Giáo án Công nghệ 7 - Trần Thị Tình - Tiết 29: Khai thác rừng
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được ý nghĩa và mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng
-Thành thạo việc khoanh nuôi rừng cho địa phương và gia đình.
- Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đọc nội dung SGK
- Tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK
- Tìm hiểu thực tế địa phương
2. Học sinh:
- Đọc trước bài trong sgk
- Liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khai thác rừng hiện nay ở việt nam phải tuân theo các điều kiện nào?
- Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác?
TiÕt 29 - Bµi 28 Ngµy so¹n: 04/01/2014 Ngµy day: 09/01/2014 CHƯƠNG II- KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG BÀI 28- KHAI THÁC RỪNG I. MỤC TIÊU - Biết được các loại khai thác rừng. - Hiểu được các điều kiện khai thác rừng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp phục hồi sau khi khai thác. - HS biết vận động tuyên truyền người dân khai thác rừng ở địa phương theo khuôn phép của nhà nước. - Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Đọc SGK, tham khảo tài liệu - Hình vẽ SGK và nghiên cứu các hình vẽ đó - Tìm hiểu các loại khai thác rừng và các biện pháp phục hồi rừng 2. Học sinh: - Đọc trước bài trong Sgk - Tìm hiểu và liên hệ thực tế gia đình và địa phương về các loại khai thác ruwnff, điều kiện khai thác và các phương pháp phục hồi rừng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1.Tìm hiểu các loại khai thác rừng. GV: Treo bảng chỉ dẫn kỹ thuật các loại khai thác rừng cho học sinh quan sát. Hãy nghiên cứu nội dung ở bảng 2 và cho biết: + Khai thác dần có đặc điểm như thế nào? +Khai thác chọn có đặc điểm như thế nào? +Khai thác trắng có đặc điểm như thế nào? +Khai thác dần và khai thác chọn khác nhau như thế nào? +Khai thác dần, khai thác chọn có lợi như thế nào cho sự tái sinh tự nhiên của rừng? - Dựa vào bảng giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh điểm giống và khác nhau về chỉ tiêu kỹ thuật các loại khai thác. GV: Tại sao không khai thác trắng rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15oC. HS: Trả lời, đất bào mòn, rửa trôi… - Rừng phòng hộ chống gió bão. GV: Khai thác trắng nhưng không trồng ngay có tác hại gì? HS: Trả lời. HĐ2. Tìm hiểu điều kiện khai thác rừng hiện nay ở việt nam. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình trạng rừng hiện nay. - HS hoạt đông nhóm thảo luận: + Ở Việt Nam rừng phát triển chủ yếu trên đất dốc và ven biển, nên áp dụng hình thức khai thác nào có lợi nhất? HS: đại diện nhóm trả lời.nhóm khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét đưa ra kết luận. HĐ3. Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu rừng sau mỗi loại khai thác, biện pháp phục hồi. - Theo em, sau khi khai thác ta phải làm thế nào để rừng sớm được phục hồi và phát triển? I. Các loại khai thác rừng. - Bảng 2 phân loại khai thác rừng. - Có 3 loại khai thác rừng: + Khai thác trắng + Khai thác dần + Khai thác chọn II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở việt nam. - Diện tích rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ ngày càng thu hẹp. - Chất lượng rừng: hầu hết là rừng tái sinh… 1. Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng. - Trên 15oC. - Chống xoáy mòn. 2. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế. 3. Lượng gỗ khai thác chọn. - Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng. III. Phục hồi rừng sau khai thác. 1.Rừng đã khai thác trắng: - Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng. 2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: - Thúc đẩy tái sinh tự nhiên… 4.Củng cố: - GV: Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Gv đặt một số câu hỏi để củng cố bài học: + Khai thác dần và khai thác chọn khác nhau như thế nào? + Khai thác dần, khai thác chọn có lợi như thế nào cho sự tái sinh tự nhiên của rừng? + Theo em, sau khi khai thác ta phải làm thế nào để rừng sớm được phục hồi và phát triển? - Hệ thống nội dung bài học, mục tiêu cần đạt được và đánh giá giờ học. 5. Hướng dẫn về nh : - Về nhà học bài, trả lời và làm các câu hỏi trong Sgk, Sbt - Tìm hiểu các phương pháp phục hồi sau khai thác ở gia đình, địa phương - Đọc và xem trước bài mới: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. - Tìm hiểu ý nghĩa, mục đích và biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng. KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 06 th¸ng 01 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc TiÕt 30 - Bµi 29 Ngµy so¹n: 10/01/2014 Ngµy day: 13/01/2014 BẢO VỆ KHOANH NUÔI RỪNG I. MỤC TIÊU - Hiểu được ý nghĩa và mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng -Thành thạo việc khoanh nuôi rừng cho địa phương và gia đình. - Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Đọc nội dung SGK - Tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK - Tìm hiểu thực tế địa phương 2. Học sinh: - Đọc trước bài trong sgk - Liên hệ thực tế gia đình và địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Khai thác rừng hiện nay ở việt nam phải tuân theo các điều kiện nào? - Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác? 3. Bài mới; Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1.Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng.(6’) - Theo em, bảo vệ rừng là thế nào? -Ý nghĩa của việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng? - GV hệ thống, bổ sung và kết luận: chống lại mọi sự gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng. I. ý nghĩa: - Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái.. HĐ2.Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng(20’) GV: Tài nguyên rừng có các thành phần nào? HS: Trả lời. GV: Để đạt được mục đích trên cần áp dụng biện pháp nào? HS: Trả lời. GV: Tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? đối tượng nào được kinh doanh rừng? HS: Trả lời. II. Bảo vệ rừng. 1.Mục đích bảo vệ rừng. - Tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật,động vật rừng, đất. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. 2. Biện pháp bảo vệ rừng. - Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng… - Cơ quan lâm nghiệp của nhà nước, cá nhân hay tập thể được cơ quan chức năng giao đất, phải làm theo sự chỉ đạo của nhà nước. HĐ3.Khoanh nuôi phục hồi rừng.(12’) GV: Khoanh nuôi phục hồi rừng là biện pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh của rừng kết hợp với… GV: Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. GV: Phân tích các biện pháp kỹ thuật đã nêu trong SGK. - Mức độ thấp: áp dụng biện pháp chống phá. - Mức độ cao. Lâm sinh III. Khoanh nuôi khôi phục rừng. 1.Mục đích: - Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi phục hồi rừng có sản lượng cao. 2.Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. - Đất đã mất rừng và nương dẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. 3.Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy. - Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới xung quanh gốc, dặm bổ xung. 4.Củng cố(5’) GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống lại bài bằng các câu hỏi: + Tài nguyên rừng có các thành phần nào? + Tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? + Bảo vệ rừng có ý nghĩa gì? Giáo viên đánh giá và tổng kết bài học . 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài mới: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi - Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi - Tìm hiểu thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 13 th¸ng 01 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc TiÕt 31 - Bµi 30 Ngµy so¹n: 13/01/2014 Ngµy day: 16/01/2014 PHẦN BA- CHĂN NUÔI CHƯƠNG I- ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÀI 30- VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU - Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi. - Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi. - Có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển chăn nuôi - Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài học trong Sgk - Chuẩn bị hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK. - Tìm hiểu ở thực tế địa phương 2. Học sinh: - Đọc SGK - Xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK. - Liên hệ ở gia đình, địa phương III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ; - Nêu các biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng? - Nêu biện pháp bảo vệ rừng? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1. Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.(18’) GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức. GV: Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi. GV: Hiện nay còn cần sức kéo của vật nuôi không? vật nuôi nào cho sức kéo? Gv: Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? GV: Em hãy kể tên những đồ dùng từ chăn nuôi? HĐ1. Tìm hiểu nhiệm vụ của chăn nuôi.(20’) GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 thảo luân nhóm và trả lời câu hỏi: GV: Nước ta có những loại vật nuôi nào? em hãy kể tên những loại vật nuôi ở địa phương em. HS: Học sinh thảo luận phát triển chăn nuôi toàn diện… Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì? lấy ví dụ minh hoạ. HS: Trả lời GV: Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch? HS: Trả lời, hs nhận xét, giáo viên bổ sung đưa ra kết luận. I.Vai trò của chăn nuôi. - Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống. b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa. c) Cung cấp phân bón cho cây trồng. d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu. II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. - Phát triển chăn nuôi toàn diện ( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ). - Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ( giống, thức ăn, chăm sóc thú y ). - Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ…) - Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 4.Củng cố.(5’) - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Gv đặt một số câu hỏi để củng cố bài: + Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch? + Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? + Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng? - GV: Tóm tắt nội dung và nhận xét tiết học 5. Hướng dẫn về nhà (2)/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 31 SGK: Giống vật nuôi - Tìm hiểu và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình. - Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK. KiÕn thøc träng t©m trong bµi *********³³³******** Phï Hãa, ngµy 13 th¸ng 01 n¨m 2014 Tæ chuyªn m«n TT. Hoµng TiÕn Lùc
File đính kèm:
- Tiết 30-31.doc