Giáo án Công nghệ 7 - Trường THCS Vũng Áng

Ngày soạn:

TIẾT 11: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Biết được một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại

2. Kỹ năng: Phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu dựa vào kí hiệu trên nhãn thuốc

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, trực quan, thực hành, hoạt động nhóm

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo.

 - Một số nhãn thuốc trừ sâu

2. Học sinh: - Vở ghi, SGK.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức: (1ph)

 

doc58 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Trường THCS Vũng Áng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................................................................
Kí duyệt ngày........................
Tổ CM
Ngày soạn: 
TIẾT 11: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại
2. Kỹ năng: Phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu dựa vào kí hiệu trên nhãn thuốc 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng. 
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp, trực quan, thực hành, hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
	- Một số nhãn thuốc trừ sâu
2. Học sinh:	 - Vở ghi, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (10ph)
	- Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại?
	- Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào? Cần đảm bảo những yêu cầu gì?
.....................................................................................................................................
3. Dạy bài mới:(28ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (5ph)
GV: Nêu yêu cầu, mục tiêu của bài.
GV: Chia nhóm thực hành cho HS
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (10ph)
a, Phân biệt độ độc của thuốc theo ký hiệu và biểu tượng qua nhãn mác.
? Em hãy nhìn vào biểu tượng nó là hình gì và có ý nghĩa gì?
? Em hãy nói một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại mà em biết và cách đọc tên nó như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS đọc tên thuốc trong SGK.
*Hoạt động 3: Thực hành (13ph)
Gv: Yêu cầu Hs làm vào vở
- Phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu dựa vào kí hiệu trên nhãn thuốc
- Hs: Nắm được mục tiêu của bài
- Về vị trí của nhóm mình.
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Ghi nhớ
- Thực hiện theo yêu cầu
I. Quy trình thực hành
1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại
Hình 1: Nhóm độc 1 - Rất độc. Hình đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch.
Hình 2: Độc cao - Chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch.
Hình 3: Cẩn thận - hình vuông đặt lệch có vạch rời
b, Tên thuốc:
Tên thuốc bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc.
III. Thực hành:
- Phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu
4. Củng cố: (5ph)
	- Nhắc lại kí hiệu và biểu tượng của thuốc
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1ph)
	- Nghiên cứu lại nội dung bài thực hành
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
TIẾT 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại
2. Kỹ năng: Xác định được các đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng. 
II. PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, trực quan, thực hành, HĐ nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
	- Một số nhãn thuốc trừ sâu
2. Học sinh:	 - Vở ghi, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
	Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu dựa vào các đặc điểm nào?
.....................................................................................................................................
3. Dạy bài mới:(30ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (5ph)
GV: Giải thích mục tiêu và yêu cầu của bài cần đạt được cho HS.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5ph)
GV: Chia nhóm cho HS thực hành
GV: Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một báo cáo thực hành ghi:
 + Tên thuốc
 + Quy định an toàn LĐ
 + Màu sắc
 + Nằm trong nhóm độc
 + Nhãn hiệu thuốc
*Hoạt động 3: Thực hành (20ph)
GV: Phát cho các nhóm nhãn thuốc trừ sâu bệnh. 
GV: Yêu cầu HS quan sát nhãn thuốc. Xác định được các đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì.
GV: Yêu cầu HS ghi kết quả vào báo cáo
HS: Nghe và ghi nhớ
HS: Thực hành theo nhóm
I. Hướng dẫn ban đầu
II. Thực hành:
Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
4. Củng cố: (08ph)
	- Nhận xét giờ thực hành
	- GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành
	- Giáo dục việc bảo vệ môi trường trong trồng trọt
	- HS vệ sinh khu vực thực hành
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1ph)
	- GV nêu yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 15
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Kí duyệt ngày........................
Tổ CM
Ngày soạn: 
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
TRONG TRỒNG TRỌT
TIẾT 13: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng.
2. Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của việc làm đất và bón phân lót trong trồng trọt.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:	- Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung của bài.
	- Vở ghi, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Dạy bài mới: (34Ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4ph)
GV: Nêu yêu cầu, mục tiêu của bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và các công việc làm đất: (20ph)
GV: Đưa ra ví dụ: Có 2 thửa ruộng, một thửa ruộng đã được cày bừa và thửa ruộng kia không cày bừa. Hướng dẫn HS suy nghĩ trả lời về tình hình cỏ dại, tình trạng đất, sâu, bệnhcủa 2 thửa ruộng đó
GV: Làm đất nhằm mục đích gì?
? Trong sản xuất người ta cày, bừa bằng các công cụ gì? So sánh ưu, nhược điểm của các công cụ ấy.
? Cày đất có tác dụng gì?
GV: Nêu các y/cầu về độ cày sâu.
GV: Cho HS nêu lên tác dụng của bừa và đập đất.
Lưu ý: Bừa nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây
? Tại sao phải lên luống? Em cho biết lên luống áp dụng cho những loại cây trồng nào?
? Lên luống phải thực hiện theo những quy trình nào?
GV: Kết luận vê mục đích và quy trình của công việc lên luống
*Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật bón phân lót.(10ph)
GV: Gợi ý cho HS nhớ lại những kiến thức về bón phân lót.
? Em hãy cho biết quy trình của bón phân lót?
GV: Giải thích ý nghĩa của từng bước.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
HS: Trả lời
HS: Trả lời:
- Cày bằng trâu, bò, máy cày.
HS: Tr¶ lêi
HS: Ghi bài
HS: Cây trồng phải lên luống: khoai, ngô
HS: Trả lời
HS: Ghi bài
HS: Nhớ lại kiến thức cũ.
HS: Trả lời
HS: Ghi bài
I. LÀM ĐẤT NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?
- Làm cho đất tơi xốp 
- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng
- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
II.CÁC CÔNG VIỆC LÀM ĐẤT:
1. Cày đất:
- Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 - 30cm.
- Làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất:
- Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng. 
3. Lên luống:
- Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển
Quy trình: 
- Xác định hướng luống
- Xác định k/thước luống
- Đánh rãnh, kéo đất tạo luống
- Làm phẳng mặt luống
III.BÓN PHÂN LÓT:
Quy trình:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng theo hốc cây
- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
4. Củng cố: (8ph) 
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ/38, 41
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (2ph) 
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài 
- Đọc trước bài: Gieo trồng cây nông nghiệp
V. RÚT KINH NGHIỆM:
	...
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
TIẾT 14: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Biết được các căn cứ để xác định thời vụ và mục đích kiểm tra, xử lý hạt giống.
 	- Hiểu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng.
2. Kỹ năng: - Đảm bảo gieo trồng cây nông nghiệp đúng yêu cầu kĩ thuật
3. Thái độ:	 - Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:	- Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung của bài.
	- Vở ghi, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (6ph)
Câu 1: Trình bày mục đích của việc làm đất? Các công việc làm đất phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Câu 2: Trình bày kĩ thuật bón phân lót?
.....................................................................................................................................
3. Dạy bài mới: (30Ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
*Họat động 1: Giới thiệu bài: (3ph)
GV: Nêu yêu cầu, mục tiêu của bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng: (10ph)
? Ở địa phương em thường gieo trồng vào thời gian nào trong năm?
GV: Lấy VD 
? Nêu KN về thời vụ?
GV: Yêu cầu HS n/cứu SGK và nêu những căn cứ để xác định thời vụ?
GV: Cùng HS phân tích từng yếu tố và kết luận
GV: Ở nước ta gieo trồng tập trung vào 3 vụ trong năm: Vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa.
GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế điền vào bảng trong SGK
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiểm tra và xử lý hạt giống: (7ph)
GV: Yêu cầu HS n/cứu các tiêu chí trong SGK và hỏi:
? Kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào? 
? Vậy ktra, xử lý hạt giống nhằm mục đích gì?
? Nêu các phương pháp xử lý hạt giống?
? Các phương pháp xử lý hạt giống được thực hiện như thế nào?
*Hoạt động 4: Tìm hiểu về các phương pháp gieo trồng: (7ph)
GV: Phân tích ý nghĩa của các yêu cầu kĩ thuật, làm rõ KN về mật độ. khoảng cách, độ nông sâu
? Em biết những biện pháp gieo trồng nào?
? Các biện pháp ấy được thực hiện như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì?
? Các phương pháp ấy áp dụng với loại cây nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
HS: Ghi bài
HS: Trả lời
HS: N/cứu và trả lời
HS: Tự ghi bài
HS: Nghe sau đó kẻ bảng và điền vào vở
HS: N/cứu SGK và trả lời
HS: Kích
Thích hạt nảy mầm, diệt trừ sâu bệnh
HS: 2 cách
HS: Trả lời
HS: Nghe giảng
HS: Gieo bằng hạt, bằng cây con
HS: Trả lời
I.THỜI VỤ GIEO TRỒNG:
Khái niệm: SGK
1.Căn cứ để xác định thời vụ:
- Khí hậu:
- Loại cây trồng:
- Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
2. Các vụ gieo trồng:
- Vụ thu đông: Từ T11- T4 trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau
- Vụ hè thu: T4 - T7, trồng lúa, ngô, khoai
- Vụ mùa: T6 - T11, trồng lúa, rau
II.KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG:
1. Mục đích kiểm tra hạt giống:
Lựa chọn được những hạt giống tốt, đủ tiêu chuẩn để đem gieo.
2. Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống:
Có tác dụng kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu bệnh.
Có 2 cách xử lý:
- Xử lý bằng nhiệt độ
- Xử lý bằng hóa chất
III.PHƯƠNG PHÁP GIEO TRỒNG:
1. Yêu cầu kĩ thuật:
Đảm bảo yêu cầu : Thời vụ, mật độ, k/cách, độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng:
Có 2 phương pháp:
- Gieo bằng hạt
- Gieo bằng cây con
Ngoài ra : Trồng bằng củ, bằng cành.
4. Củng cố: (7ph) 
- Hệ thống lại bài
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. Trả lời các câu hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1ph)
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và đọc trước bài 17
- Chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành sau
V. RÚT KINH NGHIỆM:
	....................................................................................................................................................................
Kí duyệt ngày........................
Tổ CM
Ngày soạn: 
TIẾT 15: THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm.
2. Kỹ năng:	 Làm được các thao tác xử lí hạt giống và xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống đúng quy trình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, biết ứng dụng vào thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn, hoạt động nhóm, thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo. 
 - Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu
2. Học sinh:	- Vở ghi, SGK. 
 - Hạt lúa (ngô) 
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (10ph)
	- Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?
.....................................................................................................................................
3. Dạy bài mới: (25Ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: ( 5ph)
- GV: Giải thích mục tiêu và yêu cầu của bài.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS
*Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành: (5ph)
GV: Hướng dẫn HS quy trình xử lý hạt giống
*Hoạt động 3: Thực hành (15ph)
GV: Chia nhóm thực hành. Mỗi nhóm xử lý 2 loại hạt giống.
GV: Hướng dẫn đánh giá phần thực hành.
- HS: Nghe và ghi nhớ
HS: Nghe và ghi nhớ
HS: Thực hành theo nhóm
- Đánh giá kết quả thực hành.
I. QUY TRÌNH XỬ LÝ HẠT GIỐNG:
- Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép và hạt lửng.
- Rửa sạch các hạt chìm
- Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.
II. THỰC HÀNH:
Xử lý hạt giống
- Các nhóm HS tiến hành xử lý các mẫu hạt giống theo quy trình
4. Củng cố: (8ph)
	- Chấm bài thực hành của các nhóm
	- GV nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1 ph) 
- HS đọc trước bài 19
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
	.	..
........................................................................................................................................
Ngày soạn: 
TIẾT 16: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như: Làm cỏ, vun sới, tưới nước, bón phân thúc...
2. Kỹ năng: Biết cách chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật
3. Thái độ: Có ý thức lao động có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
	- Phóng to H29, 30/ SGK
2. Học sinh:	- Vở ghi, SGK.
	- Sưu tầm tranh vẽ có liên quan đến bài học
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
? Quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm?...............................................................
3. Dạy bài mới: (33Ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (3ph)
GV: Nêu yêu cầu, mục tiêu của bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật làm cỏ, vun sới, tỉa, dặm cây: (15ph)
GV: Em hãy kể tên các biện pháp chăm sóc cây trồng?
GV: Giúp HS tìm hiểu biện pháp tỉa và dặm cây
? Tỉa, dặm cây được tiến hành như thế nào?
? Tại sao phải tỉa, dặm cây?
GV: Kết luận
- Yêu cầu HS quan sát H29. Gv giới thiệu thêm về công việc làm cỏ.
? Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
GV: Yêu cầu HS đọc các nội dung trong SGK, lựa chọn nội dung chỉ mục đích của làm cỏ, vun xới và ghi vào vở.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật tưới, tiêu nước: (10ph)
GV: Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây, nhưng mức độ khác nhau đối với từng cây và các thời kỳ sinh trưởng.
? Tưới nước có vai trò gì?
GV: Cây cần nước nhưng thiếu nước hay nhiều nước quá cũng gây tác hại. Vậy phải tưới nước như thế nào?
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Yêu cầu HS quan sát H30 và nêu tên pp tưới nước ứng với mỗi bức tranh.
GV: Nêu lí do tại sao cần phải tiêu nước.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình bón phân thúc. (5ph)
GV: Cho HS nhắc lại kiến thức đã học về bón phân thúc cho cây
GV: Nhấn mạnh về quy trình bón phân và giải thích vì sao phải bón phân hoai (Chất dd đc phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng)
HS: Biết được y/cầu của bài
HS: Làm cỏ, vun xới, tỉa, dặm cây, tưới, tiêu nước, bón phân.
HS: Trả lời theo hiểu biết cá nhân
HS: Ghi bài
- Quan sát
HS: Trả lời và làm bài tập
HS: Ghi nhớ
HS: Trả lời
HS: Có nhiều cách tưới phụ thuộc vào từng loại cây
HS: Ghi bài
HS: a: Tưới ngập, b: Tưới vào gốc cây, c: Tưới thấm, d: Tưới phun mưa
HS: Hiểu và ghi bài
HS: Nhắc lại
HS: Ghi bài
I. TỈA, DẶM CÂY:
- Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ có cây mọc dày và dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ trên ruộng.
II. LÀM CỎ, VUN XỚI:
- Đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Mục đích:
- Diệt cỏ dại
- Làm cho đất tơi xốp
- hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
- Chống đổ
III. TƯỚI, TIÊU NƯỚC:
 1. Tưới nước:
Có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
2. Phương pháp tưới:
Có các cách tưới sau:
- Tưới theo hàng, vào gốc cây
- Tưới thấm:
- Tưới ngập: SGK/45
- Tưới phun mưa:
3. Tiêu nước: 
Khi nhiều nước cây sẽ bị chết. Vì thế phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp.
IV. BÓN PHÂN THÚC:
Quy trình:
- Bón phân
- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
4. Củng cố: (5ph) 
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
	- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà: (1ph)
	- Học bài và đọc trước bài 20
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
	....................................................................................................................................................................
Kí duyệt ngày........................
Tổ CM
Ngày soạn: 
TIẾT 17: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích, yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
2. Kỹ năng: Biết cách thu hoach, bảo quản và chế biến nông sản đúng kĩ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 	- SGK, tài liệu tham khảo.
	- H31, 32/ SGK
2. Học sinh:	- Vở ghi, SGK.
	- Sưu tầm tranh vẽ có liên quan đến bài học
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
 7A
 7B
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
? Em hãy nêu mục đích của các biện pháp chăm sóc cây trồng?
.....................................................................................................................................
3. Dạy bài mới: (30Ph)
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản: (10ph)
GV: Đưa ra những yêu cầu trong thu hoạch nông sản.
? Em hãy giải thích ý nghĩa các yêu cầu mà cô giáo vừa nêu?
GV: Nhận xét và đưa ra ví dụ cụ thể để HS hiểu hơn.
(VD: Để lúa chín quá, hạt dễ bị rụng, gặp mưa,gió lúa dễ bị đổ nên chất lượng kém, lúa xanh chất lượng không tốt)
GV: Yêu cầu HS quan sát Hình 31 để trả lời đúng tên các phương pháp thu hoạch và kể tên các loại cây trồng có phương pháp thu hoạch tương ứng.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: So sánh phương pháp thu hoạch thủ công với thu hoạch bằng máy để HS hiểu rộng hơn về sự phát triển nông nghiệp.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản nông sản: (10ph)
GV đặt câu hỏi:
? Mục đích của bảo quản nông sản là gì?
GV: Kết luận đồng thời lấy ví dụ để HS hiểu hơn về hao hụt số lượng và giảm sút chất lượng.
? Có các điều kiện nào để bảo quản tốt nông sản? Em hãy lấy ví dụ cụ thể cho từng điều kiện ấy?
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Cần bảo quản sản phẩm nông sản trong kho. Vậy kho bảo quản cần đảm bảo điều kiện gì?
GV: Cần nêu rõ đặc điểm của từng phương pháp, đồng thời cho HS nêu các ví dụ minh họa ở địa phương, gia đình đã làm.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chế biến nông sản: (10ph)
GV: Nêu mục đích của việc chế biến

File đính kèm:

  • docBai_1_Vai_tro_nhiem_vu_cua_trong_trot.doc