Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 7, Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1) - Năm học 2015-2016

- Vải sợi bông, mặc mát vì dể thấm mồ hôi.

 - Màu sẫm.

 - Đơn giản rộng dể hoạt động

 - Đi dép thấp hoặc đi giày bata để đi lại vững vàng, dể làm việc.

 - Trang phục lể hội Việt nam có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có kiểu trang phục riêng

GV treo ảnh phụ nữ mặc áo dài ( nếu có)

* Trong ngày lể hội người ta thường mặc áo dài đó là trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt nam hoặc trang phục lể hội truyền thống cho từng vùng, từng miền của dân tộc.

* Trang phục lể tân còn gọi là lể phục là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lể, các cuộc họp trọng thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 7, Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6
Tuần 4 Ngày soạn: 13/9/2015
Tiết 7	 Ngày dạy: 14/9/2015
BÀI 4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC ( T1)
 A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động với môi trường công việc.
- Biết cách phối hợp giửa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường công việc.
- Biết tự lựa chọn trang phục; đáng giá việc sử dụng trang phục 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có tính thẩm mỹ.
- Biết quý trọng sức lao động
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, diển giảng, vấn đáp.
2. Phương tiện:
a. GV: Mẫu quần, áo cắt bằng giấy, vật thật quần áo.
b. HS: Tranh sưu tầm về trang phục.
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
	I. Tổ chức:	 
II. Kiểm tra: 
	GV? Lựa chọn trang phục cho người cao gầy như thế nào
	(Màu sắc: Màu sáng; Vải thô xốp; Hoa to; Kiểu tay bồng, kiểu thung)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thư
HĐ1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục
*GV cho ví dụ đi lao động, một HS mặc quần tây màu trắng, áo trắng mang giày cao gót. Bộ trang phục này đi lao động có phù hợp không? Tác hại ntn? Có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.
GV: Hãy kể các hoạt động thường ngày của HS.
	Đi học, đi lao động, đi chơi, ở nhà.
HS: Mô tả bộ trang phục đi học của mình. 
* GV treo bảng phụ có câu hỏi cho cả lớp làm bài tập trang 19. Gọi HS trả lời và giải thích đáp án.
	- Vải sợi bông, mặc mát vì dể thấm mồ hôi.
	- Màu sẫm.
	- Đơn giản rộng dể hoạt động
	- Đi dép thấp hoặc đi giày bata để đi lại vững vàng, dể làm việc.
	- Trang phục lể hội Việt nam có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có kiểu trang phục riêng
GV treo ảnh phụ nữ mặc áo dài ( nếu có)
* Trong ngày lể hội người ta thường mặc áo dài đó là trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt nam hoặc trang phục lể hội truyền thống cho từng vùng, từng miền của dân tộc.
* Trang phục lể tân còn gọi là lể phục là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lể, các cuộc họp trọng thể.
GV: Mô tả các bộ trang phục lể hội, lể tân mà em biết?
	 Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan em thường mặc như thế nào ?
GV: Đọc bài “Bài học về trang phục của Bác” trang 26 SGK.
* Cho HS thảo luận
GV(Kết luận): Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc.
HĐ2: Tìm hiểu cách phối hợp trang phục
GV: Khi mặc phối hợp trang phục cần quan tâm đến việc phối hợp hoa văn, phối hợp vải hoa văn với vải trơn và phối hợp màu sắc một cách hợp lý.
HS: Quan sát hình 1-11 trang 21 SGK và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần.
GV giới thiệu vòng màu trong hình 1-12 trang 22 SGK.
GV: Yêu cầu HS đọc các ví dụ trong hình và chử ở SGK về sự kết hợp giửa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.
* GV treo một quần tím sẫm và một áo tím nhạt gọi HS cho ví dụ.
* GV treo một quần jean xanh và một áo xanh lục gọi HS cho ví dụ.
I. Sử dụng trang phục
 1/ Cách sử dụng trang phục
a. Trang phục phù hợp với hoạt động.
	+ Trang phục đi học
	- Áo trắng, quần xanh, tím than, xanh lá cây xẩm. . . kiểu may đơn giản.
	+ Trang phục đi lao động
	- Màu sẫm vải sợi bông, kiểu may đơn giản, rộng, dép thấp, giày bata.
+ Trang phục đi lể hội, lể tân
	- Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc:
Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc
2. Cách phối hợp trang phục.
a/ Phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo, không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau.
b/ Phối hợp màu sắc.
* Sự kết hợp giửa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu
	Xanh nhạt và xanh da trời sẫm, tím nhạt và tím sẫm
* Sự kết hợp giửa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu
	Vàng lục và vàng, tím đỏ và đỏ.
* Sự kết hợp giửa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu.
	Ví dụ : Đỏ và lục, cam và xanh
* Màu trắng, màu đen có thể kết hợp bất kì các màu khác.
	Đỏ và đen, trắng và đen, trắng và xanh
IV. Củng cố:	
	- Gọi HS lên bảng phối hợp 1 số loại vải.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
	- Làm câu hỏi 1 trang 25 SGK.
	- Chuẩn bị đọc trước phần bảo quản trang phục, giặt, phơi, ủi, cất giử.
	- Viết bài tập quy trình giặt SGK/ 23 

File đính kèm:

  • docBai_4_Su_dung_va_bao_quan_trang_phuc.doc