Giáo án Công nghệ 6 Học kỳ 2 - Nguyễn Thị Ngọc Xuyên

Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt)

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:

– Nắm được các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt.

– Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.

– Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.

B.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Các hình ảnh của một số món ăn thuộc các thể loại : trộn dầu giấm; trộn hỗn hợp; muối chua.

- Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

HS1: Trình bày qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rán?

HS2: Em hãy qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món xào. Xào và rán có gì khác nhau?

 

doc28 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5180 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 Học kỳ 2 - Nguyễn Thị Ngọc Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, cá là gì ?
GV kết luận: (theo SGK)
GV: Cho HS quan sát hình 3.18 SGK và nêu tên các loại rau, củ, quả thường dùng. 
Hỏi : Rau, củ, quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải qua những động tác gì ?
GV: Cho HS quan sát hình 3.19 SGK và nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng. 
Hỏi : Để đậu hạt, gạo không bị mất chất dinh dưỡng cần bảo quản như thế nào?
GV: nhấn mạnh phải thực hiện chu đáo việc bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến thức ăn.
I/ Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thức ăn:
1/ Thịt cá : 
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm. 
2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi: 
 Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên :
- Rửa rau thật sạch; chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3/ Đậu hạt khô, gạo: (hình 3.19 SGK.)
- Đậu hạt khô : bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt …
- Gạo tẻ, gạo nếp : không vo quá kĩ, sẽ bị mất sinh tố B.
3. Củng cố : (3phút) GV chốt lại nội dung bài học.
4. Dặn dò: (2phút) 
– Học thuộc bài theo vở ghi và SGK.
– Đọc trước các mục II SGK.
D. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-----------------------ee&ff-----------------------
Tiết 43: Ngày soạn:26/01/08.
 Ngày dạy : 12/02/08.
Bài 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (tt)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:
– Cần bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
– Aùp dụng hợp lí các qui trình chế biến thức ăn và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Đọc kĩ bài soạn, SGK.
Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
HS1: Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh cần phải làm gì ?
HS2: Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ?
2. Bài mới : (35phút) 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hỏi : Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
HS trả lời như SGK.
Hỏi : Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì ?
HS : Nêu 5 điều cần lưu ý (theo SGK)
GV: nhấn mạnh việc bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.
GV giới thiệu: Trong quá trình sử dụng nhiệt các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc tiêu hủy, do đó chúng ta cấn quan tâm sử dụng nhiệt hợp lì trong chế biến thức ăn để giư cho thức ăn luôn giá trị dinh dưỡng cao.
HS : Nêu sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng của các chất (theo SGK)
GV: nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng của các chất trong lúc chế biến thức ăn.
II/ Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến:
1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn : 
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước : sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo : sinh tố A,D,E,K.
* Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn. (SGK – 82)
2/ Aûnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng: 
a) Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi.
b) Chất béo : Đun nóng nhiều, sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
c) Chất đường bột : 
- Chất đường sẽ bịbiến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến 1800C
- Chất tinh bột dễ tiêu hơn qua quá trình đun nấu.
d) Chất khoáng : Khi đun nấu, một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào nước.
e) Sinh tố : Trong quá trình chế biến, các sinh tố dễ bị mất đi, nhất là các sinh tố dễ tan trong nước.
3. Củng cố : (3phút) 
– GV chốt lại nội dung bài học.
– 2HS đọc ghi nhớ SGK.
– 1HS đọc “Có thể em chưa biết” SGK.
4. Dặn dò: (2phút) 
– Học thuộc bài theo vở ghi và SGK.
– Đọc trước bài 18 : Các phương pháp chế biến thực phẩm.
D. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-----------------------ee&ff-----------------------
Tiết 44: Ngày soạn:10/02/08.
 Ngày dạy : 14/02/08.
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:
Tại sao cần phải chế biến thực phẩm.
Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt.
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Các mẫu hình 3.20, hình 3.21 SGK.
Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra 15phút: 
Câu 1: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
Câu 2: Em hãy nêu sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng.
2. Bài mới : (25phút) 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
GV cho HS đọc thông tin ở đầu bài.
Hỏi : Tại sao cần phải chế biến thực phẩm?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhấn mạnh: Chế biến thực phẩm để tạo nên những món ăn ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị; để thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm; để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn; để dự trữ thức ăn dùng lâu.
Hỏi : Em hãy kể tên những phương pháp được sử dụng để chế biến thường ngày trong gia đình?
Hỏi : Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là gì ?
Hỏi : Em hãy kể tên những thực phẩm được làm chín trong nước mà em thường dùng trong các bữa ăn của gia đình?
Hỏi : Em hãy kể tên một vài món luộc thường dùng?
GV: Cho HS quan sát hình 3.20 SGK và nêu khái niệm SGK.
Hỏi : Em hãy trình bày qui trình thực hiện của món luộc?
Hỏi : Khi luộc phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật như thế nào?
GV kết luận qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món luộc (theo SGK)
Hỏi : Nấu là gì ?
Hỏi : Trong các bữa ăn thường ngày, món nào được gọi là món nấu?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nấu theo SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nấu.
Hỏi : Kho là gì ?
Hỏi : Em hãy kể tên một vài món kho thường dùng?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món kho trong SGK.
Hỏi : Kho và nấu có gì khác nhau?
GV chốt lại khái niệm Kho và nấu.
GV: Cho HS quan sát hình 3.21 SGK và nêu một số ví dụ về các món hấp. 
Hỏi : Hấp là gì ?
Hỏi : Em hãy kể tên một vài món hấp thường dùng trong gia đình?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món hấp trong SGK.
Hỏi : Món cơm được vận dụng phương pháp gì để làm chín?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung : cơm được vận dụng phương pháp đặc thù trong chế biến : nấu bằng nước và chín bằng hơi.
GV: nhấn mạnh qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món hấp.
I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt:
 Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để dễ hấp thụ và thơm ngon hơn.
1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước : 
a) Luộc : Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch thực phẩm.
- Luộc chín thực phẩm. 
- Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Nước luộc trong.
- Thực phẩm động vật : chín mềm, không dai, không nhừ.
- Thực phẩm thực vật : rau lá chín tới, có màu xanh; rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.
b) Nấu : Là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng.
- Trình bày theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
- Hương vị thơm ngon, vừa ăn.
- Màu sắc hấp dẫn.
c) Kho : Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có vị đậm; thường sử dụng một nguyên liệu chính là nguyên liệu động vật hoặc nguyên liệu thực vật.
- Trình bày theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh.
- Thơm ngon, vị mặn.
- Màu vàng nâu.
2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước :
Hấp: Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
- Sơ chế tùy yêu cầu của món ăn, tẩm ướp gia vị thích hợp.
- Hấp chín thực phẩm.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Thực phẩm chín mềm ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước.
- Hương vị thơm ngon.
- Màu sắc đặc trưng của món.
3. Củng cố : (3phút) GV chốt lại nội dung bài học.
4. Dặn dò: (2phút) 
– Học thuộc bài theo vở ghi và SGK.
– Đọc trước các mục I.3 và mục I.4 SGK.
D. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-----------------------ee&ff-----------------------
Tiết 45: Ngày soạn:10/02/08.
 Ngày dạy : 18/02/08.
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:
Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt.
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Các mẫu hình 3.22, hình 3.23 SGK.
Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
HS1: Tại sao phải làm chín thực phẩm? Trình bày qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món luộc ?
HS2: Em hãy qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món kho. Kho và nấu có gì khác nhau?
2. Bài mới : (35phút) 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
GV: Cho HS quan sát hình 3.21 SGK và giới thiệu một số ví dụ về món nướng.
HS nêu khái niệm SGK.
Hỏi : Em hãy kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng?
Hỏi : Em hãy trình bày qui trình thực hiện của món hấp?
Hỏi : Khi hấp phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật như thế nào?
GV kết luận qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món hấp SGK.
GV: Cho HS quan sát hình 3.23 SGK và giới thiệu một số ví dụ về món rán.
Hỏi : Rán là gì ?
Hỏi : Trong các bữa ăn thường ngày, món nào được gọi là món rán?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rán trong SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rán.
Hỏi : Rang là gì ?
Hỏi : Em hãy kể tên một vài món rang thường dùng?
Hỏi : Em hãy kể tên một số thực phẩm thực vật và động vật được dùng để rang?
Hỏi : Em có nhận xét gì về trạng thái, hương vị, màu sắc của món rang?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món kho trong SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rang.
Hỏi : Rang và rán có gì khác nhau?
GV chốt lại khái niệm Rang và rán.
Hỏi : Xào là gì ?
Hỏi : Em hãy kể tên một vài món xào mà em thường dùng trong bữa cơm gia đình?
Hỏi : Em có nhận xét gì về trạng thái, hương vị, màu sắc của món xào?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món xào trong SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món xào.
Hỏi : Xào và rán khác nhau thế nào?
GV chốt lại khái niệm Xào và rán.
I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt:
 3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa : 
Nướng : Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa, thường là than củi.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
- Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn. 
- Nướng vàng đều.
- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Thực phẩm chín đều không dai.
- Thơm ngon, đậm đà.
- Màu vàng nâu.
4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo :
a) Rán: (chiên) Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kĩ.
- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật :
-Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.
- Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
- Có lớp ngoài màu vàng bao quanh thực phẩm.
b) Rang: Là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu động vật hoặc thực vật.
- Cho vào chảo với một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho thực phẩm chín vàng.
- Trình bày đẹp theo đặc trưng của món.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Món rang phải khô, săn chắc.
- Mùi thơm.
- Màu sắc hấp dẫn.
c) Xào : Là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn.
* Qui trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu động vật, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị; nhặt rửa sạch nguyên liệu thực vật, cắt thái phù hợp.
- Cho nguyên liệu động vật vào chảo với một lượng ít chất béo, xào chín đều, múc ra bát. Xào nguyên liệu thực vật chín tới, sau đó cho nguyên liệu động vật đã xào chín vào trộn đều, sử dụng lửa to, xào nhanh, nêm vừa ăn.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Thực phẩm động vật chín mềm không dai.
- Thực phẩm thực vật chín tới, không cứng hay mềm nhũn.
- Còn lại ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn.
- Giữ được màu tươi của thực vật.
3. Củng cố : (3phút) GV chốt lại nội dung bài học.
4. Dặn dò: (2phút) 
– Học thuộc bài theo vở ghi và SGK.
– Đọc trước mục II SGK.
D. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-----------------------ee&ff-----------------------
Tiết 46: Ngày soạn:10/02/08.
 Ngày dạy : 21/02/08.
Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt)
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:
Nắm được các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt.
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Các hình ảnh của một số món ăn thuộc các thể loại : trộn dầu giấm; trộn hỗn hợp; muối chua.
- Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
HS1: Trình bày qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rán?
HS2: Em hãy qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món xào. Xào và rán có gì khác nhau?
2. Bài mới : (35phút) 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
GV: Cho HS quan sát hình ảnh của một số món ăn thuộc các thể loại : trộn dầu giấm; trộn hỗn hợp; muối chua.
Hỏi : Em hãy kể tên một số món ăn thuộc các thể loại trên mà em đã dùng trong bữa ăn?
HS đọc khái niệm trộn dầu giấm SGK.
Hỏi : Em hãy kể tên một số thực phẩm thực vật được dùng trong món này?
Hỏi : Em hãy trình bày qui trình thực hiện của món trộn dầu giấm?
Hỏi : Khi trộn dầu giấm phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật như thế nào?
GV kết luận qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món trộn dầu giấm như SGK.
GV: giới thiệu một số ví dụ về món trộn hỗn hợp (trộn gỏi hay nộm).
HS đọc khái niệm trộn hỗn hợp SGK.
Hỏi : Em hãy kể tên một số thực phẩm thực vật và động vật được dùng trong món này?
Hỏi : Em hãy trình bày qui trình thực hiện của món trộn hỗn hợp?
Hỏi : Khi trộn hỗn hợp phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật như thế nào?
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món trộn hỗn hợp trong SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món trộn hỗn hợp.
Hỏi : Muối chua là gì ?
GV: giới thiệu 2 hình thức muối chua.
- Đối với muối xổi cần ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối (có độ mặn 20 – 25%) đun sôi để nguội, có thể cho thêm một ít đường.
- Đối với muối nén: muối được rải đều xen kẽ với thực phẩm và nén chặt (lượng muối chiếm 2,5 – 3% lượng thực phẩm) 
HS đọc qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món muối chua trong SGK.
GV chốt lại qui trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món muối chua.
Hỏi : muối xổi và muối nén có gì khác nhau?
GV chốt lại khái niệm muối chua.
Hỏi : Em hãy kể tên một số thực phẩm được dùng để muối chua trong gia đình em?
II/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt:
 1/ Trộn dầu giấm : Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng.
* Qui trình thực hiện:
- Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch.
- Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn + giấm + đường + muối và tiêu. 
- Trộn trước khi ăn khoảng 5 – 10 phút để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giẩm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
- Vừa ăn, vị chua, hơi mặn ngọt, béo.
- Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.
2/ Trộn hỗn hợp : Là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo nên món ăn có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích.
* Qui trình thực hiện:
- Thực phẩm thực vật được làm sạch, cắt thái phù hợp, ngâm nước muối có độ mặn 25% hoặc ướp muối, sau đó rửa lại cho hết vị mặn, vắt ráo.
- Thực phẩm động vật được chế biến chín mềm, cắt thái phù hợp. 
- Trộn chung nguyên liệu thực vật + động vật + gia vị.
- Trình bày đẹp, sáng tạo theo đặc trưng của món ăn.
* Yêu cầu kĩ thuật :
- Giòn, ráo nước.
- Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
- Màu 

File đính kèm:

  • docHoc k 2.doc
Giáo án liên quan