Giáo án Công nghệ 7 cả năm

TIẾT30 - BÀI 29 : BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG

 I. Mục tiêu :

 Sau khi học xong bài này giúp học sinh :

- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng.

 II. Công tác chuẩn bị.

 Tranh ảnh minh hoạ Hình 49-Rừng bị tàn phá

 III. Các hoạt động dạy học:

 1. Tổ chức ổn định lớp:sĩ số

 Lớp 7A:

 Lớp 7B:

 2. Kiểm tra bài cũ:

? Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ những yêu cầu nào?

? Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng?

Hs: Lên bảng trả lời.

Gv : nhận xét cho điểm

 

doc105 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42, 43.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Gv : Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân nhân : sai phạm trong kỉ thuật trồng rừng là một trong các nguyên nhân cơ bản. Nhưng sau khi cây đã trồng được chăm sóc như thế nào thì tốt ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu đợc các vấn đề đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thời vụ trồng rừng
Gv : cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
? Em hãy cho biết thời vụ trồng rừng ở các miền ở nước ta?
? Trồng rừng không đúng thời vụ có tác hại như thế nào ?
I. Thời vụ trồng rừng.
 - Miền bắc : mùa xuân và mùa thu.
 - Miền Trung và miền Nam: vào mùa mưa .
Hoạt động 3 : Tiến hành làm đất trồng
Gv : giới thiệu về các kích thước của hố trồng cây.
? Em hiểu như thế nào về kích thước 30*30*30 (cm).
? Dựa vào hình vẽ gv trình bày thứ tự các công việc đào hố trồng nơi hoang hoá.
? Sau khi đào hố tại sao phải làm cỏ và phát quang ở quanh miệng hố.
? Tại sao khi lấp đầy hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước.
II. Làm đất trồng.
 1. Kích thước hố
 + Loại I : 30 *30*30.
 + Loại II : 40*40*40.
 2. Kỉ thuật đào hố.
 + Phát dọn cỏ dại đào hố, xới cỏ xung quanh miệng hố.
 + Lấy lớp đất màu đem trộn với phân lân.
 + Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
Hoạt động 4 : Trồng rừng bằng cây con.
? Hãy quan sát và sắp xếp lại thứ tự các bước cho đúng với qui trình kĩ thuật trong H. 42, 43 ?
? Mô tả các bước kĩ thuật trồng cây rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần.
? Tại sao trồng cây rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại đợc ít áp dụng trong sản xuất ?
? Tại sao trồng cây con có bầu lại được áp dụng phổ biến ở nước ta ? 
? Theo em những vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng các loại cây con nào ?
III. Trồng rừng bằng cây con.
 1. Trồng cây con có bầu : 
 + Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
 + Rạch võ bầu đất.
 + Đặt bầu vào lỗ trong hố.
 + Lấp và nén đất.
 + Vun gốc.
 2. Trồng cây con rễ trần.
 + Tạo lỗ trong hố đất.
 + Đặt cây vào lỗ trong hố.
 + Nén đất.
 + Vun gốc. 
4. Củng cố : 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 -3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 28.
Tiết 28 - BàI 27: CHĂM SểC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.
- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ 44.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS	Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc.
? Mục đích của việc chăm sóc rừng là gì?
? Giải thích tại sao sau khi trồng cây rừng từ 1 – 3 tháng phải chăm sóc ngay?
? Giải thích tại sao giảm chăm sóc khi rừng khép tán (sau 3 – 4 năm)?
I. Thời gian và số lần chăm sóc.
 1. Thời gian:
 Sau khi trồng cây rừng từ 01 đến 03 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay,chăm sóc liên tục đến 4 năm.
 2. Số lần chăm sóc: 
-Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. 
-Năm thứ 3 và năm thứ 4 chăm sóc 1 đến 2 lần
Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
? Nguyên nhân nào làm cho cây rừng sau khi trồng phát triển chậm, thậm chí chỉ còn chết hàng loạt?
Gv: Từ những nguyên nhân trên nên con người phải tác động, cải tạo môi trường sống để cây trồng sinh trưởng mạnh, có tỷ lệ sống cao. 
? Vậy cần phải làm gỡ để bảo vệ và chăm súc cõy trồng?
II.Những công việc chăm sóc sau khi trồng.
 1. Làm rào bảo vệ.
 2. Phát quang.
 3. Làm cỏ.
 4. Xới đất, vung gốc
 5. Bón phân.
 6. Tỉa và dặm cây.
4. Củng cố : 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 -3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.- Chuẩn bị bài 28.
CHƯƠNG II: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Tiết 29 - BàI 28 : Khai thác rừng
I/Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Phân biệt được các loại khai thác rừng, hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay và biết được các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác rừng
- Rèn luyện ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cho hs
 - Rèn luyện sự yêu thích học môn công nghệ
II. Chuẩn bị.
Bảng phụ+Hình vẽ sgk phóng to 
Sgk+ sgv+ tltk
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức ổn định lớp : 
 2. kiểm tra bài cũ : 
? Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm ?
? Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì ?
Hs : Lên bảng trả lời. Gv : nhận xét cho điểm.
3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nộidung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Gv : Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây, chất, chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản : khai thác bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu, kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại khai thác rừng.
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
? Dựa vào bảng trên hãy so sánh các điểm giống nhau và khác nhau về các chỉ tiêu và kĩ thuật của các loại khai thác rừng?
? Tại sao không được khai thác trắng rừng ở nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ ?
? Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì ?
BVTHMT: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên rừng nếu không .
Hs : thảo luận nhóm với nội dung các câu hỏi trên.
Hs : trả lời các ý kiến, các ý kiến khác bổ sung.
I. Các loại khai thác rừng
Loại khai thác rừng
Số lượng cây chặt
Số lần chặt
Thời gian chặt
Cách phục hồi
Khai thác trắng
Toàn bộ cây rừng
Một lần chặt
Trong 1 năm khai thác
Trồng rừng
Khai thác dần
Toàn bộ cây rừng
Ba, bốn lần chặt 
Năm đến mười năm
Rừng tự phục hồi = TSTN
Khai 
thác chọn
Chọn chặt một
Kéo dài
Kéo dài
Rừng tự phục hồi = TSTN
Hoạt động 3 : Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Gv : hướng dẫn HS tìm hiểu tình trạng rừng hiện nay về : 
? Diện tích rừng tự nhiên hiện nay như thế nào ?
? Chất lượng rừng cây gỗ tốt (lim, táu) trước đây so với hiện nay như thế nào ?
? Rừng gỗ tốt và sản lượng cao chỉ còn ở những vùng nào ?
? Xuất phát từ tình hình rừng trên đây, việc khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo các điều kiện nào ?
? Gv : dùng bảng phụ và yêu cầu Hs điền vào nội dung thích hợp vào chổ trống trong các câu sau :
+ Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu nơi có độ dốc .
+ Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng
? Các điều kiện khai thác rừng trên đây nhằm mục đích gì ?
Đại diện từng nhóm đứng dậy trả lời.
BVTHMT: Cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng đó cũng chính là bảo vệ môi trương sống bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta
Hs : Hoạt động nhóm
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.
+ Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng.
+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
+ Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ đất không phải trồng lại rừng
Hoạt động 4 : Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác
Gv : hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình rừng sau mỗi loại khai thác( thực vật, đất) và biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác?
? Tình hình rừng sau khi khai thác trắng như thế nào? Biện pháp phục hồi ra sao? 
? Tình hình sau khi khai thác chon và khai thác dần như thế nào? Biện pháp phục hồi như thế nào ? Bằng các biện pháp cụ thể nào 
III. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
 1. Rừng đã khai thác trắng.
Trồng rừng theo hướng nông- lâm kết hợp
 2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn.
- Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi
4. Củng cố 
- Gv : hệ thống lại nội dung bài học; - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập sách giáo khoa.- Chuẩn bị bài 29 và tìm các ví dụ minh hoạ cho các tác hại của việc phá rừng và cháy rừng 
tiết30 - BàI 29 : Bảo vệ và khoanh nuôi rừng
 I. Mục tiêu :
 Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng.
 II. Công tác chuẩn bị.
 Tranh ảnh minh hoạ Hình 49-Rừng bị tàn phá
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức ổn định lớp :sĩ số 
 Lớp 7A:
 Lớp 7B: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ những yêu cầu nào ?
? Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng ?
Hs : Lên bảng trả lời.
Gv : nhận xét cho điểm
 3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Gv :Rừng nước ta đang giảm mạnh về số lượng và chất lượng, chính các hoạt động của con người chính là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng gây ra nhiều tham hoạ như lũ quét, hạn hán . Bảo vệ rừng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống cộng đồng dân cư. Bài học này giúp ta hiểu biết được cơ bản về bảo vệ và khoang nuôi rừng - gv ghi mục bài lên bảng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng.
? Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 - 1945 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm.
? Hãy tìm các dẫn chứng để minh hoạ tác hại của việc phá rừng ?
Gv : Dùng tranh minh hoạ.
Gv : Kết luận
I. ý nghĩa
 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng
? Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì ?
?Tài nguyên rừng gồm các thành phần nào ?
?Để đạt mục đích trên phải áp dụng triệt để các biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Gv : hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi sau :
? Theo em các hoạt động nào của con người đợc coi là lấn chiếm tài nguyên rừng ?
? Hs tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào ?
? Những đối tượng nào được kinh doanh rừng ?
Gv : dẫn dắt để đến kết luận về biện pháp bảo vệ rừng.
II. Bảo vệ rừng.
 1. Mục đích.
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.
2. Biện pháp
- Ngăn chặn và cấm phá hoạ tài nguyên rừng, đất rừng.
- Kinh doanh đất rừng phải được nhà nước cho phép.
- Chủ rừng nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng 
Hoạt động 4 : Khoanh nuôi phục hồi rừng
? Khoanh nuôi, phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
? Những đối tượng nào được khoanh nuôi?
Gv : Cả 3 đối tượng trên phải có cây tái sinh
? Để khoanh nuôi, phục hồi rừng bằng các biện pháp nào ?
Gv : Phân tích các biện pháp kỹ thuật đã ghi trong SGK.
? Em hãy cho biết vùng đồi trọc lâu năm co khoanh nuôi, phục hồi rừng được không? Tại sao?
III. Khoanh nuôi phục hồi rừng.
 1. Mục đích : Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
2. Đối tượng khoanh nuôi.
- Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
- Đồng cỏ, cây bụi xen câygỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.
3. Biện pháp khoanh nuôi
 SGK.
4. Củng cố .
- Gv : Hệ thống lại kiến thức toàn bài .
- Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài 30.
Phần III : Chăn nuôi
Chương I : đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
Tiết 31- BàI 30 : Vai trò và nhiệm vụ 
phát triển chăn nuôi.
 I. Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Hiểu được vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta.
- Có ý thức vệ sinh trong chăn nuôi
 - Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
 II. Chuẩn bị.
 - Tranh ảnh các loại vật nuôi
 - Tranh ảnh các loại thức ăn, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi, sức kéo của vật nuôi.
- Sưu tầm tranh ảnh về sản xuất chăn nuôi ở nước ta
 III. Các hoạt động dạy học :
 1.ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Gv : Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Vậy chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.
? Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta?
? Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì?
? Sản phẩm chăn nuôi như :thịt, trứng, sữa... có vai trò gì trong đời sống?
Gv : Treo tranh H 51 SGK cho hs quan sát và trả lời.
? Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
? Em hãy cho biết những loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo ?
? Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
? Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi?
? Em hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi?
?Em hãy cho biết ngành y ngành 
dược dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì? Cho ví dụ
I. Vai trò của chăn nuôi.
 a.Cung cấp thực phẩm cho con người.
 b. Cung cấp sức kéo
 c. Cung cấp phân bón cho cây trồng.
 d. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
Gv: Dùng các tranh ảnh đã chuẩn bị để dẫn dắt học sinh xây dựng bài.
Gv: Gợi ý học sinh trả lời nội dung các câu hỏi sau:
 Nước ta có những loại vật nuôi nào?
? Em hãy kể 1 số vật nuôi ở quê em.
?Quê em có trang trại chăn nuôi nào không? Thế nào là chăn nuôi trang trại?
?Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở 
nước ta.
II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở 
nước ta.
 + Phát triển chăn nuôi toàn diện.
 + Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
 + Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 4. Củng cố bài .
- Gv : Hệ thống lại kiến thức toàn bài .
- Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài 31.
Tiết 32 - BàI 31: Giống vật nuôi
I. Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này giúp học sinh :
- Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi.
-Có ý thức với nghành chăn nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
 - Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
 II. Chuẩn bị.
 - Tranh ảnh các loại vật nuôi
 - Tranh ảnh các loại thức ăn, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi, sức kéo của vật nuôi.
- Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi có giới thiệu ở hình 51, 52, 53 (SGK)
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
Nêu vai trò và nhiệm vụ của nghành chăn nuôi nước ta ?
Hs : Lên bảng trả lời. Gv : nhận xét cho điểm
 3 . Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khái niệm về giống vật nuôi.
Gv: Treo tranh các loại vật nuôi và phân tích để học sinh nắm được khái niệm.
Gv: Lấy một số ví dụ và các số liệu về các vật nuôi. Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý: 
 - Đặc điểm và ngoại hình, các số liệu về năng suất và sản lượng
- Sự ổn định về di truyền các đặc điểm của giống về đời sau.
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài tập ở bảng phụ.
? Có mấy loại giống vật nuôi?
? Cho ví dụ minh hoạ.
Gv : lấy thêm ví dụ minh họa cho từng điều kiện.
I. Khái niệm về giống vật nuôi.
 1. Thế nào là giống vật nuôi.
 Những vật nuôi có chung nguồn gốc, có đặc điểm ngoại hình và sức sản xuất giống nhau và những đặc điểm đó được truyền lại cho đời sau.
2. Phân loại giống vật nuôi.
 a. Theo địa lí.
 b. Theo hìh thái, ngoại hình.
 c. Theo mức độ hàn thiện của giống.
 d. Theo hướng sản xuất.
 3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
 - Có nguồn gốc chung.
 - Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
 - Có đặc điểm di truyền ổn định.
 - Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 
Gv: Qua các ví dụ ở SGK chúng ta thấy rõ giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chăn nuôi.
? Trong chăn nuôi muốn có năng suất cao chất lượng tốt ta phải làm gì?
Từ đó học sinh thấy rõ được vai tò của giống về việc không ngừng chọn lọc và nhân tạo giống ra giống tốt.
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
 1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
 2. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
4. Củng cố.
- Gv : Hệ thống lại kiến thức toàn bài .
- Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài 32 chuẩn bị co giờ sau.
tiết 33 - BàI 32 :
Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
I. Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và các yếu tổ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
- Rèn luyện sự nghiêm túc khi quan sát hình ảnh. 
- Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ
- Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi
- Sơ đồ về đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp. 
 Lớp 7A:
 Lớp 7B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ.
? Nêu điều kiện được công nhận là một giống vật nuôi?
 3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Gv: Từ khi vật nuôi được hình thành đến khi vật nuôi sinh ra lớn lên và già đi trong quá trình đó vật nuôi trải qua một số quá trình biến đổi cả bên ngoài và bên trong đó là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
 Gv: Treo bảng phụ và phân tích cho học sinh thấy sự thay đổi về khối lượng của ngan con so với ngày tuổi.
? Lấy thêm ví dụ khác về sự dài ra, cao thêm của lợn
? Thế nào là sự sinh trưởng? 
? Thế nào là sự phát dục?
Gv: phân tích ví dụ sự sinh trưởng và sự phát dục của buồng trứng để học sinh phân biệt được 2 quá trình này.
Gv: Gợi ý, học sinh phân tích sự phát triển tinh hoàn con đực.
? Cho học sinh làm bài tập vào vở các hiện tượng đã cho trong sách giáo khoa.
Sau đó giáo viên củng cố lại khái niệm sinh trưởng và phát dục.
? Cho học sinh làm bài tập vào vở theo bảng mẫu ở SGK (GV dùng bảng phụ)
 I. Khái niệm về sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi.
 1. Sự sinh trưởng: 
là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
 2. Sự phát dục: 
Là sự thay đổi về bản chất của các bộ phận trong thể.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Gv: dùng sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vật nuôi đã chuẩn bị ở bảng phụ để hướng dẫn hs nhận biết các yếu tố đó.
Gv: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hướng có lợi cho người dùng.
II. Các yếu tố tác động đến sự sinh 
trưởng và phát dục của vật nuôi.
 -Yếu tố bên trong (Đ2 di truyền) 
 -Yếu tố bên ngoài(Các đk ngoại cảnh)
 + Thức ăn
 + Chuồng trại, chăm sóc.
 + Khí hậu.
4. Củng cố: 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 33.
Tiết 34 - BàI 33 : Một số phương pháp chọn lọc
Và quản lí giống vật nuôi.
I. Mục tiêu : 
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được khái niệm, về chọn lọc giống vật nuôi và một số phương pháp chọn lọc giống và quản lý giống vật nuôi.
- Rèn luyện sự nghiêm túc trong giờ học.
- Biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ
- Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15P
? Em hãy cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi? Mỗi đặc điểm lấy 1 ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Gv: Giống có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi cần phải chọn lọc ra những giống tốt đồng thời phải biết quản lý giống để s

File đính kèm:

  • docgiao_an_CN7_chi_tiet_20150727_085932.doc