Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 41, Bài 29: Hệ thống đánh lửa - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

GV: Hệ thống đánh lửa chỉ có ở động cơ nào? Vì sao?

HS: Hệ thống đánh lửa có ở động cơ xăng, vì ở động cơ xăng nhiên liệu không tự bốc cháy được mà cần có mồi lửa để châm cháy nhiên liệu.

GV: Nhiệm vụ của hệ thống là gì?

HS: Trả lời.

GV: Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào?

HS: Liên hệ kiến thức trong các bài đã học và trả lời câu hỏi sau đó GV nhận xét cho HS ghi kết luận.

GV: Hệ thống đánh lửa thường được điều khiển bằng cam. Còn hệ thống đánh lửa điện tử được điều khiển bằng các thiết bị điện tử.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

GV: hệ thống đánh lửa điện tử được chia thành mấy loại? Gồm những loại nào?

HS: Gồm hai loại: loại có tiếp điểm và loại không có tiếp điểm.

GV: Trong thực tế hầu hết các động cơ xăng đều sử dụng hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm? Vì sao?

HS: Liên hệ thực tế và đưa ra câu trả lời.

GV: Nhận xét

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 41, Bài 29: Hệ thống đánh lửa - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31. 28/3 đến 2/4	Ngày soạn: 20/3/2016
Tiết 41.
Bài 29. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
I. Mức độ cần đạt.
Học sinh cần biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa. Vẽ được sơ đồ và trình bày được nguyên lý của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1. Kiến thức.
- Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa.
- Nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
2. Kĩ năng.
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống, phân biệt được một số hệ thống đánh lửa.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, tích cực phát biểu bài trong giờ học.
III. Phương pháp giảng dạy.
Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phát vấn, quan sát trực quan bằng hình ảnh
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen ?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
Trong thực tế ngoài động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng, cò có động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu đizen. Vậy điểm khác nhau giữa hai loại động cơ này là gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 29 .
b. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.
GV: Hệ thống đánh lửa chỉ có ở động cơ nào? Vì sao?
HS: Hệ thống đánh lửa có ở động cơ xăng, vì ở động cơ xăng nhiên liệu không tự bốc cháy được mà cần có mồi lửa để châm cháy nhiên liệu.
GV: Nhiệm vụ của hệ thống là gì?
HS: Trả lời.
GV: Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào?
HS: Liên hệ kiến thức trong các bài đã học và trả lời câu hỏi sau đó GV nhận xét cho HS ghi kết luận.
GV: Hệ thống đánh lửa thường được điều khiển bằng cam. Còn hệ thống đánh lửa điện tử được điều khiển bằng các thiết bị điện tử.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: hệ thống đánh lửa điện tử được chia thành mấy loại? Gồm những loại nào?
HS: Gồm hai loại: loại có tiếp điểm và loại không có tiếp điểm.
GV: Trong thực tế hầu hết các động cơ xăng đều sử dụng hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm? Vì sao?
HS: Liên hệ thực tế và đưa ra câu trả lời.
GV: Nhận xét 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
GV: Chiếu sơ đồ hệt hống đánh lửa điện tử không tiếp điểm và giải thích tên các linh kiện trên sơ đồ.
HS: Lắng nghe, theo dõi hình vẽ và ghi nhớ tên linh kiện.
GV: Khi khóa K mở: GV: Giảng giải từng thiết bị cho HS hiểu và HS tự ghi bài.
HS: Quan sát hình vẽ và ghi chép bài vào vở.
GV: Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khi khóa K đóng thì dòng điện sẽ đi như thế nào?
HS: Chỉ chiều đi của dòng điện trên sơ đồ.
GV: Khi khóa K mở và rôto của manhêtô quay dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào?
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời
GV: Nhận xét và giải thích chiều đi của dòng điện trong sơ đồ.
HS: Lắng nghe.
GV: Tụ CT phóng điện như thế nào? Khi nào thì bugi bật tia lửa điện?
HS: Quan sát sơ đồ kết hợp với nội dung SGK để trả lời.
I. Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ.
Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
2. Phân loại.
Dựa vào bộ chia điện. Hệ thống đánh lửa phân làm 2 loại.
Hệ thống đánh lửa thường.
Hệ thống đánh lửa điện tử.
Trong hệ thống đánh lửa thường có: Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm.
Trong hệ thống đánh lửa điện tử: Gồm Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và không tiếp điểm.
II. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
1. Cấu tạo.
1. Manheto.
2. Biến áp đánh lửa.
3. Bugi.
4. Khóa.
Wn: Cuộn nguồn của manheto.
Wđk: Cuộn điều khiển của manheto.
- Bộ chia điện gồm: 2 điot thường D1, D2, 1 điot điều khiển Đđk, 1 tụ điện Ct.
- Biến áp đánh lửa gồm hai cuộn dây:
W1: cuộn dây sơ cấp.
W2: cuộn dây thứ cấp.
2. Nguyên lý hoạt động. 
- Khi khóa K đóng dòng điện sẽ đi từ cuộn WN ra “mát” nên không có tia lửa điện làm cho động cơ ngưng hoạt động.
- Khi khóa K mở và rôtô quay.
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn thứ cấp (WN) được tích vào tụ điện (CT), lúc đó điốt ĐĐK khóa.
+ Khi tụ điện (CT) đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn điều khiển (WĐK) qua điốt D2 đặt vào cực điều khiển (DĐK) → điốt điều khiển mở → xuất hiện tia lửa điện ở Bugi.
Dòng điện đi theo trình tự:
Cực (+)→ CT→ DĐK→ “mát”→ W1 → Cực (-) → CT
Do dòng sơ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian ngắn (tạo xung điện) làm từ thông lõi thép bộ tăng điện biến thiên tạo ra sức điện động rất lớn trên cuộn W2 và tạo ra tia lửa điện ở hai cực của Bugi.
V. Hướng dẫn học bài, soạn bài.
1. Hướng dẫn học bài.
GV: Yêu cầu học sinh về học bài cũ, đọc lại nội dung bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học.
HS: Ghi nhớ.
2. Hướng dẫn soạn bài:
GV: Yêu cầu học sinh về đọc trước bài 30 để tiết sau học.
HS: Ghi nhớ.
VI. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Nội dung: Vừa sức với học sinh, truyền tải hết nội dung kiến thức SGK. Hình ảnh được chiếu trên máy chiếu nên nguyên lý làm việc các em đều đã nêu được và giải thích được trên hình vẽ.
Phương pháp: Cần áp dụng tích cực phương pháp powpoint.
Thời gian: phân bố vừa đủ.

File đính kèm:

  • docTiết 41.doc