Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 21, Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản - Năm học 2015-2016

- GV yêu cầu HS: Đọc SGK. Quan sát H SGK. Trả lời các câu hỏi:

+ Nêu mục đích, phương pháp và các điều kiện bảo quản tốt?

+ Nêu mục đích và phương pháp chế biến?

+ Kể tên các loại nông sản được sấy khô

+ Liên hệ cách bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương em?

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét HS kết luận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 21, Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	Ngày soạn: 09/01/2016
Tiết : 21	Ngày dạy : 11/01/2016
Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN 
NÔNG SẢN
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để bảo đảm số, lượng, chất lượng đáp ứng mục đích sử dụng.
- Nêu được mục đích chung của bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, điều kiện cơ bản về sản phẩm và phương tiện để bảo quản tốt mỗi loại sản phẩm cĩ đặc điểm về thành phần cấu tạo, hoạt đơng sinh lý khác nhau.
- Nêu được các phương pháp và giải thích cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản, lấy ví dụ minh họa.
- Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm, liên hệ với thực tế ở địa phương
2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. 
3/ Thái độ: - Có ý thức học tập tốt, yêu thích trồng trọt. 
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức cùng gia đình thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau màu đúng kĩ thuật giá trị kinh tế.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về thu hoạch, bảo quản, chế biến nông 
sản.
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1:	
 7A2:	
2/ Kiểm tra bài cũ: - Các công việc chăm sóc cây trồng là gì? Ở địa phương em, người ta làm công việc này như thế nào?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài mới: Thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Khâu này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng.
b/ Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách thu hoạch nông sản
- GV yêu cầu HS: Đọc * SGK. Quan sát H SGK. Thảo luận theo nhóm lời trả các câu hỏi:
+ Hãy trình bày yêu cầu và phương pháp thu hoạch?
- Làm bài tập SGK T47, 48
+ Nêu ví dụ cụ thể và lấy liên hệ thực tế ở địa phương em.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS- đọc * SGK, liên hệ thực tế. Thảo luận các câu hỏi:
+ Như tiểu kết
- Đáp án: a. hái, b. nhổ. c. đào, d. cắt
+ Nêu các phương pháp thu hoạch ở địa phương
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I/ Thu hoạch:
1. Yêu cầu:
Đúng lúc, đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận để đảm bảo số lượng và chất lượng nông sản.
2. Phương pháp thu hoạch:
- Hái: cam, chanh, quýt
- Nhổ: đậu phộng, sắn
- Đào: Khoai lang, khoai tây
- Cắt: hoa, lúa, cải
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách bảo quản chế biến nông sản
- GV yêu cầu HS: Đọc * SGK. Quan sát H SGK. Trả lời các câu hỏi:
+ Nêu mục đích, phương pháp và các điều kiện bảo quản tốt?
+ Nêu mục đích và phương pháp chế biến?
+ Kể tên các loại nông sản được sấy khô
+ Liên hệ cách bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương em?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét à HS kết luận.
- HS đọc * SGK. Liên hệ thực tế. Trả lời các câu hỏi:
+ Như tiểu kết
+ Như tiểu kết
+ Sắn, cà phê, lúa
+ Như tiểu kết
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS kết luậnà ghi vở 
II/ Bảo quản:
1. Mục đích: hạn chế hao hụt số lượng, giảm sút chất lượng
2. Phương pháp bảo quản:
Bảo quản thông thoáng, kín, lạnh.
3. Các điều kiện bảo quản tốt:
-Kho bảo quản đặt nơi cao ráo thoáng mát.
-Đối với hạt phải phơi hoặc sấy khô
-Đối với rau quả phải sạch sẽ và không giập nát.
III/ Chế biến:
1. Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
2. Phương pháp:
- Phơi, sấy khô: lúa, mì, đỗ
- Chế biến thành bột: mì, nghệ
- Muối chua: dưa, rau
- Đóng hộïp: các loại mứt quả
4/ Củng cố – Dặn dò: - HS cho đọc ghi nhớ và em có biết.
	 - Hãy trình bày yêu cầu và phương pháp thu hoạch? Nêu mục đích, phương pháp của việc bảo quản và chế biến nông sản.
5/ Nhận xét - Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan_20_CN_7_Tiet_21.doc