Giáo án Công nghệ 7 - Trần Thị Tình - Tiết 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
I. MỤC TIÊU
- Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi
- Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Có một số kỷ năng phòng bệnh thông thường cho vật nuôi.
- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
- Tranh phòng trị bệnh cho vật nuôi
2. Học sinh:
Đọc SGK,
- Liên hệ gia đình, địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :
Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? tại sao?
TiÕt 45 - Bµi 45 Ngµy so¹n:28/3/2014 Ngµy day: 31/3/2014 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU - Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. - HS có kỉ năng nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. - Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi II. CHUẨN BỊ: 1.GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, chuẩn bị sơ đồ 12,13SGK 2.HS: Đọc SGK, xem trước sơ đồ và hình vẽ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi? Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1.Tìm hiểu chăn nuôi vật nuôi non.(15’) Gv: giới thiệu sơ đồ và yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ. - Qua sơ đồ em hãy cho biết có những đặc điểm gì của sự phát triển cơ thể vật nuôi con? Gv: Gợi ý cho học sinh lấy ví dụ Từ những vật nuôi trong gia đình như gà con, chó con, lợn con ... để học sinh liên hệ tới những đặc điểm đó. Gv: Treo bảng phụ (ghi các biện pháp) Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm - Hãy đọc và sắp xếp các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp với tuổi của vật nuôi con.? -Cử đại diện nhóm đứng dậy trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi đực giống.(2’) - Cho HS đọc to mục II I. Chăn nuôi vật nuôi non. 1.Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non. - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2.Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Vật nuôi mẹ tốt - Giữ ẩm cho cơ thể, cho bú sữa - Tập cho vật nuôi non ăn sớm - Cho vật nuôi vận động, giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non. II. Chăn vật nuôi đực giống. - Đọc thêm HĐ2.Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.(17’) GV: Đặt vấn đề: Có hai giai đoạn quyết định tới chất lượng sinh sản là giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con. ? Hãy tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn hay qua quan sát sơ đồ hình 13 sách giáo khoa. Gv: Yêu cầi học sinh tự đọc trong sách giáo khoa về các biện pháp nuôidưỡng chăm sóc. HS: Quan sát sơ đồ 13 SGK, - Thảo luận nhóm: + Đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng từng giai đoạn. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án III.Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản. - Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định chất lượng đàn vật nuôi con. + Giai đoạn mang thai: Nuôi thai, Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng, Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ + Giai đoạn nuôi con: - Tiết sữa nuôi con, - Nuôi cơ thể mẹ - Phục hồi cơ thể sau khi đẻ. 4. Củng cố: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Hệ thống lại bài học trả lời câu hỏi củng cố Chăn nuôi vật nuôi non như thế nào? Nhận xét, đánh giá giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 46 SGK: Phòng trị bệnh cho vật nuôi - Tìm hiểu các loại bệnh của vật nuôi và cách phòng trị bệnh ở gia đình, địa phương KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 31 th¸ng 3 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc TiÕt 46 - Bµi 46 Ngµy so¹n:04/4/2014 Ngµy day: 07/4/2014 PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU - Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi - Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Có một số kỷ năng phòng bệnh thông thường cho vật nuôi. - Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo. - Tranh phòng trị bệnh cho vật nuôi 2. Học sinh: Đọc SGK, - Liên hệ gia đình, địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? tại sao? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1:Tìm hiểu về phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi 1: Tìm hiểu tại sao vật nuôi mắc bệnh. GV: Dùng phương pháp quy nạp để diễn giải nêu ví dụ, phân tích, hình thành khái niệm về bệnh. HS: Nêu ví dụ về bệnh ở địa phương mà em biết. 2.Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. GV: Dùng sơ đồ cho học sinh quan sát và hướng dẫn thảo luận GV: Có mấy nguyên nhân gây ra bệnh? HS: Trả lời GV: Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào? HS: Trả lời 3.Tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi. GV: Yêu cầu học sinh tìm ra biện pháp đúng. HS: Thảo luận về biện pháp đúng, sai – hình thành kiến thức vào vở I.Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi: 1. Khái niệm về bệnh. - Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. 2. Nguyên nhân gây ra bệnh. - Có 2 căn cứ để phân loại bệnh + Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật ( Vi rút, vi khuẩn ) gây ra… + Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh như giun, sán, ve… gây ra không lây lan thành dịch. 3. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống lại bài, nêu câu hỏi củng cố. - Thế nào là vật nuôi bị bệnh? - Vật nuôi bị bệnh do những nguyên nhân nhân nào? Gv nhận xét và hướng dẫn về nhà 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 47 SGK: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi - Tìm hiểu các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi mà gia đình hay dùng KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 07 th¸ng 4 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc .. Ngày soạn : 07/3/2013 Tiết 42 Tuần 26 BÀI 47: VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Hiểu được khái niệm và tác dụng của vác xin. - Biết được cách sử dụng vác xin để phòng bệnh cho vật nuôi. 2.Kỹ năng: - Có một số kỹ năng phòng bệnh thông thường cho vật nuôi. 3.Thái đô.: - Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi B.Phương pháp: - Đặt và giải quyết vấn đề ,thảo luận nhóm, hỏi và trả lời C.Chuẩn bị của GV - HS: 1. GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo. 2. HS: Đọc SGK, liên hệ gia đình, địa phương. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 1/: Ngµy gi¶ng Líp SÜ sè 7 2.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Em hãy nêu khái niệm về bệnh? Đáp án: - Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Câu hỏi 2: Em hãy nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi? Đáp án: - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. 3.Bài mới: * Đặt vấn đề:Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nó có thể làm chết hàng loạt vật nuôi. Với thành tựu tiên tiến của khoa học, người ta đã chế được loại chế phẩm phòng bệnh đặc biệt hiệu quả gọi là vắc xin. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1.Tìm hiểu tác dụng của vacxin GV: Đặt vấn đề “ Các em có biết vác xin là gì không? nêu ý nghĩa SGK. HS: Trả lời GV: Dùng hình vẽ 73 SGK yêu cầu học sinh phân loại vác xin. HS: Trả lời GV: Thế nào là vác xin chết và vác xin nhược độc? HS: Trả lời. HS khác nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét đưa ra kết luận. GV: Dùng hình 74 mô tả tác dụng của vắc xin. HS: Thảo luận làm bài tập Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động 2.Tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng vác xin GV: Vắc xin cần phải được bảo quản như thế nào? HS: Trả lời. HS khác nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét đưa ra kết luận. GV: Hướng dẫn học sinh khắc sâu một số kiến thức sau: I.Vác xin phòng bệnh cho vật nuôi: 1. Tác dụng của vác xin. a.Vác xin là gì? - Vác xin được chế từ chính mầm bệnh ( Vi khuẩn hoặc vi rút ) gây ra mà ta muốn phòng ngừa. Vác xin phân làm hai loại. - Bị làm yếu đi là vác xin nhược độc - Bị giết chết là vác xin chết. b. Tác dụng của vác xin. - Làm cho cơ thể vật nuôi chống được bệnh, khoẻ mạnh vì nó đáp ứng được miễn dịch khi sử dụng vác xin. Bài tập: - Vắc xin, Kháng thể, Tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch. 2. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin. 1.Bảo quản. - Nhiệt độ thích hợp phải theo sự hướng dẫn của nhãn thuôc. - Đã pha phải dùng ngay. 2.Sử dụng: - Chỉ dùng vắc xin cho vật nuôi khoẻ. - Phải dùng đúng vắc xin - Dùng vắc xin xong phải theo dõi nuôi 2-3 giờ tiếp theo. 4. Củng cố.GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống lại bài, nêu câu hỏi củng cố. Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Vật nuôi bị bệnh do những nguyên nhân nào? Vác xin có tác dụng như thế nào? lấy ví dụ minh hoạ. 5. Hướng dẫn về nhà /: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 47 SGK. KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 17 th¸ng 3 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc
File đính kèm:
- Tiết 45.doc