Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cở sở của ăn uống hợp lí ( tiết 3)

Chất đạm

a. Thiếu chất đạm trầm trọng

- Cơ thể chậm phát triển, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.

b. Thừa chất đạm

- Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 bài 15: Cở sở của ăn uống hợp lí ( tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 	Ngày soạn: 02/01/2015
Tiết: 39 	 	Ngày dạy: /01/2015	 
BÀI 15: CỞ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ ( TIẾT 3)
I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1. Kiến thức: 
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với một số chất dinh dưỡng.
2. Kĩ năng: 
- Chọn được thức ăn phù hợp với cơ thể
3. Thái độ:
- Có ý thức ăn uống hợp lí và hợp vệ sinh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. 
4.Tích hợp bảo vệ môi trường: 
- Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, các tài liệu liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị trước bài mới
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1:6A2: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5Ph)
- Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn đươc phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó? Cần làm gì để bữa ăn luôn ngon miệng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài: (1Ph)Con người cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt , tăng khả năng đề kháng. Vậy con người có nhu cầu về các chất dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cúng đi tìm hiểu
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể con người (10Ph)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.11 SGK.
- Người trong hình vẽ có phát triển bình thường không? Tại sao?
- Thiếu đạm cơ thể người sẽ như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận lại.
- H: Nếu thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu: con người cần nhu cầu chất đạm mỗi ngày là 0,5g/kg thể trọng.
- HS quan sát, tìm hiểu.
-TL: Không bình thường vì thiếu chất đạm.
+, Thiếu chất đạm trầm trọng:
Cơ thể chậm phát triển, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
- HS : Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
Thừa chất đạm:
Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch...
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
III. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ
1. Chất đạm
a. Thiếu chất đạm trầm trọng
- Cơ thể chậm phát triển, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
b. Thừa chất đạm
- Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của chất đường bột và chất béo đối với cơ thể con người (25Ph)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.12 SGK.
- Cậu bé trong hình vẽ sử dụng nhiều những chất gì?
- Em thấy cơ thể cậu bé thế nào? 
- Vậy thừa chất đường bột sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể?
- GV nhận xét, kết luận.
- Theo em làm thế nào để giảm cân cho cậu bé đó?
- GV nêu: Nhu cầu chất đường bột của cơ thể người lớn 6-8 g/kg thể trọng, trẻ em 6-10g/kg thể trọng.
- Gọi học sinh đọc phần III.3 SGK
- H: Thừa chất béo sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể người ?
- H: Thiếu chất béo cơ thể người sẽ bị ảnh hưởng gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu: Nhu cầu của cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm và phụ thuộc vào mùa, khí hậu.
- H: Các chất sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ thì chúng ta cần phải sử dụng như thế nào?
- H: Em hãy cho biết cơ thể người có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng như thế nào?
 * Kết luận: Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ các chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa, thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- Sử dụng nhiều chất đường bột.
- Cơ thể quá béo, không nhanh nhẹn.
- Thừa chất đường bột làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
- Giảm ăn chất đường bột, tăng rau xanh và hoa quả, tăng cường vận động.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
-HS đọc pần III.3 SGK
- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Các chất này cũng cần bổ sung đầy đủ cho cơ thể
- Cơ thể cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng
- HS: Quan sát, tiếp thu
2/ Chất đường bột.
	Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng cơ thể và gây béo phì.
+ Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3/ Chất béo
	-Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
	-Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói
* Tóm lại :	Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.
	-Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
4.Củng cố – đánh giá: (2Ph) Gọi Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Cơ thể con người cần có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng như thế nào
5.Nhận xét – Dặn dò: (2Ph) Về nhà học bài. Đọc trước bài 16
IV: RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 21 Ngày soạn: 02/01/2015
Tiết: 40 Ngày dạy: /01/2015	 
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( TIẾT 1)
I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1.Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với an toàn thực phẩm và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
2. Kĩ năng: 
- Biết phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
3. Thái độ: 
- Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ở gia đình.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống
 II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và các tài liệu tham khảo liên quan
2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà 
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1:6A2: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5Ph)
- Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể người?
- Em hãy cho biết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người đối với các chất dinh dưỡng?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: (1Ph) Hiện nay vấn đề về vệ sinh an toàn thưc phẩm đang được xã hội rất quan tâm. Tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng tại nhà
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm(15Ph)
- GV nêu: Thực phẩm nếu không bảo quản tốt thì sau một thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và bị phân huỷ.
- Em hãy nêu một vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng? Tại sao?
- H: Theo em thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? 
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Theo em để trong tủ lạnh có an toàn không? Tại sao?
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc có tác hại như thế nào ? 
- GV kết luận: Khi sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong hoặc rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho con người.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Thịt, rau, cơm, cháo , sữa để lâuDo vi khuẩn xâm nhập
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm
- Để trong tủ lạnh an toàn trong một thời gian nhất định. Vì nhiệt độ trong tủ lạnh thấp. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận và trả lời
+ Có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn và bị rối loạn tiêu hoá sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I. VỆ SINH THỰC PHẨM
1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm
-Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy.
-Sự xâm nhập vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
	Ví dụ : Cơm, thức ăn để lâu ngày.
-Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
	Ví dụ : Hoa màu phun thuốc hoá học thu hoạch liền
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn(10Ph)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.14 SGK.
- H: Ở nhiệt độ nào thì vi khuẩn phát triển mạnh nhất?
- H: Ở nhiệt độ nào thì vi khuẩn bị tiêu diệt? 
- H: Ở nhiệt độ nào thì vi khuẩn không hoạt động?
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Theo em thì phải ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn?
* Kết luận: Bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, hợp vệ sinh, tránh để ruồi bọ xâm nhập vào thức ăn.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- Nhiệt độ : 0-370C.
- Nhiệt độ : 100-1500C.
- Nhiệt độ: -10 đến -200C và 50-800C.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Phải ăn chín, uống sôi. 
- HS lắng nghe và tiếp thu.
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
	Từ 100o C đến 115o C nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
	Từ 50o C đến 80o C và -10 đến - 20o vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
	Trên 0o C đến dưới 50o C độ nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp phòng tránh nhiễm trùng(10Ph)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.16
-Em hãy tìm biện pháp phong tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
+ Phòng tránh nhiễm trùng
- Rửa tay trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kĩ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thực phẩm chu đáo.
3- Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm 
- Rửa tay trước khi ăn.
Vệ sinh nhà bếp
Rửa kĩ thực phẩm
Nấu chín thực phẩm
- Đậy kín và bảo quản thực phẩm chu đáo.
4.Củng cố – đánh giá: (2Ph)
- Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
- Chúng ta phải ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng tại nhà?.
5.Nhận xét – Dặn dò: (2Ph)
- Về nhà học bài, đọc trước phần còn lại.
IV: RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctuan21tiet_3940_20150727_110059.doc