy là gì?
? Em hãy cho ví dụ về chi tiết máy?
? Tại sao phải sử dụng chi tiết máy trong các nhóm chi tiết hoặc cụm chi tiết?
- Yêu cầu HS quan sát H 24.2: các phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
- Dấu hiệu nào để nhận biết chi tiết máy?
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi.
? Theo công dụng chi tiết máy được chia ra những loại nào ?
- GV: Nhận xét và giới thiêu thêm cách phân loại chi tiết máy theo nhóm: chi tiết máy tiêu chuẩn hoá và chi tiết máy không tiêu chuẩn hoá.
=> GV kết luận:
- Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo...
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp...
I. Khái niệm về chi tiết máy.
1. Chi tiết máy là gì?
- HS: Tháo chiếc bút bi, quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát hình 24.1 và tìm hiểu thông tin. Tháo cum trục trước xe đạp quan sát để nhận biết các phần tử và trả lời.
- Gồm: trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn.
+ Trục: 2 đầu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc.
+ Đai ốc hãm côn: giữ côn ở lại một vị trí.
+ Đai ốc, vòng đệm: lắp trục với càng xe.
+ Côn: cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục.
- Côn bị mẻ thì cụm trục trước của xe đạp không hoạt động bình thường tức côn không còn giữ vai trò như còn nguyên vẹn.
- Không thể tách rời và có nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Ví dụ: đai ốc, bánh răng,
- Vì: Dễ sửa chữa, dễ thay thế, tiết kiệm được nguyên vật liệu và năng lượng sản xuất các chi tiết máy. Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.
-Mảnh vỡ máy không phải là chi tiết máy vì không có cấu tạo hoàn chỉnh.
- Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Phân loại chi tiết máy
- Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời.
- Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo...
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp...
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: vậy muốn tạo thành 1 máy hoàn chỉnh các chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
- GV sử dụng hình vẽ 24.3 SGK hoặc vật thật giới thiệu quan sát và trả lời:
? Chiếc ròng rọc cấu tạo gồm mấy chi tiết? Mỗi chi tiết có nhiệm vụ gì?
? Em hãy cho biết các chi tiết đó được ghép với nhau như thế nào bằng cách điền từ vào chỗ trống?
? Các mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- GV: Nhận xét và sửa nếu HS trả lời sai.
? Có mấy loại mối ghép đó là những mối ghép nào?
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép cố định là gì? 
? Gồm mấy loại? Lấy ví dụ?
- GV: Nhận xét và bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục và trả lời câu hỏi.
? Mối ghép động là gì? Lấy ví dụ?
? Chiếc xe đạp của em có những loại mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép đó? 
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm 2 loại:
- Mối ghép tháo được: mối ghép bằng ren, then chốt,
-Mối ghép không tháo được: mối ghép bằng hàn, đinh tán. 
+ Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
VD: mối ghép bản lề, ổ trục, 
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Quan sát hình 24.3, tìm hiểu thông tin và trả lời:
- Các chi tiết đươc ghép với nhau bằng đinh tán và bằng trục quay.
+ Giống: đều ghép các chi tiết với nhau.
+ Khác: kiểu cách ghép khác nhau,có kiểu thì có chuyển động giữa các chi tiết( trục và bánh ròng rọc), có kiểu thì cố định,không có chuyển động ( truc và giá).
- Lắng nghe.
- Chia thành 2 loại: Mối ghép cố định và mối ghép động. 
a. Mối ghép cố định.
- Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời.
- Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép tháo được: mối ghép bằng ren, then chốt,
-Mối ghép không tháo được: mối ghép bằng hàn, đinh tán. 
- Lắng nghe.
b. Mối ghép động.
- Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời.
+ Mối ghép động: Là mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
VD: mối ghép bản lề, ổ trục, 
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- Yêu cầu học sinh trả lời 4 câu hỏi sgk.
	- Đọc phần ghi nhớ sgk.
	- Chiếc xe đạp có những mối ghép nào?
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 22 BÀI 24 KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP.doc