Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 19,20

Mục tiêu: + Kiến thức: biết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.

+Kĩ năng: phân chia các khu vực trong nhà một cách hợp lí và biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.

* GV giới thiệu: dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng, nhà ngói hay nhà tranh cũng cần phải sắp xếp hợp lý, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem nơi đó là tổ ấm của mình.

+ Kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình mình ?

* GV ghi ý kiến HS lên bảng những sinh hoạt bình thường của gia đình mình.

* Căn cứ vào hoạt động bình thường của mỗi gia đình, nơi ở thường có các khu vực chính sau đây :

 + Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách như thế nào?

 + Chỗ thờ cúng như thế nào ?

 + Chỗ ngủ như thế nào ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 19,20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 10Tiết PPCT: 19
Ngày dạy: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ 
 TRONG NHÀ Ở
1-MỤC TIÊU :
1. 1 Kiến thức :
+Hiểu được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
+Biết cách sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
1.2 Kỹ năng : 
+Kĩ năng thực hiện được: quan sát hình trong SGK rút nhận xét.
+ Kĩ năng thực hiện thành thạo: phân chia các khu vực trong nhà một cách hợp lí và biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.
Thái độ : 
+ Thói quen: Giáo dục HS có tính ngăn nắp, gọn gàng.
 +Tính cách: Biết phân định rõ ràng trong mọi hoạt động.
2- NỘI DUNG BÀI HỌC: 
 +Vai trị của nhà ở đối với đời sống con người. 
+Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
3-CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi câu hỏi.
3.2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
4-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:6a1…………..6a2………..6a3………6a4………..
4.2/ Kiểm tra miệng: trả bài kiểm tra.
4.3/ Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: thời gian 15’
Mục tiêu: + Kiến thức:hiểu vai trò nhà ở đối với đời sống con người.
+Kĩ năng: quan sát hình trong SGk và rút nhận xét.
* GV cho HS xem hình 2-1 trang 34 SGK
	- GV cho chỉ dẩn HS khai thác ý trong mỗi hình nhỏ.
	- GV ghi ý kiến của HS lên góc bảng.
	+Bảo vệ cơ thể như thế nào ?
	+Nhu cầu cá nhân như thế nào ?
	+Nhu cầu sinh hoạt chung như thế nào ?
* GV tổ chức cho HS thảo luận và ghi kết luận.
	- Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người, hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN đều ghi nhận quyền có nhà ở của công dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng đó và khuyến khích người dân cải thiện các điều kiện ăn ở.
Hoạt động 2: thời gian 20’
Mục tiêu: + Kiến thức: biết sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
+Kĩ năng: phân chia các khu vực trong nhà một cách hợp lí và biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.
* GV giới thiệu: dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng, nhà ngói hay nhà tranh cũng cần phải sắp xếp hợp lý, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem nơi đó là tổ ấm của mình.
+ Kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình mình ?
* GV ghi ý kiến HS lên bảng những sinh hoạt bình thường của gia đình mình.
* Căn cứ vào hoạt động bình thường của mỗi gia đình, nơi ở thường có các khu vực chính sau đây :
	+ Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách như thế nào?
	+ Chỗ thờ cúng như thế nào ?
	+ Chỗ ngủ như thế nào ?
GV giáo dục HS biết được cách sắp xếp góc học tập cho ngăn nắp và thường xuyên quét dọn để nơi học được sạch sẽ thoáng mát.
I-Vai trò của nhà ở với đời sống con người.
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
	- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường (mưa, gió, bảo, nắng, nóng, tuyết. . .)
	- Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần.
+Thỏa mản nhu cầu cá nhân : ngủ, tắm giặt, học tập.
	+Thỏa mản nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình : Ăn uống, xem tivi. . .
II-Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
	1-Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.
	a/Chỗ sinh họat chung, tiếp khách nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
	b/ Chỗ thờ cúng cần trang trọng, nhà chật có thể bố trí trên giá gắn vào tường.
	c/ Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí ở riêng biệt, yên tỉnh
4.4/ Tổng kết
	Câu hỏi: Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người ?
	Trả lời:-Nhà ở là nơi trú ngụ của con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên.	-Thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
	- Thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình.
4.5/ Hướng dẫn học tập
* Đối với bài học ở tiết này :- Làm bài tập 1 trang 39 SGK.
	 - Về nhà học thuộc phần :Vai trò của nhà ở
 Phân chia từng khu vực trong nhà ở
* Chuẩn bị bài mới: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (tt)
 - Cách bố trí và phân chia khu vực trong nhà ở một cách ngăn nắp, khoa học
- Tìm một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt nam.
5-PHỤ LỤC :
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Tuần dạy : 10 Tiết PPCT: 20
Ngày dạy: 
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ 
TRONG NHÀ Ở (tt)
1-MỤC TIÊU :
1. 1 Kiến thức :
+Hiểu được cấu trúc một số kiểu nhà ở của Việt Nam.
+Biết cách phân chia các khu vực và sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
1.2 Kỹ năng : 
+Kĩ năng thực hiện được: quan sát hình trong SGK rút nhận xét.
+ Kĩ năng thực hiện thành thạo: phân chia các khu vực trong nhà một cách hợp lí và biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.
Thái độ : 
+ Thói quen: Giáo dục HS có tính ngăn nắp, gọn gàng.
 +Tính cách: Biết phân định rõ ràng trong mọi hoạt động.
2- NỘI DUNG BÀI HỌC: 
 Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
3-CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi câu hỏi.
3.2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
4-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:6a1…………..6a2………..6a3………6a4………..
4.2/ Kiểm miệng:
* Câu hỏi bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của nhà ở đối với đời sống con người? (8đ)
Đáp án: - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
	- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường (mưa, gió, bảo, nắng, nóng, tuyết. . .)
	- Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần.
+Thỏa mản nhu cầu cá nhân : ngủ, tắm giặt, học tập.
	+Thỏa mản nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình : Ăn uống, xem tivi. . .
* Câu hỏi bài mới: Muốn tạo cảm giác thoải mái, gọn gàng trong ngôi nhà chúng ta phải làm gì? (2đ)
Hs trả lời, Gv nhận xét và ghi điểm.
 4.3/ Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Phân chia các khu vực (10’)
Mục tiêu: +Kiến thức: Biết cách phân chia các khu vực 
+Kĩ năng: phân chia các khu vực trong nhà một cách hợp lí 
Giáo viên vấn đáp HS
+Chổ ăn uống như thế nào ?
+Khu vực bếp như thế nào ?
+Khu vệ sinh ở nông thôn như thế nào ?
+Thành phố, thị xã như thế nào ?
+Nhà rộng như thế nào ?
+Nhà chật như thế nào ?
+Ở nhà em các khu vực được bố trí như thế nào?
* GV hướng dẫn HS rút ra kết luận :
Hoạt động 2: Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực (15’)
Mục tiêu: +Kiến thức: sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình.
Kĩ năng: biết cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp theo từng khu vực.
+Nhà chật, nhà một phòng cần sắp xếp đồ đạc như thế nào ?
+Kê đồ đạc trong phòng như thế nào ?
* GV đưa ra 3 ảnh một phòng khách chứa quá nhiều đồ đạc, một phòng trang trí vừa đủ, một phòng thoáng đãng cho HS thảo luận.
* GV hướng dẫn HS rút ra kết luận
- Đồ đạc không nhất thiết phải mua mới, có thể sửa chữa những đồ đạc cũ và đặt đúng vị trí thích hợp.
+Làm thế nào để vẫn sống thoải mái trong nhà ở một phòng ?
* GV ghi ý kiến HS lên bảng.
* GV tổng kết
* GV dùng tranh vẽ sơ đồ cách sắp xếp đồ đạc hợp lý và chưa hợp lý để minh hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kiểu nhà ở Việt Nam (10’)
Mục tiêu: +Kiến thức: Hiểu được cấu trúc một số kiểu nhà ở của Việt Nam.
+Kĩ năng: quan sát hình trong SGK rút nhận xét.
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 2-2 trang 36 SGK
* GV gọi HS đọc về đặc điểm chung của nhà ở nông thôn.
+Trong ngôi nhà chính dành để làm gì 
+Nhà phụ dành để làm gì ?
+Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh được đặt ở đâu ?
+Nhà ở đồng bằng sông Cửu long được xây cất như thế nào ?
* GV cho HS xem ảnh, hình 2-3 trang 37 SGK
* GV cho HS xem ảnh, hình 2-4 trang 37 SGK
+Em hãy nêu một số nhà ở thị xã, thị trấn, thành phố ?
* GV cho HS xem ảnh, hình 2-6 trang 38 SGK
+ Em hãy nêu nhà ở miền núi như thế nào ?
+ Phần sàn để làm gì ?
+ Dưới sàn để làm gì ?
+ Hãy mô tả nhà của gia đình em ?
GV giáo dục HS bản thân phải biết ngăn nắp gọn gàng, khi học xong phải biết dọn dẹp đồ dùng học tập, xếp sách vở đúng nơi đúng chổ. Không vứt bừa bãi kể cả đồ dùng cá nhân, quần áo, giày dép…
1/ Phân chia các khu vực:	
 d/ Chỗ ăn uống thường được bố trí gần bếp hoặc kết hợp ở trong bếp.
e/ Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẻ, có đủ nước sạch.
f/ Khu vệ sinh ở nông thôn đặt xa nhà, ở thành phố, thị xã thường là kết hợp với nơi tắm giặt.
g/ Chổ để xe, kho nên bố trí nơi kín đáo chắc chắn an toàn.
- Việc phân chia các khu vực cần tính toán hợp lý, tuỳ theo tình hình diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình.
2/ Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
+ Nhà chật, nhà một phòng cần sử dụng màn gió, bình phong, tủ tường. . .Để phân chia tạm thời các khu vực sinh hoạt, sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng.
 + Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi
- Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lý có tính thẩm mỹ, thể hiện cá tính của chủ nhân sẻ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện trong mọi hoạt động hàng ngày.
3/ Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam.
1/ Nhà ở nông thôn :
	Nhà ở đồng bằng Bắc bộ. Hình 2-2 trang 36 SGK.
+Thông thường nhà ở nông thôn có 2 ngôi nhà, nhà chính và nhà phụ.
-Nhà chính : Gian giữa dành cho sinh họat chung ăn cơm, tiếp khách. Cac gian bên kê giường ngủ của bố, mẹ, giường ngủ và bàn học của các con, chổ để thóc.
-Nhà phụ : Có bếp chổ để dung cụ lao động.
+ Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh thường được đặt ở xa nhà cuối hướng gió.
Nhà ở đồng bằng sông Cửu long.
	Chỉ có khoảng 20-30 % nhà ở làm bằng gạch ngói tương đối chắc chắn. Số còn lại làm bằng gổ, tràm, đước lợp lá dừa nước, rơm rạ. Hầu hết đều tạm bợ, đồ đạc ít, sơ sài.
2/ Nhà ở thị xã, thị trấn
3/ Nhà ở miền núi
- Chủ yếu là nhà sàn :
+ Phần sàn để ở và sinh hoạt.
+ Dưới sàn trước kia thường nuôi súc vật để bảo vệ nhưng mất vệ sinh. 
- Ngày nay, chuồng nuôi súc vật đã được đặt xa nhà ở, phần dưới sàn xây thành kho để dụng cụ lao động.
4.4/ Tổng kết
Câu 1: Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở ?
	- Chỗ sinh hoạt chung, Chỗ thờ cúng, Chỗ ngủ nghỉ, Chỗ ăn uống
	- Khu vực bếp, Khu vệ sinh, - Chỗ để xe
Câu 2: Khu vực bếp cần như thế nào ?
- Cần sáng sủa, sạch sẽ có đủ nước sạch
4.5/ Hướng dẫn học tập
*Đối với bài học ở tiết này: 
 Về nhà học thuộc phần: - Phân chia các khu vực trong nhà ở
 	 - Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
 - Các loại nhà ở trong nước Việt Nam.
	 - Làm bài tập 2, trang 39 SGK
* Chuẩn bị bài mới: THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở
- Trọng tâm của bài: Thực hiện được các thao tác sắp xếp đồ đạc trên mô hình
- Chuẩn bị :
	- Giấy cứng, giấy rôki
- Mút xốp cắt sơ đồ phòng ở
- Keo dán
- Kéo
5 PHỤ LỤC :
Sách giáo khoa

File đính kèm:

  • docCN 6 tiet 1920.doc