Giáo án Công nghệ 6 tuần 32: Ôn tập chương III

Một bữa cơm trưa cho 4 người lớn ăn:

 Ví dụ: Thịt kho hột vịt, cá lóc nấu canh chua, rau luộc.

Đây là bữa ăn hợp lí vì có đủ chất dinh dưỡng

-Đảm bảo nguyên tắc:

 + Nhu cầu các thành viên trong gia đình.

 + Điều kiện tài chánh

 + Sự cân bằng chất dinh dưỡng

 + Thay đổi món ăn

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 tuần 32: Ôn tập chương III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Tuần: 32-Tiết PPCT: 61
ND: / 
1. Mục tiêu: 
1.1. Kiến thức:
-HĐ1: HS biết hệ thống lại các kiến về tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
-HĐ2: HS biết hệ thống lại các kiến về qui trình tổ chức bữa ăn 
1.2. Kỹ năng:
-HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: vận dụng tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình 
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học tổ chức bữa ăn
1.3.Thái độ: 
-HĐ1,2: Thói quen: Giáo dục HS tích cực, tự giác trong học tập.
2. Nội dung học tập:
- Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
 -Qui trình tổ chức bữa ăn 
 3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Hệ thống câu hỏi
3.2.HS: Ôn lại các kiến thức đã học ở chương 3
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A1
6A2
6A3
4.2.Kiểm tra miệng: Lồng vào bài mới
4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI
*Vào bài (2phút): Để ôn lại các kiến thức đã học: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình, qui trình tổ chức bữa ăn. Ta vào tiết ôn tập
*HĐ1(14 phút): Ôn lại kiến thức tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
Câu 1: Thế nào là bữa ăn hợp lí ?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 2: Mỗi ngày, em ăn mấy bữa? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý ? (10đ)
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 3: Em hãy nêu một ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao gọi đó là bữa ăn hợp lý ?Theo em tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần đảm bảo nguyên tắc nào?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 4: Lan đến nhà bạn An chơi, thấy em của bạn 5 tuổi mà được 35 kg. Em có nhận xét gì về chế độ dinh dưỡng em của bạn An? Theo em thế nào là cân bằng dinh dưỡng ?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 5: Em hãy cho biết 4 nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng? Tại sao phải thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày?
*HĐ2(14 phút): Ôn lại kiến thức qui trình tổ chức bữa ăn.
Câu 6: Em hiểu thực đơn là gì? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu7: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn đối với thực đơn thường ngày như thế nào ?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 8: Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi như thế nào?
Câu 9: Mục đích của việc chế món ăn là gì?
 *HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 10: Kỹ thuật chế biến món ăn được tiến hành như thế nào?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 11: Bàn ăn phải được trang trí như thế nào?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
Câu 12: Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn?
*HS:Trả lời- nhận xét
-GV: Nhận xét- ghi điểm
I.Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
Câu 1: Bữa ăn có sự phối hợp các loại thức ăn (thực phẩm) với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Câu 2: Mỗi ngày ăn 3 bữa: sáng, trưa, tối.
 Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.
 Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn tiêu hoá trong 4 giờ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 h là hợp lý. 
Câu 3: Một bữa cơm trưa cho 4 người lớn ăn:
 Ví dụ: Thịt kho hột vịt, cá lóc nấu canh chua, rau luộc..
Đây là bữa ăn hợp lí vì có đủ chất dinh dưỡng
-Đảm bảo nguyên tắc:
 + Nhu cầu các thành viên trong gia đình.
 + Điều kiện tài chánh 
 + Sự cân bằng chất dinh dưỡng
 + Thay đổi món ăn 
Câu 4: -Chế độ dinh dưỡng em của bạn An chưa đúng, có thể dư chất đạm hoặc chất béo...
 -Cân bằng dinh dưỡng: Không nên ăn dư chất này, thiếu chất kia phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.
Câu 5: -Nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất khoáng, vitamin
 - Thay đổi món ăn: Để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng và hấp dẫn.
II. Qui trình tổ chức bữa ăn
 Câu 6: Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan, hay bữa ăn thường ngày.
 Các nguyên tắc xây dựng thực đơn:
 -Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
-Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
-Thực đơn phải đảm bảo nhu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
Câu 7: Thực đơn thường ngày:
 -Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.
 -Đặc điểm của những người trong gia đình.
 -Ngân quỹ gia đình.
Câu 8: Thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi:
 Gồm nhiều loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn.
 Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, tránh lãng phí.
Câu 9: Làm cho thực phẩm chín dễ hấp thu, dễ đồng hoá, tăng giá trị dinh dưỡng.
 Chọn phương pháp thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn.
Câu 10: Sơ chế thực phẩm: Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến.
-Chế biến món ăn :
 + Làm cho thực phẩm chín dễ hấp thu, deã đồng hoá, tăng giá trị dinh dưỡng.
 + Chọn phương pháp thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn.
 -Trình bày món ăn :
 Món ăn phải được trình bày có tính thẩm mỹ, sáng tạo, kết hợp các mẫu rau, củ, quả, tỉa hoa để trang trí.
Câu 11: Bàn ăn cần phải trang trí lịch sự, đẹp mắt, món ăn đưa ra theo thực đơn, được trình bày đẹp, hài hoà về màu sắc và hương vị. 
 -Cách trình bày bàn và bố trí chỗ ngồi cho khách phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn.
Câu 12: Phục vụ: Ân cần, niềm nở vui tươi, hoà nhả tỏ lòng quý trọng khách.
Dọn bàn ăn: Không thu dọn dụng cụ ăn uống khi còn đang ăn.
 Xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại.
4.4.Tổng kết:
-GV gọi HS nhắc lại các câu hỏi trên nhiều lần để thuộc bài tại lớp
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thật thuộc các câu hỏi đã ôn tập
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Xem trước bài “ Thu chi gia đình”, chú ý đọc kỹ các thông tin để hiểu được:
 + Thu thập gia đình là gì?
 + Các nguồn thu nhập của gia đình?
5.Phụ lục:

File đính kèm:

  • doctua6n_32_20150727_085021.doc