Giáo án Công nghệ 6 - Chủ đề 7: Tổ chức bữa ăn

CHỦ ĐỀ 7: TỔ CHỨC BỮA ĂN

Tiết 6 Bài 23: THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức : Nắm được các bước xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày.

 2.Kĩ năng:Xây dựng được thực đơn cho các bữa ăn thường ngày một cách hợp lý.

 3.Thái độ : Có ý thức vận dụng, liên hệ thực tế về việc xây dựng thực đơn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Chủ đề 7: Tổ chức bữa ăn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền và sự phong phú về thực phẩm
- Giúp việc tổ chức thực hiện bữa ăn nhanh chóng, dễ dàng, trôi chảy, 
- Căn cứ vào tính chất của bữa ăn
- Bữa ăn thường ngày thường có 3 đến 4 món
- Bữa cỗ, tiệc liên hoan chiêu đãi thường có từ 4 -5 món trở lên
- Hs kể các loại món ăn (theo sgk):
+ Các món canh hoặc súp
+ Các món rau, củ, quả tươi hay trộn, muối chua
+ Các món nguội
+ Các món xào, rán
+ Các món mặn
+ Các món tráng miệng
Xây dựng thực đơn
1. Thực đơn là gì?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn
a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
- Bữa ăn thường ngày có 3-4 món; Bữa cỗ, tiệc có từ 4-5 món trở lên
- Các món ăn được chia thành các loại sau: món canh (súp); các món rau, củ, quả tươi, trộn, muối; các món nguội; các món mặn; các món tráng miệng
b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
V. Củng cố - Dặn dò:
- Nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài học
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
? Muốn tổ chức tốt 1 bữa ăn cần làm gì? Thực đơn là gì?
-Xem tiếp phần còn lại của bài.
 * RÚT KINH NGHIỆM 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: Tuần 31
Ngày dạy:
Chủ đề 7: Tổ chức bữa ăn
Tiết 4 Bài 22:Quy trình tổ chức bữa ăn (tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức : Thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho thực đơn.
 2.Kĩ năng: Lựa chọn được một số thực phẩm phù hợp cho từng loại thực đơn..
 3.Thái độ : Rèn luyện kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống. 
II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới:
Năng lực:
Năng lực tự hoc.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực quan sát
Năng lực tư duy.
Phẩm chất: 
Yêu thích công việc nội trợ
Tự giác, trung thực, đoàn kết trong học tập
III. Chuẩn bị
Giáo viên: Sưu tầm một số mẫu thực đơn chuẩn bị của các bữa ăn: hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ; một số hình ảnh về các món ăn, cách trình bày
Học sinh: : Sưu tầm một số mẫu thực đơn chuẩn bị của các bữa ăn: hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ; một số hình ảnh về các món ăn, cách trình bày 
IV. Tiến trình dạy học	
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới
* Đặt vấn đề
 Trong tiết 1, chúng ta đã biết thực đơn là gì, và xây dựng thực đơn là công việc lập kế hoạch phân bổ và chỉ định những việc phải làm tiếp theo, trong đó, một công việc rất quan trọng tạo nên chất lượng của thực đơn là lựa chọn thực phẩm.
* Phát triển bài :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 
? Căn cứ vào đâu để lựa chọn thực phẩm cho thực đơn?
? Cần chứ ý gì đến lượng thực phẩm cần mua?
? Nên mua thực phẩm như thế nào cho bữa ăn?
? Chúng ta có thể sử dụng những loại thực phẩm, món ăn nào khác ngoài những thực phẩm tươi sống?
? Muốn mua được lượng thức ăn cho thực đơn bữa ăn ta dựa vào yếu tố nào?
? Vậy khi mua thực phẩm cho thực đơn ta cần chú ý điều gì?
? Thế nào là thực phẩm tươi ngon?
? Lựa chọn số lượng thực phẩm cần dựa vào yếu tố nào?
Hoạt động 2: Đối với thực đơn thường ngày
? Theo em, với thực đơn của bữa ăn thường ngày cần chú ý điều gì?
? Làm thế nào để với điều kiện của mình, ta luôn chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày?
Hoạt động 3: Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi
? Khi tổ chức 1 bữa tiệc, liên hoan, để lập được thực đơn phù hợp ta cần chú ý đến những vấn đề gì
- Dựa vào các món ăn trong thực đơn 
- Cần mua vừa đủ dùng, kể cả gia vị
- Mua thực phẩm tươi ngon, hoa quả không dập nát, không ươn, thiu
- Có thể mua những thực phẩm ăn sẵn, đã qua chế biến
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- Căn cứ vào số người ăn để tính toán số lượng thực phẩm cần có.
- Hs lập ra thực đơn, xác định thực phẩm cần mua, báo cáo
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Cần mua thực phẩm đảm bảo cả về chất lượng và số lượng
Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
Chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng trong việc tạo nên chât lượng của thực đơn. Cần mua thực phẩm tươi ngon, vừa đủ dùng và tuỳ thuộc vào số người dùng trong bữa ăn đó.tổ chức 
1. Đối với thực đơn thường ngày
a. Nên chọn đủ thức các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày (gồm đủ các nhóm thức ăn)
b. Khi chuẩn bị thực đơn thường ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng .
2. Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung trọng tâm của bài
- yêu cầu hs nhắc lại 1 số kiến thức cụ thể
5. Dặn dò :
- Liên hệ thực tế để biết cách chọn lựa thực phẩm
- Làm bài tập sau: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn liên hoan ở gia đình 
*RÚT KINH NGHIỆM 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: Tuần 31
Ngày dạy:
Chủ đề 7: Tổ chức bữa ăn
Tiết 5 Bài 22:Quy trình tổ chức bữa ăn (tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức :
- Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
- Cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự
- Biết chế biến món ăn và phục vụ chu đáo
- Biết cách trình bày và dọn sau khi ăn.
 2.Kĩ năng:Lựa chọn được một số thực phẩm phù hợp cho từng loại thực đơn..
 3.Thái độ : Rèn luyện kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống. 
II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới:
Năng lực:
Năng lực tự hoc.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực quan sát
Năng lực tư duy.
Phẩm chất: 
Yêu thích công việc nội trợ
Tự giác, trung thực, đoàn kết trong học tập
III.Chuẩn bị:
Một số mẫu thực đơn trong bữa ăn hàng ngày, đám tiệc, liên hoan...
Hình ảnh về các bữa ăn tự phục vụ, có người phục vụ
Hình ảnh về trang trí món ăn
IV. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Cho biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn bữa ăn hàng ngày (liên hoan)?
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
*Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ
?Muốn nấu 1 nồi canh ngon, chúng ta cần thực hiện các bước ntn?
?Chúng ta có mấy bước để chế biến thành công 1 món ăn?
?Sơ chế thực phẩm gồm những bước ntn?
?Mục đích của chế biến món ăn là làm gì?
?VD trong thực đơn có món :
-Gỏi thái (khai vị)
-Bò kho bánh mì (món chính)
-Chè (tráng miệng)
Thì chúng ta nên chọn pp nào chế biến cho thích hợp?
?Tại sao ta không xúc đại thức ăn ra dĩa mà phải trang trí cho mắc công?
GV: cho HS quan sát hình ảnh trang trí món ăn đẹp
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bày bàn và thu dọn sau ăn
GV: Để có bữa ăn tươm tất, ngoài việc chuẩn bị thực đơn, chế biến nó thành món ăn mà còn phải hoàn chỉnh khâu tổ chức. Cả việc trình bày và thu dọn cũng cần được quan tâm
GV: cho HS quan sát tranh về một số cách bày bàn khác nhau
?Muốn trình bày bàn ăn cho bắt mắt và có tính thẩm mỹ ta phụ thuộc vào những gì?
GV: cho HS TLN câu hỏi sau:
?Một bàn ăn trong tiệc liên hoan có 10 người? Em sẽ chuẩn bị ntn?
àChốt ý: Ta cần chọn cho giống nhau để tăng vẻ thẩm mỹ cho bữa ăn, tạo cảm giác sang trọng
?Ta cần trang trí bàn ăn ntn?(Đây là bữa ăn gia đình giành cho 5 người)
GV: liên hệ thực tế thêm cho HS nếu bàn tiệc chỉ có 2 người, 10 người.... để học sinh tìm cách trang trí bàn ăn thích hợp
?Nếu em vào uán ăn, em thích cách phục vụ của họ ntn? Vì sao?
?Nếu em còn đang ăn mà họ đến thu dọn bàn thì sao?
?Vậy theo em, phục vụ ntn là lịch sự, tạo cảm giác tốt cho người khác?
àChốt ý toàn bài: Một bữa ăn ngon không hẳn thức ăn toàn là hạng sang, mà còn phụ thuộc vào cách bày biện, phục vụ của nơi đãi ăn
-Mua thực phẩm về, làm sạch, cắt thái theo yêu cầu
-Nấu theo đặc trưng từng món và trình bày
-Có 3 bước
-HS trả lời theo SGK
-Giúp thức ăn chín mềm, dễ tiêu hóa, làm tăng vẻ đẹp của món ăn...
-Đối với gỏi: ta sơ chế nguyên liệu động vật qua pp chế biến có sử dụng nhiệt, sau đó mới tiến đến dùng pp chế biến không sử dụng nhiệt
-Đối với bò kho và chè: ta sẽ dùng pp chế biến có cử dụng nhiệt
-Vì như vậy món ăn sẽ không thấy thèm, không kích thích được vị giác
-HS quan sát và nhận xét
-HS quan sát, nhận xét
-Phụ thuộc vào các dụng cụ trên bàn, cách bày bàn, cách thu dọn bàn
-Chuẩn bị :
+10 bàn, ghế
+10 chén, đôi đũa, muỗng
+10 cái ly....
-Nên chọn cách bố trí vòng tròn, không đông người nên có thề dùng vải bàn hơi sậm để tạo sự gần gũi, ấm cúng hơn. Trang trí thêm chút hoa để tạo sự đẹp mắt
-Ân cần, vui vẻ, chu đáo...giống như họ đang phục vụ người nhà của mình, thể hiện sự tôn trọng khách
-Em sẽ cảm thấy như họ muốn đuổi khách, khó chịu, không muốn ăn tại đó lần nào nữa
-HS trả lời:
II.Chế biên món ăn:
1.Sơ chế thực phẩm:
-Loại bỏ những phần thực phẩm không ăn được, làm sạch
-Cắt thái theo yêu cầu
-Tẩm ướp gia vị nếu cần
2.Chế biến món ăn:
Tùy theo yêu cầu của thực đơn mà lựa chọn pp chế biến cho thích hợp
3.Trình bày món ăn:
 Trình bày món ăn để mang tính thẩm mỹ, sáng tạo, kích thích ăn ngon, hấp dẫn hơn.
IV.Bày bàn và thu dọn sau bữa ăn:
1.Chuẩn bị dụng cụ
 Căn cứ vào số người tham gia và thực đơn mà chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thích hợp
2.Trang trí bàn ăn:
Bàn ăn phải trang trí lịch sự, đêẹp mắt, có màu sắc hài hòa, phù hợp tính chất của bữa ăn
3.Cách phục vụ và thu dọn bàn ăn:
a.Phục vụ:
-Ân cần, niềm nở, chu đáo,hòa nhã, quý khách
-Tránh với tay trước mặt khách khi dọn món ăn
b.Dọn bàn ăn:
-Dọn dụng cụ theo từng loại
-Không dọn khi khách còn đang ăn
V. Củng cố - Dặn dò:
	- ? Muốn chế biến một món ăn phải trãi qua những công đoạn nào?
	- ?Người phục vụ cần có những yếu tố nào?
	-HS về học toàn bài
	-Trả lời các câu hỏi cuối SGK trang 112
	-Xem tiếp nội dung còn lại.
* Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 24/3/2015 Tuần 32
Ngày dạy: 01/ 04/ 2015
CHỦ ĐỀ 7: TỔ CHỨC BỮA ĂN
Tiết 6 Bài 23: THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức : Nắm được các bước xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày. 
 2.Kĩ năng:Xây dựng được thực đơn cho các bữa ăn thường ngày một cách hợp lý.
 3.Thái độ : Có ý thức vận dụng, liên hệ thực tế về việc xây dựng thực đơn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.. 
II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới:
Năng lực:
Năng lực tự hoc.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực quan sát
Năng lực tư duy.
Phẩm chất: 
Yêu thích công việc nội trợ
Tự giác, trung thực, đoàn kết trong học tập
III. Chuẩn bị
 1. GV: Sưu tầm một số hình ảnh về các món ăn trong các bữa ăn: hàng ngày;, cách trình bày, một số thực đơn mẫu cho các bữa ăn thường ngày 
 2. HS: Sưu tầm một số hình ảnh về các món ăn trong các bữa ăn: hàng ngày;, cách trình bày, một số thực đơn mẫu cho các bữa ăn thường ngày
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Chế biến món ăn được tiến hành qua mấy bước? Cần chú ý điều gì trong mỗi bước đó?
Câu 2: Mục đích của việc bày bàn và dọn sau khi ăn? Cần bày bàn ăn và phục vụ như thế nào để có được một bữa tiệc chu đáo?
 3. Bài mới
* Đặt vấn đề
 Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn cho các bữa ăn một cách hợp lý và chất lượng. Để hiểu rõ và thành thạo hơn trong kĩ năng xây dựng thực đơn, hôm nay chúng ta sẽ cùng vào bài thực hành Xây dựng thực đơn
* Nội dung dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại 1 số kiến thức
? Có mấy loại thực đơn? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn ban đầu
? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn của bữa ăn hàng ngày?
? ở gia đình em thường dùng những món gì ăn trong ngày?
? Đặc điểm của các món ăn đó?
Hoạt động 3: Thực hành
- Theo dõi hs thực hành, có những hướng dẫn kịp thời để hs có kết quả tốt nhất.
- Chọn 1 vài bài tiêu biểu để hs cả lớp nhận xét
- Gv nhận xét, cho điểm ngay 1 số bài trên lớp, còn lại mang về nhà chấm
- Hs: có 2 loại, đó là thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày và thực đơn dùng cho các bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ
- Các nguyên tắc: 
+ Đảm bảo thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngà y, có từ 3 đến 4 món
+ Thực đơn đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn: canh, mặn, xào (luộcl), nước chấm 
+ Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng, đủ các nhóm thức ăn, phù hợp với số người, tuổi tác, sức khoẻ
- Hs quan sát, liên hệ
- Bữa ăn hàng ngày có từ 3 đến 4 món
- Hs kể tên các món ăn
- Ví dụ: 1 bữa cơm gia đình mùa hè gồm: 
+ Món chính: canh cua nấu rau đay mướp; thịt kho tàu
+ Món phụ: cà muối ăn với canh cua (dưa cải muối ăn cùng thịt kho
- Hs nhận nhiệm vụ
- Hs thực hành, trình bày phần bài của mình, các hs khác nhận xét
I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày
1. Số món ăn
Có từ 3 đến 4 món, thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản
2. Các món ăn
Có 3 món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc); 1 hoặc 2 món phụ (nếu có) như rau, củ (tươi hoặc trộn hay muối chua kèm nước chấmt)
3. Yêu cầu
Mỗi hs tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm thường ngày của gia đình em, định lượng thực phẩm cần mua.
 4. Củng cố
- Thu bài thực hành về nhà chấm
- Nhận xét giờ thực hành
 5. Dặn dò : Về nhà xem lại kiến thức xây dựng thực đơn cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan để giờ sau thực hành
* RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/3/2015 Tuần 32
Ngày dạy: 2/4/2015
CHỦ ĐỀ 7: TỔ CHỨC BỮA ĂN
Tiết 7 Bài 23: THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức Nắm được các bước xây dựng thực đơn cho các bữa cỗ, tiệc liên hoan.
 2.Kĩ năng: Xây dựng được thực đơn cho các bữa cỗ, tiệc, liên hoan một cách hợp lý.
 3.Thái độ : Có ý thức vận dụng, liên hệ thực tế về việc xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, tiệc, liên hoan của gia đình.. 
II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới:
Năng lực:
Năng lực tự hoc.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực quan sát
Năng lực tư duy.
Phẩm chất: 
Yêu thích công việc nội trợ
Tự giác, trung thực, đoàn kết trong học tập
III. Chuẩn bị
 1. GV: Sưu tầm một số hình ảnh về các món ăn trong các bữa ăn: hàng ngày;, cách trình bày, một số thực đơn mẫu cho các bữa cỗ, tiệc, liên hoan 
 2. HS: Sưu tầm một số hình ảnh về các món ăn trong các bữa ăn: hàng ngày;, cách trình bày, một số thực đơn mẫu cho các bữa cỗ, tiệc, liên hoan 
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Câu 1: Nêu cách xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
- Câu 2: Một bữa cỗ, tiệc, liên hoanthường có những loại món ăn nào? Cho ví dụ
 3. Bài mới
* Đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn cho các bữa ăn hằng ngày. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp tục thực hành Xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, tiệc, liên hoan
* Nội dung dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức
? So sánh sự khác nhau giữa bữa ăn hàng ngày và bữa cỗ, tiệc, liên hoan?
? Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn của bữa cỗ?
? Kể tên một số món ăn có trong bữa cỗ đó.
? Cần chú ý gì đến việc tổ chức số món ăn trong bữa cỗ?
 Các món ăn trong thực đơn được tổ chức như thế nào?
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
? Gv nêu yêu cầu thực hành để hs nắm rõ đượcnhiệm vụ của mình
- Theo dõi hs thực hành, có những hướng dẫn kịp thời để hs có kết quả tốt nhất.
- Chọn 1 vài bài tiêu biểu để hs cả lớp nhận xét
- Gv nhận xét, cho điểm ngay 1 số bài trên lớp, còn lại mang về nhà chấm
- Hs: ở bữa cỗ có số món nhiều hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn
- Hs: Nêu 3 nguyên tắc:
+ Bữa cỗ có từ 4 đến 5 món trở lên gồm: các món canh hoặc súp; các món rau, củ, quả; các món nguội; các món xào, rán; các món mặn; các món tráng miệng
+ Bữa ăn có người phục vụ:..
- Hs kể tên
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs nhận nhiệm vụ: thảo luận với nhau, mỗi hs lập 1 thực đơn có đầy đủ các loại món ăn và chất dinh dưỡng cho bữa cỗ, tiệc, liên hoan
- Hs thực hành, trình bày phần bài của mình, các hs khác nhận xét
I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày
II. Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ
1. Số món ăn
Có từ 4 đến 5 món ăn trở lên, tuỳ vào điều kiện vật chất, tài chính
2. Các món ăn
- Thực đơn thường được kê khai theo các loại món: món chính, món phụ, món tráng miệng, đồ uống
- Cần thay đổi món ăn để có đủ loại dinh dưỡng, phải tôn trọng trình tự các món ăn được ghi trong thực đơn
Yêu cầu
Mỗi hs tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cỗ hay liên hoan của gia đình em, định lượng thực phẩm cần mua.
 4. Củng cố
- Thu bài thực hành về nhà chấm
- Nhận xét giờ thực hành
 5. Dặn dò :
- Về nhà liên hệ thêm thực tế về xây dựng thực đơn cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan 
- Đọc trước bài 24, chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu để thực hành: dao sắc, nhọn, lưỡi mỏng; thớt (mỗi bàn 1 cái); đĩa sứ; cà chua
* RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/4/2015 Tuần 33
Ngày dạy: 8/4/2015
CHỦ ĐỀ 9: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
Tiết 6: ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Hệ thống, củng cố lại kiến thưc của chương III về quy trình tổ chức bữa ăn hợp lí
 2.Kĩ năng: Tóm tắt được kiến thức dưới dạng sơ đồ graph
 3.Thái độ : Có ý thức tự giác ôn tập
II. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới:
Năng lực:
Năng lực tự hoc.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực quan sát
Năng lực tư duy.
Phẩm chất: 
Yêu thích công việc nội trợ
Tự giác, trung thực, đoàn kết trong học tập
III. Chuẩn bị
 1. GV: SGK, G.A, Câu hỏi gợi mở.
 2. HS: SGK, đồ dùng học tập, kiến thức liên quan 
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp kiểm tra trong giờ)
 3. Bài mới	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lại một số kiến thức
- Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời
- Gv kết luận, bổ sung
+ Câu 1: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lý?
+ Câu 2: Tổ chức bữa ăn được thực hiện theo quy trình nào? Cần chú ý điều gì trong mỗi bước đó?
Gọi HS khác nhận xét
GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì
- Gv cho học sinh chép câu hỏi ôn tập
- yêu cầu hs lập đề cương ôn tập cho phần câu hỏi đã đưa ra
- Hs nghe câu hỏi, có thể thảo luận và trả lời, các hs khác nhận xét.
- Hs trả lời
- Hs thảo luận và trả lời
HS nhận xét
- Hs chép câu hỏi ôn tập
- Về nhà làm đề cương ôn tập
I. Hệ thống kiến thức
Câu 1: Tổ chức bữa ăn hợp lý cần đáp ứng:
+ Đ ảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng
+ Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khoẻ.
+ Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, ngon

File đính kèm:

  • docBai_15_Co_so_cua_an_uong_hop_li_20150727_084953.doc
Giáo án liên quan