Giáo án Công nghệ 7 - Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

1. Mục tiêu :

 1.1. Kiến thức :

 +Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đất trồng gồm những thành phần nào?

 + Biết được môi trường đất bị ô nhiễm, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng làm giảm năng suất cây trồng.

 1.2. Kĩ năng :

 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

 + Kĩ năng hoạt động nhóm.

 1.3. Thái độ :

 Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 2.1. Chuẩn bị của giáo viên :

 Sơ đồ 1 thành phần của đất trồng và 1 bảng phụ.

 2.2. Chuẩn bị của học sinh :

 Xem bài trước khi đến lớp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Đại cương về kĩ thuật trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 1 NGÀY SOẠN : 1 / 8 / 2014
TIẾT : 1
PHẦN 1 TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
TÊN BÀI : 1 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
 = = = ◊ = = =
1. Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức :
 + Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hòa không khí, cải tạo môi trường.
 + Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp.
 1.2. Kĩ năng : 
 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3. Thái độ :
 + Có hứng thú trong học tập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
 + Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên :
 Tranh hình 1 trang 5 ( SGK ).
 2.2. Chuẩn bị của học sinh :
 Kẻ bảng phụ trang 6 trong ( SGK ) vào vỡ bài tập.
3. Tổ chức các hoạt động học tập :
 3.1. Ổn định lớp : (1 phút)
 3.2. Kiểm tra bài cũ ( chưa kiểm tra)
 3.3 Tiến hành bài học :
♦. Hoạt động 1 ( 10 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp và nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động: 
I. VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRỒNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
+ GV : Cho học sinh quan sát thông tin kết hợp với hình 1 của vai trò trồng trọt.
? Theo em trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
+ GV : Cho học sinh khác nhận xét.
+ GV : Liên hệ thực tế địa phương ta có trồng bắp, đậu cung cấp cho đời sống con người cần được duy trì.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự quan sát thông tin và kết hợp với hình trong ( SGK ).
+ HS : - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
 - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
 - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
+ HS : Tự đứng lên nhận xét.
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
♦. Hoạt động 2 ( 20 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động: 
II. NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
+ GV : Cho học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK.
? Thế nào là cây lương thực?
? Thế nào là cây thực phẩm?
? Thế nào là cây nguyên liệu cho công nghiệp?
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự nghiên cứa thông tin trong SGK.
+ HS : Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn . 
+ HS : Cây thực phẩm như rau, quả . . ăn kèm với thức ăn cơ bản là lương thực .
+ HS : Cây nguyên liệu cho công nghiệp là những cây trồng cho sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, chè . 
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Đảm bảo đủ lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
♦. Hoạt động 3 ( 10 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Hỏi đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động: 
III. ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT, CẦN SỬ DỤNG
 NHỮNG BIỆN PHÁP GÌ?
+ GV : Cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành trang 6 trong SGK.
+ HS : Tự thảo luận nhóm để hoàn thành bảng trong SGK.
Một số biện pháp
Mục điích
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
- Để tăng diện tích canh tác.
- Tăng vụ để tăng lượng nông sản, áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để tăng năng suất cây trồng.
- Sản xuất ra nhiều nông sản.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận chung.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 4 phút )
 4.1. Tổng kết ( củng cố ) : ( 3 phút )
 + HS1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
 + TL : Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
 + HS2: Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt cần thực hiện biện pháp gì?
 + TL : Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
 4.2 Hướng dẫn học tập ( dặn dò ) : ( 1 phút )
 Về nhà học bài theo nội dung ghi và câu hỏi trong SGK, xem trước bài 2 “Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng”, kẻ trước sơ đồ 1 Thành phần của đất trồng và bảng phụ trang 8 vào vở bài tập.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN : 1 NGÀY SOẠN : 1 / 8 / 2014
TIẾT : 2
TÊN BÀI : 2 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ
 THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG 
 = = = ◊ = = =
1. Mục tiêu : 
 1.1. Kiến thức : 
 +Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đất trồng gồm những thành phần nào?
 + Biết được môi trường đất bị ô nhiễm, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng làm giảm năng suất cây trồng.
 1.2. Kĩ năng :
 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên :
 Sơ đồ 1 thành phần của đất trồng và 1 bảng phụ. 
 2.2. Chuẩn bị của học sinh :
 Xem bài trước khi đến lớp.
3. Tổ chức các hoạt động học tập :
 3.1. Ổn định lớp : (1 phút)
 3.2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
 + GV: Gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ.
 + HS1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
 + TL : Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
 + HS2: Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt cần thực hiện biện pháp gì?
 + TL : Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
 + GV: Gọi học sinh khác đứng lên nhận xét phần trả lời của hai bạn -> Giáo viên nhận xét chung, đánh giá và cho điểm từng em học sinh.
 3.3 Tiến hành bài học : 
♦. Hoạt động 1 ( 20 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp, nêu vấn đề, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG
1. Đất trồng là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
+ GV : Gọi học sinh đọc thông tin trong SGK.
?Đất trồng là gì?
?Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao?
+ GV : Phân tích thêm các yếu tố.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự đọc thông tin trong SGK.
+ HS : Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất.
+ HS : Lớp than đá tơi xốp không phải là đất trồng. Vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá được.
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng
+ GV : Cho học sinh quan sát hình hình 2 trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
? Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? 
+ GV : Nêu vấn đề cây trồng trong dung dịch cần có giá thể để cho cây đứng thẳng.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự quan sát hình 2 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ HS : Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
+ HS : Cây trồng có thể sống được ở môi trường nước?
+ HS : Chú ý lắng nghe.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
*. Hoạt động 2 ( 15 phút )
 a/ Phương pháp giảng dạy : Quan sát, hỏi đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, tìm tòi.
 b/ Các bước của hoạt động:
II. THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
+ GV : Cho học sinh quan sát sơ đồ 1 kết hợp với đọc thông tin trong SGK trang 8.
+ HS : Tự quan sát sơ đồ 1 kết hợp với đọc thông tin trong SGK.
Đất trồng
Phần khí
Phần rắn
Phần lỏng
Chất vô cơ
Chất hữu cơ
 Sơ đồ 1. Thành phần của đất trồng
+ GV : Cho học sinh liên hệ kiến thức ở lớp 6 về môn sinh học, địa lí.
? Không khí có chứa các chất khí nào?
? Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
+ GV : Phân tích chất khoáng của đất có chứa các chất dinh dưỡng như lân, kali . . . . chất hữu cơ của đất, đặc biệt là chất mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khi bị phân hủy, các chất dinh dưỡng này được giải phóng ra cung cấp cho cây.
+ GV : Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức sinh học 6, các em hãy suy nghĩ theo nhóm điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.
+ HS : Tự nhớ lại kiến thức cũ.
+ HS : Oxi, cacbonic, nitơ và một số khí khác.
+ HS : Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
+ HS : Chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
+ HS : Suy nghĩ theo nhóm để hoàn thành bảng phụ.
Các thành phần của đất trồng
Vai trò đối với cây trồng
Phần khí
Phần rắn
Phần lỏng
Cung cấp oxi cho cây hô hấp.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Cung cấp nước cho cây.
+ GV : Cho học sinh rút ra kết luận.
+ GV : Nhận xét đi đến kết luận.
+ HS : Tự rút ra kết luận chung.
+ HS : Theo dỏi để ghi nhận.
Đất trồng có 3 thành phần : Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 4 phút )
 4.1 Tổng kết (củng cố ) : ( 3 phút )
 + HS1 : Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
 + TL : Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
 + HS2 : Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?
 + TL : Phần khí cung cấp oxi cho cây hô hấp, phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, phần lỏng cung cấp nước cho cây.
 4.2 Hướng dẫn học tập ( dặn dò ): ( 1 phút )
 Về nhà học bài theo nội dung ghi và câu hỏi trong SGK, xem trước bài 3 " Một số tính chất chính của đất trồng" , kẻ trước bảng trang 9 vào vở bài tập.
 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký Duyệt Của Tổ Trưởng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docBai 1 2.doc