Giáo án Công nghệ 7 - Bùi Thị Như Hoa - Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
-GV:Yêu cầu HS đọc SGK, nêu:
+ Các cách bảo quản các loại phân hoá học?
+ Vì sao phân hoá học phải bọc kín lại và để nơi cao ráo, thoáng mát?
+ Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau?
+ Bảo quản phân chuồng bằng cách nào? Vì sao?
Tuần : 7 Ngày soạn: 25/09 /2014 Tiết : 7 Ngày dạy: 01/10 /2014 BÀI 9. CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường. 2. Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, tư duy. 3. Thái độ: -Thái độ học tập nghiêm túc. - Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng phân bón và bảo vệ môi trường. 4. Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập củng cố. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:(1’): 7A1……………………………….. 7A2……………………………… 2. Kiểm tra 15’: Câu 1: Phân bón là gì? Phân loại phân bón ? Câu 2: Hãy xếp các phân sau theo các nhóm tương ứng: hữu cơ, hoá học, vi sinh: Cây điền thanh phân đạm supe lân phân bò Nitragin( chứa VSV chuyển hoá đạm) phân heo bèo dâu phân NPK Đáp án: Câu 1: Phân bón là thức ăn do con người cung cấp cho cây trồng. Trong đó chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: đạm (N), lân (P), kali (K)…và các nguyên tố vi lượng.(3,0đ) Phân loại: 3 loại: phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh. (3,0đ) Câu 2: Nhóm phân bón Loại phân bón Thang điểm Phân hữu cơ Cây điền thanh, phân bò, phân heo, bèo dâu. 4 ý đúng *0,5đ = 2,0đ Phân hoá học Phân đạm, supe lân, NPK 3 ý đúng * 0,5đ = 1,5đ Phân vi sinh nitragin 0,5đ 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Phân bón có tác dụng hết sưc quan trọng đối với cây trồng. Vậy, làm sao để sử dụng và bảo quản phân bón cho đúng cách và hợp lí? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về các cách bón phân. -GV hỏi: Bón phân cho cây trồng nhằm mục đích gì? -GV:Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau: 1. Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân? 2. Bón thúc là gì? Mục đích? 3. Bón lót là gì? Mục đích? -GV hỏi: Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm mấy cách bón phân? - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút, làm bài tập trang 20-21 SGK. -HS: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. - HS: Đọc SGK, trả lời: 1. Bón thúc và bón lót. 2.Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì. 3.Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. -HS: Bón vải, bón theo hốc, bón theo hàng, phun lên lá. -HS: Thảo luận nhóm làm bài tập. I. CÁCH BÓN PHÂN - Căn cứ vào thời kì bón phân có: + Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. - Căn cứ vào hình thức bón : Bón vải, bón theo hốc, bón theo hàng, phun lên lá. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng phân bón. -GV: thông báo về cách bón phân. -GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 phút làm bài tập SGK trang 22. -GV: Chốt kiến thức. -HS: Lắng nghe. -HS: Thảo luận nhóm và trả lời: - Phân hữu cơ bón lót. - Phân đạm, kali,và phân hỗn hợp Bón thúc. - Phân lân Bón lót. -HS: Nghe và ghi vở. II. CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG - Phân hữu cơ và phân lân ít hoặc không hoà tan: Thường dùng để bón lót. - Phân đạm, kali,và phân hỗn hợp Bón thúc, nếu bón lót chỉ bón một lượng nhỏ. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách bảo quản các loại phân bón. -GV:Yêu cầu HS đọc SGK, nêu: + Các cách bảo quản các loại phân hoá học? + Vì sao phân hoá học phải bọc kín lại và để nơi cao ráo, thoáng mát? + Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau? + Bảo quản phân chuồng bằng cách nào? Vì sao? - HS: Đọc SGK trả lời các yêu cầu của GV. III. BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG - Loại dễ hút ẩm cần phải giữ kín, khô. - Loại khó tiêu cần chế biến để dễ phân giải. - Loại chứa mầm bệnh cần được diệt trừ. 4. Củng cố: - GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK - GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. 5. Nhận xét – Dặn dò: - Về nhà học bài. - Xem trước bài: “Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng” IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- cn 7 tuan 7.doc