Giáo án Công nghệ 10 Tiết 20 bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (tiết 2)

Biện pháp cơ giới vật lí:

- Nội dung: dùng các yếu tố vật lí, nhiệt học cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện

- Nđiểm: tốn thời gian, công sức

VD: bẫy đèn, bả độc, bắt bằng vợt, ngắt bỏ trứng sâu, dùng tia phóng xạ, .

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 12620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 Tiết 20 bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/2015
Ngày dạy: 13/1/2015
Lớp : 10C7
 Tiết20
BÀI 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
tiết2
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải:
Nêu được nội dung, ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng
II. Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của thầy;
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. Sưu tầm tranh ảnh về sâu, bệnh hại cây trồng
2/ Chuẩn bị của trò:
Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu khái niện và nguyên lý của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
2. Nêu nội dung, ưu điểm, nhược điểm của bp kỹ thuật và bp sinh học. 
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRề
NỘI DUNG
Hoạt đông1: biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh
Gv nêu vd: giống lúa BT-E1 kháng rầy nâu và đạo ôn
Từ vd em hãy nêu ưu, nhược điểm của pp?
Hoạt đông2: biện pháp hoá học 
(?) Phân tích ưu - nhược của BP hoá học?
Làm thế nào để hạn chế nhược điểm của BP này?
Hoạt đông3: biện pháp cơ giới vật lý
Bp này có ưu , nhược điểm gì?
(?) Cho ví dụ về BP cơ giới vật lí? Giải thích cơ sở khoa học của việc làm bả độc, bẫy đèn?
HS: Cơ sở tập tính của sâu trưởng thành
Hoạt đông4: biện pháp điều hoà
(?) tại sao phải áp dụng BP điều hoà?
Bp này có ưu , nhược điểm gì?
I/ Khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
II/ Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
III/ Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:
1/ Biện pháp kĩ thuật:
2/ Biện pháp sinh học:
3/ Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh:
ND: sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế ngăn ngừa sự PT của dịch hại
- Ưu điểm:hạn chế được một số dịch hại quan trọng
- Nđiểm:một giống ko chống chịu được tất cả các loại sâu, bênh.
4/ Biện pháp hoá học:
- Nội dung: sử dụng thuốc hoá học để trừ dịch hại cây trồng
- Ưu điểm: Tiêu diệt được sâu bệnh 1 cách nhanh chóng, chặn đứng sự lan tràn của dịch hại
- Nhược điểm: ô nhiễm MT, dễ gây ngộ độc cho người, gia súc, dễ phát sinh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc
5/ Biện pháp cơ giới vật lí:
- Nội dung: dùng các yếu tố vật lí, nhiệt học cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện
- Nđiểm: tốn thời gian, công sức
VD: bẫy đèn, bả độc, bắt bằng vợt, ngắt bỏ trứng sâu, dùng tia phóng xạ, ....
6/ Biện pháp điều hoà :
- Nội dung: sử dụng phối hợp các BP trên đẻ giữ cho dịch hại cây trồng chỉ PT ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái- là phối hợp hợp lý các bp trên
-Ưu điểm: hạn chế được các nhựoc điểm của các bp trên
- N điểm:hiện nay đang khó phối hợp hiệu qủa 
4. Củng cố; 
Trong các biện pháp trên, nên phát huy bp nào và hạn chế bp nào? vì sao?
Em sẽ làm gì để phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ở địa phương em cho có hiệu quả? Kể tên 1 vài dịch bệnh hiên nay đang được dư luận quan tâm. Theo em nguyên nhân gây nên dịch bệnh đó là gì?
IV:Dặn dò
Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
Học bài cũ
Đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 12/1/2015
Ngày dạy: 14/ 1/ 2015
Lớp: 10 C7, 10C6	
Tiết 21
BÀI 18: 	THỰC HÀNH
PHA CHẾ DUNG DỊCH BOOC ĐÔ PHÒNG TRỪ NẤM HẠI
I.Mục tiêu bài học: 
 Qua bài học sinh phải:
- Biết được vat trò dung dịc Booc đô trong phòng trừ dịch bệnh
- Pha chế được dung dịch Booc đô 1% đảm bảo làm đúng quy trình, biết đánh giá chất lượng dung dịch Booc đô 1%.
- Rèn luyện được kỹ năng thực hành, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Có ý thức tổ choc kỷ luật, giữ vệ sinh môi trường.
II. Phần chuẩn bị:
1.Phần thầy: 
- giáo án
 -Sách giáo khoa.
 -đồ dùng học tập.
2. Phần trò: 
- vở ghi.
 - sách giáo khoa.
 - đồ dùng học tập. 
III.Tiến trình dạy học:
1, Giới thiệu bài.
Để phòng trừ bệnh hại cây trồng , có một loại thuốc đơn giản , hiệu quả 
mà chúng ta có thể tự pha chế được đó là dung dịch Booc đô 1%. Thế loại
 thuốc đó có cách pha chế như thế nào? để năm được vấn đề này chúng
 ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của dung dịch Booc đô 1% (5p)
Dung dịch Booc đô gồm 2 thành phần chính la CuSO4 và Ca(OH)2 có khả năng phòng trừ các bệnh hại do mấm gây ra trên cà chua, bắp cải
Dung dịch Booc đô không làm ô nhiễm môi trường không hại cho người và gia súc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình (8p).
GV vừa trình bày quy trình vừa làm thí nghiệm.
+ Bước 1: cân 15g vôi tôi nhuyễn và hoà vào 200ml nước, khuấy cho tan hết vôi, bỏ sạn.
+ Bước 2: cân 10g CuSO4 . 5 H2O cho vào 800 ml nước lắc cho tan hết.
+ Bước 3: Đổ từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch voi vừa đổ vừa quấy.
+ Bước 4: Kiểm tra sản phẩm.
quan sát dung dịch thuốc màu xanh nước biển .Kiểm tra PH, PH trung tính đến kiềm. Dùng thành sắt đã mài thử độ axit trong dung dịch.
Hoạt động 3: Chia nhóm thực hành.(27p)
chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 7-10 người.
GV quan sát và nhắc nhở HS làm đúng theo quy trình.
Hoạt động 4: Tổng kết - bài tập. (4p)
- Đánh giá kết quả các nhóm
+ GV nhận xét về quy trình thực hành
+ ý thức trong thực hành.
+ vệ sinh, trật tự nhóm.
- Về nhà hoàn thành bài thực hành và đọc trước bài mới.
HS đọc sgk
HS vừa nghe vừa ghi chép.
HS chia nhóm và thực hiện
HS sau khi thực hành song một em đại diện nhóm đọc kết quả của nhóm

File đính kèm:

  • docBai_18_Thuc_hanh_Pha_che_dung_dich_Booc_do_phong_tru_nam_hai_20150727_104149.doc