Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Giang
+ Theo em chăm sóc rừng sau khi trồng nhằm mục đích gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết:
+ Vì sao sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc ngay?
+ Vì sao phải chăm sóc liên tục trong 4 năm?
+ Vì sao những năm đầu chăm sóc nhiều hơn những năm sau?
_ Tiểu kết, ghi bảng Để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt và có tỉ lệ sống cao.
_ Học sinh đọc và trả lời:
Vì cây mới trồng còn non yếu. Tiến hành chăm sóc ngay để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng trong môi trường sống mới.
Vì năm thứ 1-4 rừng chưa khép tán, sau 4-5 năm rừng mới khép tán.
Năm sau cây khoẻ dần tán rừng ngày càng kín .
_ Học sinh ghi bài. I. Thời gian và số lần chăm sóc:
1. Thời gian:
Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm.
2. Số lần chăm sóc:
Năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần.
Năm thứ ba và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.
1.Tuần 24 2.Tiết 27 BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Thời vụ trồng rừng. Yêu cầu: Biết được thời vụ gieo trồng rừng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7 phút _ Yêu cầu học sinh đọc mục I và trả lời các câu hỏi: + Theo em, cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì? + Cho biết những mùa chính để trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. + Tại sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam lại khác nhau? + Nếu trồng cây rừng trái thời vụ thì có hậu quả gì? + Ở các tỉnh miền Bắc trồng rừng vào mùa hè và đông có được không, tại sao? _ Giáo viên bổ sung, ghi bảng. _ Học sinh đọc và trả lời: à Cơ sở đó là khí hậu và thời tiết. à Các mùa chính ở: + Miền Bắc: mùa xuân và mùa thu. + Miền Trung và miền Nam: mùa mưa. à Thời vụ ở các miền khác nhau nguyên nhân là do mỗi vùng có thởi tiết khí hậu khác nhau. à Nếu trồng rừng trái thời vụ thì cây sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ cây chết cao, thậm chí cây chết gần hết. à Không, vì mùa đông và mùa hè cây mất nhiều nước, héo khô, còi cọc,. _ Học sinh ghi bài. I. Thời vụ trồng rừng: _ Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu. _ Mùa rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa thu và mùa xuân. Miền Trung và miền Nam là vào mùa mưa. * Hoạt động 2: Làm đất trồng rừng. Yêu cầu: Biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 11 phút _ Giáo viên treo bảng về kích thước hố và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Hãy cho biết, người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào? _ Giáo viên ghi bảng. _ Giáo viên treo hình 41 và yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát để trả lời các câu hỏi: + Hãy cho biết các bước của kĩ thuật đào hố. + Hình 41a nói lên công việc gì của kĩ thuật đào hố? + Hình 41b nói lên công việc gì ? + Hình 41c nói lên công việc gì ? _ Giáo viên nhận xét và hỏi: + Khi vạc cỏ và đào hố thì cần lưu ý điều gì? + Khi lấp đất xuống hố thì nên chú ý điều gì, tại sao? + Trước khi đào hố tại sao phải làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố? Giáo viên chốt lại, ghi bảng. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Thường có các kích thước: + Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm. + Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi: _ Đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung. à Bao gồm các bước: + Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố. + Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố. + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố. à Đào hố. à Lấy đất bỏ xuống hố. à Lấp đất cho đầy hố. _ Học sinh trả lời: à Cần lưu ý: lớp đất màu để riêng bên miệng hố. à Tại vì đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu. _ Học sinh lắng nghe, ghi bài. II. Làm đất trồng cây: 1. Kích thước hố: Bao gồm 2 loại: _ Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm. + Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm. 2. Kĩ thuật đào hố: Theo các thứ tự sau: _ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố. _ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố. _ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố. * Hoạt động 3: Trồng rừng bằng cây con. Yêu cầu: + Nắm được kỹ thuật trồng cây con có bầu. + Nắm được kĩ thuật trồng cây con rể trần. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7 phút + Cho biết có mấy cách trồng rừng bằng cây con. + Hãy cho biết trồng cây con có bầu theo quy trình nào. _ Giáo viên giảng thêm quy trình trồng cây con có bầu. + Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta? + Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với những loại cây nào? + Hãy sắp xếp lại cho đúng quy trình trồng cây con rễ trần. + Vậy trồng cây con rễ trần tiến hành theo những bước nào? + Ngoài 2 cách trên người ta còn tạo cây rừng bằng loại cây con nào nữa? + Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại nào? Tại sao? _ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. à Có 2 cách: + Trồng cây con có bầu. + Trồng cây con rễ trần. _ Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi: _ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. à Theo quy trình: + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất. + Rạch bỏ vỏ bầu. + Đặt bầu vào lỗ trong hố. + Lấp đất và nén đất lần 1. + Lấp đất và nén đất lần 2. + Vun gốc. _ Học sinh lắng nghe. à Vì khi bứng cây có bầu đi trồng thì bộ rễ cây con không bị tổn thương; bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp; cây trồng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt. _ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời: à Thường áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rể khỏe, nơi đất tốt và ẩm. à Theo thứ tự: a, c, e, b, d. _ Học sinh ghi bài. III. Trồng rừng bằng cây con: Có 2 cách: _ Trồng cây con có bầu. _ Trồng cây con rễ trần. Ngoài ra người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố. Qui trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con gồm các bước: _ Tạo lỗ trong hố. _ Đặt cây vào lỗ trong hố đất. _ Lấp đất. _ Nén chặt. _ Vun đất kín gốc cây. BÀI 27: CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG * Hoạt động 4: Thời gian và số lần chăm sóc. Yêu cầu: Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7 phút + Theo em chăm sóc rừng sau khi trồng nhằm mục đích gì? _ Yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết: + Vì sao sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc ngay? + Vì sao phải chăm sóc liên tục trong 4 năm? + Vì sao những năm đầu chăm sóc nhiều hơn những năm sau? _ Tiểu kết, ghi bảng à Để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt và có tỉ lệ sống cao. _ Học sinh đọc và trả lời: à Vì cây mới trồng còn non yếu. Tiến hành chăm sóc ngay để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng trong môi trường sống mới. à Vì năm thứ 1-4 rừng chưa khép tán, sau 4-5 năm rừng mới khép tán. à Năm sau cây khoẻ dần tán rừng ngày càng kín . _ Học sinh ghi bài. I. Thời gian và số lần chăm sóc: 1. Thời gian: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm. 2. Số lần chăm sóc: Năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần. * Hoạt động 5: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng. Yêu cầu: Nắm được những công việc chăm sóc rừng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10phút _ Giáo viên treo hình 44, yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Chăm sóc rừng bao gồm những công việc gì? + Hình 44a mô tả công việc gì? Làm như thế nào? + Hình 44b mô tả công việc gì? Và cách tiến hành công việc đó. + Hình 44c là công việc gì và cách tiến hành công việc đó? + Hình 44d mô tả công việc gì và cách làm ? + Hình 44e là công việc gì và làm như thế nào? _ Giáo viên nhận xét. + Cho biết phát hoang nhằm mục đích gì. + Em hãy cho biết sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây chết là do các nguyên nhân nào. _ Giáo viên sửa, bổ sung và ghi bảng. _ Học sinh quan sát và thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời: à Bao gồm các công việc: + Tỉa và dặm cây. + Phát hoang. + Làm cỏ. + Bón phân. + Vun gốc. + Làm rào bảo vệ. à Tỉa, dặm cây. Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống. à Làm cỏ quanh gốc. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây. à Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu. à Xới đất, vun gốc. Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ. à Phát hoang và làm rào bảo vệ: + Phát hoang là chặt bỏ day leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng. + Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng. _ Học sinh lắng nghe. à Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng và tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt. à Do cây cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô và thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết xấu, sâu, bệnh hại, thú rừng phá hại, _ Học sinh lắng nghe và ghi bài. II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng: _ Làm rào bảo vệ. _ Phát hoang. _ Làm cỏ. _ Xới đất, vun gốc. _ Bón phân. _ Tỉa và dặm cây. 4. Củng cố, luyện tập. 2p _ Cho biết thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng. _ Cho biết các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng. Đúng hay sai: a. Những năm đầu phải chăm sóc nhiều lần. b. Xới đất, vun gốc với độ sâu 12 đến 13cm và sát vào gốc. c. Thời gian chăm sóc phải liên tục trong 4 năm. d. Không nên tỉa bớt cây khi chăm sóc. Đáp án: Đúng: a,b sai: c, d 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.1p _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 28.
File đính kèm:
- Bai 26 Trong cay rung_12808020.docx