Giáo án Công nghệ 10 - Phần 3: Hướng nghiệp
Muốn xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, em phải bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế. ở xung quanh ta và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.
Và để tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài.
Tiết: 43,44 Tuần dạy: PHẦN III: HƯỚNG NGHIỆP Chủ đề 1: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP MỤC TIÊU 1. Kỹ năng: - Biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề. 2. Thái độ: - Tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn. - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội. TRỌNG TÂM: Phân bố đều. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh (xem tài liệu: Bộ Giáo dục và đào tạo - Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng). - Xây dựng một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận. Học sinh: - Chuẩn bị một vài bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ nói về một số nghề trong xã hội. - Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: (Không kiểm tra) . Bài mới Tiết CT: 43 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề hoạt động Chọn một nghề không phải là chuyện giản đơn, chọn nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc bởi nghề nghiệp không phải dễ thay đổi trong một sớm, một chiều. Trước tiên phải xác định được bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào. Để làm được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 1: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP Hoạt động 2: Thảo luận: Bạn suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp? GV: Phân nhóm và vị trí làm việc cho từng nhóm. GV: Lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quy định thời gian thảo luận và hướng dẫn HS cách thảo luận. Câu 1; 2: Nhóm 1; 2 Câu 3; 4: Nhóm 3; 4 Cách thảo luận: Từng cá nhân trong từng nhóm nhỏ phát biểu quan điểm của mình. Tất cả các ý kiến được tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng làm báo cáo của nhóm nộp cho GV. Trên cơ sở các ý kiến trên, nhóm quyết định chọn từ 3 – 4 người đại diện cho nhóm để trao đổi ý kiến, cũng như phản biện với nhóm cùng câu hỏi tại buổi thảo luận chung của lớp. HS: Ngồi đúng vị trí nhóm được phân công và tiến hành thảo luận. GV: tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức. Có thể để học sinh tự đưa ra những kết luận thích hợp có ý nghĩa đối với bản thân các em. I. BẠN SUY NGHĨ GÌ VỀ VẤN DỀ LẬP NGHIỆP? 1.Câu hỏi thảo luận 1) Theo em, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấn đề lập nghiệp không? Vì sao? 2) Em biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay? Nguồn thông tin của em từ đâu mà có? 3) Bước đầu của lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo em, khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điểm gì? 4) Có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền”. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này? 2. Đáp án (gợi ý) 1) Có. Vì đây là vấn đề không sớm cũng không muộn để tìm hiểu về nghề tương lai, có đủ thời gian chọn lựa ra một nghề phù hợp nhất với điều kiện của bản thân và chuẩn bị tốt mọi điều kiện, tiền đề, phát huy mặt thuận lợi, khắc phục các khó khăn, trở ngại để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp của mình. 2) Có thể là phong trào lập nghiệp dựa vào con đường học tiếp lên đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT hay trực tiếp tham gia lao động sản xuất…Nguồn thông tin có được từ sách, báo, tờ rơi, tài liệu tư vấn hướng nghiệp, phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua mạng internet, qua việc tư vấn của thầy, cô… (Lưu ý: đại học không phải là cánh cửa duy nhất để vào đời.) 3) Khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: sở thích, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. 4) Đây là quan niệm chưa đúng vì cha mẹ không nên áp đặt, lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho các con, mà chỉ giữ vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến để các con tham khảo. Để lựa chọn được một nghề phù hợp với bản thân chúng ta cần xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - Xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Nếu như hứng thú, sở thích nghề nghiệp của chúng ta phù hợp với ý muốn của cha mẹ thì không cần bàn. Ngược lại, nếu nghề mà cha mẹ chọn lựa lại không phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân các con, nhu cầu của thị trường lao động… thì đó không phải là nghề tối ưu, chúng ta sẽ khó thành công khi chọn nghề này. Không phải bất cứ ai khi chọn nghề cũng cân nhắc xem nghề đó có hái ra được nhiều tiền hay không mà họ còn phải xem xét đến các yếu tố khác như sự đam mê nghề nghiệp, năng lực của bản thân… Có những nghề không mang lại nhiều tiền nhưng nhiều người vẫn chọn và luôn hài lòng với sự lựa chọn của mình vì tình yêu, sự hứng thú đối với nghề. Nếu chỉ nghĩ đến mục đích kiếm được nhiều tiền khi chọn nghề, thì sẽ dễ mắc sai lầm, chọn nghề không phù hợp. Nếu ai cũng có quan niệm như vậy khi chọn nghề, thì sẽ dẫn đến xu hướng mọi người chỉ chạy theo một nhóm ngành nghề nhất định (như nhóm nghề “hot” nhất hiện nay), dẫn đến có những ngành nghề thừa lao động và có những ngành nghề thiếu lao động, gây khó khăn cho giải quyết việc làm. Hoạt động 3: Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động. 3. Kết luận - Lập nghiệp là tìm được việc làm ổn định cho bản thân, nhờ đó có thể làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho XH. Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ góp phần cải tạo XH, thúc đậy sự phát triển của XH. Định hướng nghề nghiệp sai, không thiết thực sẽ dẫn đến tốn kém, gây tâm lí dao động, hoang mang và mất phương hướng trong cuộc sống. - Muốn lập nghiệp phải ra sức học tập, rèn luyện, trao dồi kiến thức, phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể lực, sao cho có đủ năng lực đáp ứng nghề đã chọn. Tiết CT: 44 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuyển tiếp Muốn xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, em phải bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Và để tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài. Bài 1: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP (tiếp theo) Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề Thi đọc các câu ca dao, hát những bài hát về nghề. + Yêu cầu đại diện mỗi nhóm đọc 1 bài thơ, ca dao, hoặc hát về nghề. Xoay vòng cho đến khi một nhóm nào đó không đọc được nữa. Ví dụ: Thi đọc các câu ca dao, tục ngữ: 1. Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê Anh đi lục tỉnh bốn bề Mảng lo buôn bán không về thăm em 2. Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Kẻ Bưởi với anh thì về Làng anh có ruộng tứ bề Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ 3. Hỡi cô thắt lưng bao xanh, Có về An Phú với anh thì về. An Phú có ruộng tứ bề, Có ao tắm mát có nghề kẹo nha Thi đoán nghề nghiệp: + Yêu cầu: Mỗi đội cử ra 2 bạn tham gia trò chơi. Trong đó một bạn sẽ lên bốc thăm (một tờ giấy có ghi tên 2 nghề khác nhau) và có nhiệm vụ diễn tả bằng động tác (không dùng lời nói) để gợi ý cho nhóm mình đoán xem đó là nghề gì. Thời gian chuẩn bị là 30 giây, thời gian dự thi là 2 phút. + Gợi ý một số thăm: 1) Bác sĩ, giáo viên 2) Thợ điện, nhà thơ 3) Nông dân, ca sĩ 4) Thợ nhiếp ảnh (chụp hình), người mẫu thời trang 5) Công an giao thông, đầu bếp 6) Thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch. 7) Người dẫn chương trình, kiến trúc sư, 8) Thú y, kế toán. 9) Họa sĩ, luật sư. Phần thi đố vui về nghề: + Yêu cầu: Đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời. Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình qua phần thi (đại diện thành viên của hai đội thi và khán giả). II. TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ 1. Những câu ca dao, những bài hát về nghề. 2. Thi đoán nghề nghiệp 3. Phần thi đố vui về nghề Câu hỏi đố vui và đáp án: 1) Ngành nghề nào kinh doanh một hàng hóa rất đặc biệt, thường dùng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa và làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa? Đáp án: Kinh doanh tiền tệ. 2) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh có đào tạo một ngành sư phạm giáo dục rất đặc biệt. Vậy, hãy cho biết chuyên ngành đó là gì? Đáp án: Giáo dục Đặc biệt (mã ngành 904, khối C, D1). 3) Ngành nào của trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh chỉ quan sát sự thay đổi của mây trời mà vẫn có lương? Đáp án: Khí tượng học. 4) Ngành nào mà được đào tạo để quản lý toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra? Đáp án: Quản lý văn hóa. 5) Ở trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, có một ngành chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh cho tôm cá. Ngành đó gọi là gì? Đáp án: Ngư y. 6) Ngành nghề nào sau khi ra trường, ngày nào cũng được ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, đi tham quan thoải mái nhiều nơi mà vẫn có lương, không sợ bị đuổi việc? Đáp: Hướng dẫn du lịch (Đại học Dân lập Hồng Bàng). Hoạt động 3: Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động. 3. Kết luận - Tự tìm hiểu về các ngành nghề giúp HS rèn luyện tính chủ động, lòng tự tin, nâng cao hiểu biết cho bản thân về nghề nghiệp. - Mỗi nghề có những yêu cầu, đặc điểm (mỗi nghề gồm rất nhiều chuyên môn khác nhau) và những điều kiện riêng của nó.. Vì vậy khi tìm hiểu, chọn nghề, chúng ta hãy tự nhìn nhận lại bản thân để xác d9nh5 chính xác nghề tương lai của mình. - Hướng phát triển các ngành nghề trong XH hiện nay gắn với đặc điểm, tình hình của mỗi vùng miền, mỗi địa phương, với yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Câu hỏi, bài tập củng cố: * Củng cố tiết 43: - GV đánh giá hoạt động thảo luận của từng nhóm: Tuyên dương nhóm tích cực và nhắc nhỡ nhóm ít hoạt động. - Gợi ý để học sinh tự tìm đọc sách báo, tài liệu có đề cập đến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng…). * Củng cố tiết 44: - Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động. - Nhận xét kết quả hoạt động mỗi nhóm. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học - Tìm hiểu các bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ… về các nghành nghề để chuẩn bị cho tiết thảo luận. - Tìm hiểu về công nghiệp hóa và hiện đại hóa chuẩn bị cho tiết sau. 5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Thanh nien voi lap nghiep.doc