Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Ngọc

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 _ Nắm được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn

 _ Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm

 _ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến trong bảo quản thực phẩm để tao nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực

 

II. CHUẨN BỊ :

 _ Hình vẽ 3.17, 3.18, 3.19 / SGK

 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 2/ KTBC: _ Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm đọc thực phẩm thường dùng?

 _ Em phải làm gì khi phát hiện một con ruồi đậu trong tô canh?

 3/ Bài mới:

 Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước. Vậy cần phải bảo quản như thế nào để góp phần tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực?

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	à Chọn đủ thức ăn của các nhóm một cách hợp lý, đầy đủ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
_ HS: nhìn hình 3.11 và nêu nhận xét
_ GV: bổ sung à kết luận
? Nếu thiếu chất đạm trầm trọng thì ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
_ HS: trẻ em bị suy dinh dưỡng 
_ GV: bổ sung, giải thích thêm àghi bảng
? Nếu ăn thừa chất đạm, sẽ có tác hại như thế nào?
_ GV: kết luận à ghi bảng
III/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1/ Chất đạm
_ Thiếu chất đạm trầm trọng:
trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng 
_ Thừa chất đạm: gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp…
_ Yêu cầu HS xem hình 3.12 SGK 
_ HS: nhìn hình, nhận xét à bổ sung
? Em khuyên cậu bé như thế nào để gầy bớt đi?
_ HS: trả lời à thống nhất ý kiến à kết luận
? Thức ăn nào làm răng dễ bị sâu?
_ HS: khẳng định, đưa ra bài học không nên ăn nhiều chất ngọt, có đường nhiều
2/ Chất đường bột
_ Ăn nhiều: gây béo phì
_ Ăn ít: đói, mệt, ốm yếu
? Nếu ăn nhiều chất béo hàng ngày, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì?
3/ Chất béo
_ Ăn thừa: 
_ HS: trả lời
_ GV: bổ sung à kết luận
Tăng trọng quá mức à béo phì
_ Ăn thiếu:
Thiếu năng lượng và Vitamin
à Ngoài ra, ta phải ăn nhiều rau, củ, quả, phối hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng, thay đổi trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể à ghi bảng
*Tóm lại:
Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng , cần phải biết kết h[pj nhiều loại thức ăn trong bốn nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn
_ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 3.13 (a,b/ SGK) để phân tích, hiểu biết thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong tháng
	4/ Củng cố:	_ Trẻ em bị ốm do nguyên nhân nào gây ra?
	5/ Dặn dò	_ Học bài
	_ Soạn bài “Vệ sinh an toàn thực phẩm” theo các câu hỏi trong SGK
Bài 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tuần	20
Tiết	40
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
	_ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
II. CHUẨN BỊ :
	_Hình vẽ phóng to 3.14, 3.15
	_ Tranh, ảnh, mẫu vật sưu tầm có liên quan 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Nêu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về 3 chất dinh dưỡng chính?
	3/ Bài mới: 
	Nếu thực phẩm thiếu vệ sinh và bị nhiễm trùng sẽ gây nên bệnh, và có thể dẫn đến tử vong, Cần có sự quan tâm, theo dõi, kiểm soát, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, để tránh gây ra ngộ độc thực phẩm à Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1 	
Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm
? Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
_ HS: giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn
? Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
_ HS: trả lời theo sự hiểu biết cá nhân
_ GV: kết luận à ghi bảng
I/ Vệ sinh thực phẩm
1/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
_ Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm, được gọi là nhiễm trùng thực phẩm
? Nếu ăn phải món ăn bị nhiễm trùng thực phẩm, thì sẽ như thế nào?
_ HS: bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa
? Nêu một vài thực phẩm dễ bị hư hỏng? 
Tại sao dễ hư hỏng?
_ Sử dụng thức ăn bị nhiễm trùng sẽ bị ngộ độc và rối loạn tiêu hóa
* Hoạt động 2	
Tìm hiểu nhiệt độ ảnh hưởng đến thực phẩm
_ Cho Hs xem hình 3.14 để HS tìm hiểu, giải thích
à Yêu cầu HS ghi vở
_ Yêu cầu HS quan sát hình 3.15
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
3/ Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm
_ Rửa sạch tay trước khi ăn
_ Vệ sinh nhà bếp
? Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
à Bảo quản ở nhiệt độ vừa phải, đủ để bảo quản thực phẩm…
? Ở nhà em có thực hiện những biện pháp này không?
_ GV: căn dặn HS phải thực hiện chu đáo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
_ Rửa kỹ thực phẩm
_ Nấu chín thực phẩm
_ Đậy thức ăn cẩn thận
_ Bảo quản thực phẩm chu đáo
	4/ Củng cố:	_ Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
	5/ Dặn dò:	_ Học bài 
	+ Chuẩn bị phần 2,3 của bài (trả lời câu hỏi trong hai phần trên)
Tuần	21
Bài 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt)
Tiết	41
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
	_ Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp
	_ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
	_ Quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc 	thức ăn
II. CHUẨN BỊ :
	_ Hình vẽ phóng to 3.16 / 78
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: 	_ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
	_ Nếu ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng sẽ như thế nào?
	_ Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
	3/ Bài mới: 
	 Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được bảo quản trong suốt quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối…
	Ta cần có biện phápkiểm soát vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của mọi người à Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1
Tìm hiểu về an toàn thực phẩm
? An toàn thực phẩm là gì?
_ GV: Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng (quán cơm, quán nước…ở gần trường, vỉa hè)
? Nêu nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
_ HS: dư thừa lượng thuốc trừ sâu, hóa chất…
_ Yêu cầu HS đọc to phần in nghiêng trong SGK
? Có những biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nào?
_ HS: an toàn thực phẩm khi mua sắm, an toàn thực phẩm khi chế biến, bảo quản
? Em thường mua sắm những thực phẩm gì?
( Kể tên những loại thực phẩm này?)
_ Yêu cầu HS xem hình 3.16
II/ An toàn thực phẩm
1/ Định nghĩa
a/ An toàn thực phẩm khi mua sắm:
_ Cần chọn thực phẩm tươi, ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc…
b/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
_ Nấu chín thức ăn
_ Bảo quản chu đáo
? Trong gia đình, thực phẩm thường chế biến ở đâu?
à Nhà bếp
? Nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
à Mặt bàn, áo quần, giẻ lau, thớt…
? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?
à Xâm nhapạ trong quá trình chế biến thức ăn
* Hoạt động 2
Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc
_ Yêu cầu HS đọc mục 1
? Nêu nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
III/ Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
(SGK)
? Nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn?
_ Yêu cầu HS các nhóm thảo luận, đưa ra biện pháp của nhóm mình
_ GV: nhận xét à ghi bảng
2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
_ Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp trong quy trình chế biến, nấu chín và bảo quản thức ăn chu đáo
	4/ Củng cố: 	_ Nếu một người bị ngộ độc thức ăn, ta phải làm gì?
	5/ Dặn dò	_ Học thuộc bài
	_ Soạn bài theo các câu hỏi SGK
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
Tuần	21
Tiết	42
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Nắm được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn
	_ Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm
	_ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến trong bảo quản thực phẩm để tao nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực
II. CHUẨN BỊ :
	_ Hình vẽ 3.17, 3.18, 3.19 / SGK 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: 	_ Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm đọc thực phẩm thường dùng?
	_ Em phải làm gì khi phát hiện một con ruồi đậu trong tô canh?
	3/ Bài mới: 
	 Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước. Vậy cần phải bảo quản như thế nào để góp phần tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1	
Tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
? Những thực phẩm nào thường dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến?
_ HS: thịt, cá, rau, củ, quả…
I/ Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
* Thịt cá: 
_ Yêu cầu HS quan sát hình 3.17 và nêu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng đối với thịt cá?
1/ Thịt, cá
_ Không để ruồi đậu vào
_ Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp và thời gian hợp lý
* Rau, củ, quả: Hướng dãn HS xem hình 3
_ Trước khi chế biến, phải qua động tác gì?
_ HS: gọt vỏ, rửa sạch
? Nên thao tác như thế nào để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng ?
_ HS: thảo luận à ý kiến
2/ Rau, củ, quả
_ Rửa thật sạch, không để rau khô héo
_ Gọt vỏ trước khi ăn sống
* Đậu, hạt khô, gạo: _ Yêu cầu HS xem hình 3.19
? Em hãy nêu biện pháp bảo quản?
3/ Đậu, hạt khô, gạo
_ Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ
_ Không vo quá kỹ sẽ làm mất sinh tố B
	4/ Củng cố	_ Nêu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
	5/ Dặn dò	_ Học thuộc bài	_ Chuẩn bị phần 2 của bài
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (tt)
Tuần	22
Tiết	43
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Nắm được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn
	_ Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm
	_ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến trong bảo quản thực phẩm để tao nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực
II. CHUẨN BỊ :
	_ 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Nêu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến ?
	3/ Bài mới: 
	Vì sao chúng ta phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Và làm thế nào để bảo quản chất dinh dưỡng tốt? à Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 	Tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến
? Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
_ GV: khẳng định à ghi bảng
+ Trong suốt quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc tiêu hủy, do đó chúng ta cần phải quan tâm sử dụng nhiệt hợp lý trong khi chế biến thức ăn để giữ cho thức ăn luôn có giá trị sử dụng tốt
? Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với từng loại chất như thế nào?
_ GV: khẳng định à ghi bảng
II/ Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến 
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng 
* Tóm lại:
Để thực phẩm không bị mất đi sinh tố, nhất là những sinh tố dễ tan trong nước, cần lưu ý:
+ Không ngâm thực phẩm lâu trong nước
+ Không để thực phẩm khô héo
+ Không đun nấu thực phẩm lâu
+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh
+ Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm
	4/ Củng cố	__ Yêu cầu HS trả lời câu 3 (SGK/ 84)
	_ HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
	5/ Dặn dò	_ Học thuộc bài + trả lời câu 2,4
	_ Chuẩn bị bài 18 theo câu hỏi SGK
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 
THỰC PHẨM
Tuần	22
Tiết	44
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh
	_ Tại sao cần phải chế biến thực phẩm
	_ Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt để tạo nên món ăn ngon
	_ Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh
	_ Biết sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng mức nhu cầu ăn uống của con người
II. CHUẨN BỊ :
	_ Hình vẽ phóng to: Hình 3.20 , 3.21/ SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Nêu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến?
	3/ Bài mới: 
	 tại sao phải chế biến thực phẩm? Hàng ngày gia đình em thường dùng món ăn gì?
Thực phẩm được chế biến băng nhiều phương pháp: sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt. 
à Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1
Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
? Nhiệt có công dụng như thế nào trong chế biến biến thực phẩm?
_ HS: thảo luận theo suy nghĩ
_ GV: Nhiệt làm thực phẩm chín mềm, dễ hấp thu và thơm ngon hơn, nhưng một phần chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến
? Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
_ HS: phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, làm chín thực phẩm bằng hơi, bằng sức nóng, làm chín thực phẩm trong chất béo
I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
* Luộc: Kể tên các món luộc?
_ HS: Xem hình 3.20 à phương pháp luộc
_ GV: nhận xét, __. ghi bảng
a/ Luộc:
_ Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
* Quy trình và kỹ thuật: SGK
* Nấu:
Nấu là gì? Món nào được gọi là món nấu?
b/ Nấu:
Là phối hợp nhiều nguyên liệu
_ HS: nêy quy trình và kỹ thuật nấu
động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
* Kho: Kể tên một vài món kho?
_ HS: cá kho, thịt kho, trứng kho…
? Theo em kho là gì?
_ GV: nhận xét à ghi bảng
_ HS: đọc quy trình thực hiện và cách kho
c/ Kho:
Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị đậm đà
* Hấp
_ Yêu cầu HS xem hình 3.21 à đưa ra khái niệm hấp
? Kể tên một số món hấp thường dùng?
_ GV: gợi ý và rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món hấp
_ GV: Bổ sung, khẳng định à ghi bảng
2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hấp:
Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước
	4/ Củng cố:	_ Nêu sự khác nhau giữa phương pháp làm chín thực phẩm bằng nước 	và bằng hơi nước?
	_ Món cơm được vận dụng phương pháp gì để chế biến (làm chín) ?
	5/ Dặn dò:	_ Học thuộc bài
	_ Soạn tiếp phần 
	“ Phương pháp chế biến thực phẩm bằng phương pháp trên lửa”
Tuần	23
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 
THỰC PHẨM (tt)
Tiết	45
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt để tạo nên món ăn ngon
	_ Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh
	_ Biết sử dụng p p chế biến phù hợp để đáp ứng mức nhu cầu ăn uống của con người
II. CHUẨN BỊ :
	_ Hình vẽ phóng to: Hình 3.22 , 3.23/ SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: _ Nêu các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?
	 _ Luộc, nấu, kho là gì?
	3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1	Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm băng sức nóng của lửa
_ GV: cho Hs xem hình 3.22
? Đưa ra một số ví dụ về các món nướng?
_ HS: cá nướng, thịt nướng, khoai nướng…
? Theo em, nướng là gì?
_ Yêu cầu HS rút ra quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món nướng
3/ Phương pháplàm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:
_ Nướng là làm chín thực phẩm băng sức nóng của lửa
* Hoạt động 2
Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
_ Cho HS xem hình 3.23 à Phân tích về món rán để dẫn dắt đến khái niệm
? Kể tên một vài món rán?
? Kể tên một vài thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật được dùng để rán?
4/ phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
a/ Rán: là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
? Thế nào là rang?
? Rán và rang khác nhau như thế nào?
_ HS: rán dầu nhiều, còn rang không có dầu mỡ khi rang
b/ Rang: là đảo đều thực phẩm trong chảo với chất béo rất ít hoặc không có chất béo
? Kể tên các món xào?Em hãy định nghĩa thế nào là xào?
? Xào và Rán khác nhau như thế nào?
_ HS: xào ít mỡ, lửa nhiều, còn rán dầu nhiều, lửa nhỏ
c/ Xào: là đảo qua đảo lại thực phẩm với lượng chất béo vừa phải
	4/ Củng cố	_ Nêu các định nghĩa nướng, xào, rán, rang?
	5/ Dặn dò	_ Học thuộc bài, làm câu 1,2,3
	_ Chuẩn bị bài phần II
Tuần	23
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 
THỰC PHẨM (tt)
Tiết	46
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt để tạo nên món ăn ngon
	_ Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh
	_ Biết sử dụng pp chế biến phù hợp để đáp ứng mức nhu cầu ăn uống của con người
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Phân biệt xào – rán, nấu - luộc à kể tên vài món
	3/ Bài mới: 
	 Kể tên một số món không sử dụng nhiệt? Các hình thức chế biếnth không sử dụng nhiệt à Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
* Trộn dầu giấm:
? Thực phẩm nào dùng để trộn dầu giấm?
_ HS: xà lách, bắp cải, rau càng cua…
? Nêu quy trình thực hiện món trộn dầu giấm?
II/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
1/ Trộn dầu giấm
 Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng
* Trộn hỗn hợp
? Trộn hỗn hợp là gì?
? Quy trình của món trộn hỗn hợp?
?Yêu cầu kỹ thuật của món trộn hỗn hợp ra sao?
2/ Trộn hỗn hợp
* Muối chua
? Muối chua là gì? Chỉ ra các loại muối chua?
_ HS: muối xổi, muối nén
? Kể tên một vài món muối chua?
_ HS: cải, tôm, kim chi…
_ Yêu cầu HS nêu khái niệm của muối xổi, muối nén
_ GV: Chỉ cách làm muối xổi, muối nén
? Quy trình thực hiện món muối chua? Yêu cầu kỹ thuật?
3/ Muối chua
a/ Muối xổi:
Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn
b/ Muối nén:
Là cách làm thực phẩm lên men trong thời gian dài
	4/ Củng cố	_ Đọc phần ghi nhớ
	_ Nêu cách trộn dầu giấm, muối chua?
	5/ Dặn dò	_ Học thuộc bài
	_ Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cho bài thực hành
	+ Sơ chế nguyên liệu trước
THỰC HÀNH
TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH
Tuần	24
Tiết	47 + 48
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Biết cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm + Nắm quy trình thực hiện mópn này
	_ Chế biến được các món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự
	_ Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
II. CHUẨN BỊ :
	_ Sơ chế nguyện liệu trước ở nhà: gọt. rửa 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Kiểm tra nguyên liệu các nhóm đã chuẩn bị
	3/ Bài mới: 
	_ GV: nêu yêu cầu của tiết thực hành (nề nếp, nội dung, thời gian…)
	_ Nội quy: An toàn lao động
	_ Mục tiêu và yêu cầu của bài:
	 HS biết cách làm món rau trộn dầu giấm, sản phẩm ngon, trình bày đẹp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1	Tổ chức thực hành
_ Phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho các thành viên
? Em hãy nêu quy trình thực hiện món ăn?
_ HS: thảo luận
_ GV: uốn nắn, bổ sung, sắp xếp vị trí thực hành
+ Trình bày nguyên liệu đã chuẩn bị của các tổ
* Hoạt động 2	Chế biến món ăn
_ Yêu cầu HS các tổ về vị trí thực hành
_ triển khai các bước thao tác
_ GV: hướng dẫn HS các giai đoạn thao tác như SGK
_ Yêu cầu các tổ thực hiện à phát huy sáng tạo cá nhân
_ GV: theo dõi, uốn nắn
+ Các nhóm về vị trí
+ Tiến hành làm theo tổ
* Hoạt động 3	Thu sản phẩm - chấm
_ Yêu cầu các tổ trình bày sản phẩm
_ Cử đại diện mỗi tổ chấm chéo
_ Dọn vệ sinh nơi thực hành
_ Kiểm tra kết quả thành phẩm
_ GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về hương vị, cách trình bày à chấm điểm
+ Đại diện mỗi tổ chấm chéo
+ Dọn vệ sinh
	4/ Củng cố	_ GV: cho HS thưởng thức sản phẩm của các em
	5/ Dặn dò	_ Chuẩn bị thực hành
	+ Rau muống đã bào sẵn, rửa sạch
	+ Nước chấm, dầu đã khử, thịt, cà chua
THỰC HÀNHTRỘN HỖN HỢP
Tuần	25
Tiết	49 + 50
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	_ Hiểu được cách làm nộm rau muống	
	_ Nắm được quy trình thực hiện món này
	_ Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kỹ thuật tương tự	_ Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
	2/ KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị nguyên liệu của HS
	3/ Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1	
Tổ chức thực hành
_ Kiểm tra sự chuẩn bị về nguyên liệu, dụng cụ
_ Phân công cụ thể và giao trách nhiêm cho từng HS
_ Gọi HS nhắc lại quy trình thực hiện món trộn rau muống
_ Phân công vị trí thực hành
* Hoạt động 2	
Thực hiện chế biến món ăn
? Em hãy nêu quy trình thực hiện món ăn?
_ HS: nhắc lại quy trình thực hiện
_ GV: sắp xếp vị trí thực hành
_ Các nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà, vì vậy GV hướng dẫn HS làm hoa bằng ớt hoặc cà chua để trang trí món ăn
_ GV: có thể tập trung HS cùng thực hiện: cho đường + giấm + muối + chanh 

File đính kèm:

  • docGiao an Cong nghe 6 hoc ky II.doc