Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 46, Bài 33: Động cơ đốt dùng cho ô tô (Tiết 3) - Năm học 2015-2016

GV: Quan sát sơ đồ hình 33.4 hãy nêu cấu tạo của hộp số 3 cấp vận tốc?

HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.

GV: Trong hộp số ôtô dùng các bánh răng có đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một để truyền và biến đổi chuyển động, dựa vào nguyên tắc nào?

HS: Đọc SGK xem hình vẽ để trả lời câu hỏi.

GV: Bánh răng 1 luôn luôn ăn khớp với 1’ nên I quay  II quay  IV quay. Nếu trên trục III và II không có cặp bánh răng nào ăn khớp  II quay không.

- Phải đưa cặp bánh răng nào vào ăn khớp để III quay cùng chiều I và có tốc độ nhỏ nhất?

- Muốn tăng tốc độ trục III cần phải thay đổi những cặp bánh răng ăn khớp nào?

HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.

GV: Truyền lực các đăng có nhiệm vụ gì?

? Nếu các đăng chỉ là một trục thì ôtô có chuyển động được không?.

HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.

GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 33.5 trong SGK và đặt câu hỏi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 46, Bài 33: Động cơ đốt dùng cho ô tô (Tiết 3) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Từ 11/4 đến 17/4	Ngày soạn: 2/4/2016
Tiết 46.
Bài 33. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO ÔTÔ ( Tiết 3)
I. Mức độ cần đạt.
Học sinh cần biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên oto. Cấu tạo chung, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên oto.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.
- Biết được nhiêm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô.
3.Thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong trong thực tế sản xuất..
III. Phương pháp giảng dạy.
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phát vấn, quan sát trực quan
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu ứng dụng của động cơ đốt trong trong công nghiệp và đời sống?
3. Bài mới.
a. giới thiệu bài.
ĐCĐT trong trong giao thông được dùng phần lớn các loại xe, tàu, máy bay. . . Riêng đối với ôtô, ĐCĐT được tất cả các nước trên thế giới sử dụng để chế tạo ôtô. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của ĐCĐT trong ôtô chúng ta nghiên cứu bài 33.
b. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
GV: Quan sát sơ đồ hệ thống truyền lực hãy cho biết li hợp được đặt ở vị trí nào?
HS: Li hợp nối động cơ với hộp số.
GV: Li hợp có nhiệm vụ gì?
HS: Đọc nội dung SGK để trả lời.
GV: Ngắt và nối khi nào?
HS: Đọc nội dung SGK để trả lời.
GV: có nhiều li hợp khác nhau. Trên ôtô thường sử dụng là loại li hợp ma sát.
HS: Lắng nghe
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ hình 33.3 SGK và hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chi tiết trong bộ li hợp.
Cấu tạo của li hợp gồm những chi tiết nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 33.3b và giảng cho học sinh.
- Vị trí của hộp số trên HTTL?
- Hộp số có nhiệm vụ gì?
- Qua thực tế đi xe các em thấy có thể thay đổi tốc độ như thế nào?
- Khi ta quay đầu xe ở đoạn đường hẹp ta làm như thế nào?. 
- Otô nổ máy (động cơ làm việc) mà vẫn đứng yên được không? tại sao?
HS: Quan sát sơ đồ, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi của GV.
GV: Quan sát sơ đồ hình 33.4 hãy nêu cấu tạo của hộp số 3 cấp vận tốc?
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.
GV: Trong hộp số ôtô dùng các bánh răng có đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một để truyền và biến đổi chuyển động, dựa vào nguyên tắc nào?
HS: Đọc SGK xem hình vẽ để trả lời câu hỏi.
GV: Bánh răng 1 luôn luôn ăn khớp với 1’ nên I quay à II quay à IV quay. Nếu trên trục III và II không có cặp bánh răng nào ăn khớp à II quay không.
- Phải đưa cặp bánh răng nào vào ăn khớp để III quay cùng chiều I và có tốc độ nhỏ nhất?
- Muốn tăng tốc độ trục III cần phải thay đổi những cặp bánh răng ăn khớp nào?
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.
GV: Truyền lực các đăng có nhiệm vụ gì?
? Nếu các đăng chỉ là một trục thì ôtô có chuyển động được không?.
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời.
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 33.5 trong SGK và đặt câu hỏi.
?Trục nào của hợp số được nối với trục các đăng?
?Em có nhận xét gì về khớp trượt 3?.
- Có mấy khớp các đăng, được nối với trục nào?
?.Hợp số được lắp như thế nào trên ôtô?
?Khi xe chuyển động cầu sai có cố định với ôtô không?
?Khi chuyển động góc ò1, ò2 sẽ như thế nào?
? Khoảng cách AB như thế nào?
HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi của GV
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận.
GV: Quan sát sơ đồ hệ thống truyền lực hình 33.1(b) cho biết truyền lực chính được lắp đặt ở đâu?
?Truyền lực chính có nhiệm vụ gì?
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
GV: tại sao thay đổi được hướng truyền mômen, giảm tốc độ và tăng mômen à xét cấu tạo.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và giảng: truyền lực chính gồm: bánh răng côn (1) nối với trục các đăng ăn khớp với bánh răng (2) nối với bộ vi sai.
? Cặp bánh răng côn có tác dụng gì?.
? Quan sát hình 33.6 cho biết truyền lực chính được nối với bộ phần nào?.
?Bộ vi sai có nhiệm vụ gì?
? 02 bánh xe chủ động được lắp vào chi tiết nào của bộ vi sai?.
? Hai bán trục được nối cứng hay tách rời nhau?.
? Khi xe đi trên đường mấp mô hay xe đi quay vòng, tốc độ của hai bánh xe chủ động như thế nào?.
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi của GV
GV: Khi xe đi trên đường thẳng, bằng, tốc độ của hai bánh xe chủ động như thế nào, à tốc độ 02 bánh răng bán trục như thế nào?
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi 
GV: lúc này toàn bộ vi sai tạo thành 01 khối cứng quay cùng với bánh răng bị động (2).
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi 
GV: Khi xe đi quay vòng tốc đôj của 02 bánh xe chủ động như thế nào? Tốc độ 02 bánh răng bán trục như thế nào?
HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi 
4. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực:
a) Li hợp:
* Nhiệm vụ: Ngắt, nối và truyền mô tử động cơ tới hộp số.
* Cấu tạo: 
1. Moay-ơ đĩa masat
2. Đĩa ép; 3. Vỏ li hợp; 4. Đòn mơ
5. Bạc mở; 6. Trục li hợp; 7. Đòn bẩy; 8. Lò xo; 9. Đĩa masat; 
10. Bánh đà; 11. Trục khuỷu.
* Nguyên lý làm việc:
+ Bộ phận chủ động: Bánh đà
+ Bộ phận bị động: đĩa masat khi điều khiển để đĩa masat áp sát vào bánh đà à do lực ma sát bề mặt sát lớp chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một khối vững chắc à đĩa masat à trục li hợp.
b) Hộp số:
* Nhiệm vụ:
+ Thay đổi lực kéo vào tốc độ của xe.
+ Thay đổi chiều quay của bánh xe chủ động.
+ Ngắt mômen truyền động từ động cơ tới bánh xe chủ động.
* Nguyên tắc, cấu tạo:
+ Cấu tạo: (SGK)
+ Nguyên tắc:
- Mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ à bánh răng có đường kính lớm à tốc độ giảm.
- Mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính lớn à bánh răng có đường kính nhỏ à tốc độ tăng.
- Đảo chiều quay của trục lắp bánh xe à đảo chiều quay của trục bị động à lắp bánh trung gian xen kẽ giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.
* Nguyên lý làm việc:
c) Truyền lực các đăng:
* Nhiệm vụ:
Truyền mômen quay hộp số đế cầu chủ động.
* Nguyên lý làm việc: (SGK)
* Cấu tạo: (SGK)
* Đặc điểm truyền mômen
- Khớp trượt (3) vừa chuyển động quay đồng thời di chuyển tịnh tiến để thay đổi khoảng cách AB.
- Khớp các nhờ các nòng bi chữ thập cho phép thay đổi góc ò1, ò2 khi truyền lực.
d) Truyền lực chính:
* Nhiệm vụ:
- Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe.
- Giảm tốc độ, tăng mômen.
* Cấu tạo: (SGK)
* Nguyên tắc hoạt động:
 Nhờ cặp bánh răng côn, phương truyền mômen được đổi hướng từ phương dọc xe sang phương ngang xe.
e) Bộ vi sai:
* Nhiệm vụ: 
- Phân phối mômen cho hai bánh trục của hai bánh xe chủ động.
- Làm cho haibánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi đi trên đường mấp mô, không thẳng quay vòng.
* Nguyên tắc làm việc:
- Khi xe đi trên đường thẳng bàng à tốc độ 02 bánh xe chủ động bằng nhau à toàn bộ vi sai tạo thành khối cứng quay cùng với bánh răng bị động (2
- Khi ôtô quay vòng à tốc độ 02 bánh xe chủ động khác nhau à các bánh răng hành tình (6) vừa quay theo vỏ vi sai 3, 4, vừa quay trên trục 7.
V. Hướng dẫn học bài, soạn bài.
1. Hướng dẫn học bài.
GV: Yêu cầu học sinh về học bài cũ, đọc lại nội dung bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học.
HS: Ghi nhớ.
2. Hướng dẫn soạn bài:
GV: Yêu cầu học sinh về đọc trước bài 34 để tiết sau học.
HS: Ghi nhớ.
VI. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Nội dung: Vừa sức với học sinh, truyền tải hết nội dung kiến thức SGK. Hình ảnh được chiếu trên máy chiếu nên nguyên lý làm việc các em đều đã nêu được và giải thích được trên hình vẽ.
Phương pháp: Cần áp dụng tích cực phương pháp powpoint.
Thời gian: phân bố vừa đủ.

File đính kèm:

  • docTiết 46.doc