Giáo án Công nghệ 10 - Chuyên đề Phân bón - Trần Tuấn Đạt

NỘI DUNG 2: PHÂN HỮU CƠ

Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 12 sgk trang 38,39,40 hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập số 3

1. Phân hữu cơ là gì? Phân hóa học có mấy loại? cho VD:

2. Phân hóa học có đặc điểm, tính chất như thế nào? Cho VD minh họa

3. Phân hữu cơ được sử dụng như thế nào?

4. Bón phân ntn được gọi là bón lót? Tại sao phân hữu cơ cần phải ủ hoai mục rồi mới bón?

5. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết lợi ích của việc bón phân hóa học và phân hữu cơ để cải tạo môi trường đất?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

 HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)

Bước 3. Báo cao, thảo luận:

Đại diện nhóm trả lời nhanh.

Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 3.

1. Phân hữu cơ là gì?

 Tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu ccuar đất, đảm bảo cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được gọi là phân hữu cơ.

 VD: 1. Phân xanh; 2. Phân chuồng; 3. Phân bắc; 4. Phân rác

2. Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ

 - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.

 - Chậm hòa tan trong môi trường.

 - Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.

3. Kĩ thuật sử dụng

 Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Chuyên đề Phân bón - Trần Tuấn Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12.13.14
Tiết: 12.13.14
NS: 22/10
CHUYÊN ĐỀ: PHÂN BÓN
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
	Trải qua thời gian dài của quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón giữ vai trò quan trọng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Bên cạnh đó có rất nhiều trường hợp nông dân lạm dụng phân bón để cây trồng đạt năng suất cao đặc biệt là phân hóa học, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sức khỏe con người và môi trường. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả chúng ta cần phải biết đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng từng loại phân bón đây là điều trọng tâm, quan trọng và cần thiết nhất. Trong chương trình công nghệ 10 bài 12, 13 sẽ giải quyết vấn đề này.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
	Căn cứ vào nội dung chương trình và SGK công nghệ 10, chuyên đề gồm bài 12,13 và chia cấu trúc làm 3 phần (3tiết)
Phân hóa học.
Phân hữu cơ.
Phân vi sinh vật. 
III: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ	
1. Mục tiêu
	*Kiến thức: 
	- Biết được một số loại phân bón, đặc điểm tính chất, kĩ thuật sữ dụng một số loại phân vô cơ, phân hữu cơ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp
	- Biết được nguyên lý sản xuất và lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh ; đặc điểm, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh trong sản xuất nông , lâm nghiệp 
	*Kỹ năng:
	- Phân biệt được một số loại phân bón thông thường qua đặc điểm, kĩ thuật sử dụng
	- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống sử dụng phân bón trong thực tế
 * Thái độ: Sử dụng phân bón một cách hợp lí, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
	* Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực tự học: Đánh giá và điều chỉnh công việc cho phù hợp thực tế.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: Chọn được loại phân bón cho phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương.
	- Năng lực sáng tạo: Xây dựng và thực hiện cách sử dụng phân bón cho phù hợp.
	- Năng lực tính toán: Lập kế hoạch sản xuất, sử dụng phân bón.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày được ý tưởng trước tập thể.
	- Năng lực giao tiếp: Tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền.
	- Năng lực tiêu dùng và kinh doanh: Giảm chi phí trong sản xuất nông, lâm nghiệp tăng thêm lợi nhuận.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Đọc hiểu được những thuật ngữ kinh tế, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp.
	- Năng lực hành thành ý tưởng và thiết kế công nghệ: Xây dựng được mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
-Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập
-Thông tin bổ sung, internet
- Tranh ảnh minh họa 
-Liên hệ thực tế ở địa phương
2.2 Chuẩn bị của học sinh
-Tài liệu học tập (SGK)
-Liên hệ một số ví dụ về phân bón, đặc điểm từng loại và cho biết cách sử dụng chúng gia đình và địa phương đồng thơi đưa ra nhận xét trên cơ sở đã học.
3.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Vấn đáp - diễn giảng.
- Xem tranh, ảnh, clip
- Liên hệ thực tế.
- Thảo luận nhóm.
- Giao và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
Hoạt động 1: Khởi động.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả phần bài tập về nhà đã hướng dẫn cho HS ở tiết trước.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv giao bài tập về nhà cho HS ở tiết trước. Về nhà tìm hiểu thông tin thực tế và hoàn thành
phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Em hãy kể tên một số loại một số loại phân bón thường được sử dụng ở gia đình, địa phương mà em biết .
- GV đặt vấn đề: Gia đình Bác A có trồng 3 cây ổi cùng giống trên cùng loại đất:
 Cây 1: Không bón phân; Cây 2: bón phân không hợp lí; Cây 3: bón phân hợp lí
(?) Chúng ta có nhận xét gì về năng suất, chất lượng của 3 cây cà chua nói trên?
(?) Vậy theo em bón phân như thé nào mới hợp lí?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ .	
 HS về nhà tìm hiểu thông tin thực tế để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận. 
HS đại diện trả lời nhanh.
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 2.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
NỘI DUNG 1: PHÂN HÓA HỌC
Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GVyêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 12 sgk trang 38,39,40 hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 2
1. Phân hóa học là gì? Phân hóa học có mấy loại? cho VD:
2. Phân hóa học có đặc điểm, tính chất như thế nào? Cho VD minh họa 
3. Tại sao bón phân đạm, kali liên tục nhiều năm lại gây chua đất?
4. Phân hóa học được sử dụng như thế nào? 
5. Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?
6. Tại sao vào giai đoạn trước 1 tuần khi thu hoạch quả dưa hấu, nông dân lại bón lót thêm phân kali chứ không bón phân đạm?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
 HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
Bước 3. Báo cao, thảo luận:
Đại diện nhóm trả lời nhanh.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 2.
1. Phân hóa học là gì?
	Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, gồm có phân đơn lượng (urê, kali..) và phân đa lương (hổn hợp NP; NPK; NPKS.)
2.Đặc điểm, tính chất
	- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
	VD: Ure chứa 46% đạm (N).
	- Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm làm đất hóa chua.
3. Cách sử dụng
	- Phân N,K dùng để bón thúc là chính, nhưng củng có thể bón lót với lượng nhỏ.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm cần bón vôi để cải tạo đất.
	- Phân lân dùng để bón lót.
	- Phân hổn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc (tùy thuộc vào loại đất, loại cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.)
NỘI DUNG 2: PHÂN HỮU CƠ
Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 12 sgk trang 38,39,40 hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
1. Phân hữu cơ là gì? Phân hóa học có mấy loại? cho VD:
2. Phân hóa học có đặc điểm, tính chất như thế nào? Cho VD minh họa 
3. Phân hữu cơ được sử dụng như thế nào? 
4. Bón phân ntn được gọi là bón lót? Tại sao phân hữu cơ cần phải ủ hoai mục rồi mới bón? 
5. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết lợi ích của việc bón phân hóa học và phân hữu cơ để cải tạo môi trường đất?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
 HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
Bước 3. Báo cao, thảo luận:
Đại diện nhóm trả lời nhanh.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 3.
1. Phân hữu cơ là gì? 
	 Tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu ccuar đất, đảm bảo cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được gọi là phân hữu cơ.
	VD: 1. Phân xanh; 2. Phân chuồng; 3. Phân bắc; 4. Phân rác
2. Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ
	- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
	- Chậm hòa tan trong môi trường.
	- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.
3. Kĩ thuật sử dụng
	Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
NỘI DUNG 3: PHÂN VI SINH VẬT
Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 13 sgk trang 41.42 hoàn thành phiếu học tập sau:
	Phiếu học tập số 4
1. Phân VSV là gì? Phân VSV có mấy loại? cho VD:
2. Dựa vào nguyên lí nào để sản xuất phân VSV ?
2. Phân VSV có đặc điểm, tính chất như thế nào? 
3. Phân VSV cố định đạm là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
4. Phân VSV chuyển hóa lân là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
5. Phân VSV phân giải chất hữu cơ là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
 HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
Bước 3. Báo cao, thảo luận:
Đại diện nhóm trả lời nhanh.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 3.
1. Phân vi sinh vật là gì?
	 Phân VSV là loại phân bón có chứa VSV sống như phân VSV cố định đạm, chuyể hóa lân, phân giải chất hữu cơ.
2. Nguyên lí sản xuất: 
	“ Muốn sản xuất một loại phân VSV nào đó trước tiên người ta nhân, sau đó phối trộn chủng VSV đặc hiệu với một chất nền”.
3. Đặc điểm, tính chất của phân VSV
	- Chứa nhiều VSV sống. Do đó thời gian sống của VSV (sử dụng) phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tác động.
	- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
	- Bón phân VSV liên tục nhiều năm không làm hại đất.
4. Một số loại phân VSV thường dùng
	4.1. Phân VSV cố định đạm
	a. Khái niệm: Phân VSV cố định đạm là loại phân bón có chứa các nhóm VSV cố định N tự do sống cộng sinh với cây họ đậu, sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác.
	b. Thành phần
	- VSV cố định đạm (VSV nốt sần cây họ đậu).
	- Than bùn
	- Chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.
	c. Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
	4.2. Phân VSV chuyển hóa lân
	a. Khái niệm: Phân VSV chuyển hóa lân là loại phaan bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.
	b. Thành phần
	- VSV chuyển hóa học chuyển hóa lân.
	- Than bùn.
	- Bột photphoric hoặc apatit.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
	c. Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
	4.3. Phân VSV phân giải chất hữu cơ
	a. Khái niệm: Phân VSV phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa nhóm VSV phân giải chất hữu cơ.
	b. Thành phần
	- VSV phân giải chất hữu cơ.
	- Chất hữu cơ.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
HOẠT ĐỘNG 3. ỨNG DỤNG Ở GIA ĐÌNH, ĐỊA PHƯƠNG
	Gv hướng dẫn yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:
	Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những loại phân bón nào, loại phân đó có những đặc điểm, tính chất ra sao và sử dụng như thế nào? 
	Có thể giải thích cho mọi người về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất, sử dụng phân phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ cần phái ủ hoai mục để bón cho cây trồng, đồng ruộng
	Cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng thu gom và ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng và đồng ruộng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
HOẠT ĐỘNG 4. BỔ SUNG MỠ RỘNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
	Tìm hiểu thêm về phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hổn hợp, phân phức hợp ở phần thông tin bổ sung sao bài học, trên báo nông nghiệp, internet . . .
Tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất, sử dụng phân bón ở gia đình, địa phương.
V. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Xác định mục đích biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá
	a. Căn cứ để xác định mục đích biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá
	- Chương trình giáo dục THPT môn công nghệ lớp 10
	- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN 
	- SGK Công nghệ 10 (trang 38-43)
	b) Mục đích kiểm tra
	 Kiểm tra nhận thức của học sinh, mức độ đạt được mục tiêu sau khi học chuyên đề.
2. Hình thức biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá
	 Tự luận và trắc nghiệm khách quan.
3. Chuẩn KTKN, thái độ của chuyên đề theo chương trình hiện hành.
Nội dung
Nhận biết
(1)
Thông hiểu
(2)
Vận dụng thấp
(3)
Vận dụng cao
(4)
1. Phân hóa học
Khái niệm và cho VD. 1.1
 Hiểu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng. 2.1
Bón phân hợp lí, giảm chi phí, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái. 3.1
Giải quyết, xử lí tình huống khi lạm dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
 4.1
2. Phân hữu cơ
Khái niệm và cho VD. 1.2
Hiểu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng
 2.2
Ứng dụng thực tế trong trồng trọt. 3.2
Đề xuất phương pháp sử dụng phân hữu cơ. 4.2
3. Phân vi sinh vật
Khái niệm và cho VD. 1.3
Nguyên lí sản xuất phân VSV. 1.4
Hiểu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng từng loại phân VSV. 2.3
Liên hệ và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. 3.3
Xử lí và giải quyết tình huống. 4.3
VI. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
Mức độ 1: Nhận biết
Câu 1.1: Phân hóa học là gì? Cho VD minh họa?
Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, gồm có phân đơn lượng (urê, kali..) và phân đa lương (hổn hợp NP; NPK; NPKS.)
Câu 1. 2: Phân hữu cơ là gì? Cho VD minh họa?
Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
- Chậm hòa tan trong môi trường.
- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.
Kĩ thuật sử dụng
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
Câu 1. 3: Phân VSV là gì? Cho VD minh họa?
 Phân vi sinh vật là gì: Phân VSV là loại phân bón có chứa VSV sống.
VD: Phân VSV cố định đạm, chuyể hóa lân, phân giải chất hữu cơ.
Câu 1.4: Khi sản xuất phân VSV, nhà sản xuất dựa vào nguyên lí ntn?
 Nguyên lí sản xuất: 
	“ Muốn sản xuất một loại phân VSV nào đó trước tiên người ta nhân, sau đó phối trộn chủng VSV đặc hiệu với một chất nền”.
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 2.1: Phân hóa học có những đặc điểm, tính chất gì và kĩ thuật sử dụng ntn?
	Đặc điểm, tính chất
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
	VD: Ure chứa 46% đạm (N).
Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
Bón phân N,K liên tục nhiều năm làm đất hóa chua.
	Cách sử dụng
Phân N,K dùng để bón thúc là chính, nhưng củng có thể bón lót với lượng nhỏ.
Bón phân N,K liên tục nhiều năm cần bón vôi để cải tạo đất.
Phân lân dùng để bón lót.
Phân hổn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc (tùy thuộc vào loại đất, loại cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.)
Câu 2.2: Phân hữu cơ có những đặc điểm, tính chất gì và kĩ thuật sử dụng ntn?
 Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
- Chậm hòa tan trong môi trường.
- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất. 
Kĩ thuật sử dụng
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
Câu 2.3: Phân VSV có những đặc điểm, tính chất gì và kĩ thuật sử dụng ntn?
 * Đặc điểm, tính chất của phân VSV
- Chứa nhiều VSV sống. Do đó thời gian sống của VSV (sử dụng) phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tác động.
- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
- Bón phân VSV liên tục nhiều năm không làm hại đất.
* Kĩ thuật sử dụng
- Phân VSV cố định đạm và chuyển hóa lân có thể trộn hoặc tẩm vào rễ, hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Bón phân VSV phân giải chất hữu cơ thì bón trực tiếp vào đất.
Mức độ 3: Vận dụng thấp
Câu 3.1: Trước khi thu hoạch đu đủ, người nông dân thường sử dụng loại phân nào để cho trái chín có màu đẹp và thời gian bảo quản lâu hơn?
	A. Phân kali	B. Phân urê.
	C. Phân NPK	D. Phân hữu cơ.
	Đáp án: A
Câu 3.2: Chị D là một nông dân. Trong một lần tình cờ đọc báo nông nghiệp nói vai trò của phân hữu cơ rất tốt ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng cải tạo đất trồng. Dựa kiến thức đã học Em hãy tư vấn giúp chị D về cách sử dụng phân phân hữu cho phù hợp và đạt hiệu quả.
	→ Phân hữu cơ là loại phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đồng thời cải tạo môi trường đất rất tốt và nguồn phân này rất phong phú và đang dạng . . . Tuy nhiên phân hữu cơ chứa phân giải chậm trong môi trường, chứa nhiều chất độc hại, chứa nhiều VSV gây hại cho cây trồng, môi trường và con người. Vì vậy trước khi sử dụng cần phải ủ loại phân này cho hoai mục và dùng để bón lót là chính.
Câu 3.3: Để rút ngắn thời gian hoai mục trong quá trình ủ phân xanh người nông dân thường bổ sung vào mẻ ủ thành phần nào ?
	A. Phân vi sinh vật cố định đạm
	B. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành dễ tan
	C. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
	D. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành vô cơ.
	Đáp án: C
Mức độ 4: Vận dụng cao
Câu 4.1.a Nhà Bác A mới thu hoạch vừa xong 20 cây nhãn đạt năng suất cao, để đạt được năng suất tốt hơn ở vụ trước, Bác liền bón thúc thêm nhiều phân N và K giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Dựa vào kiến thức đã học e hãy tư vấn Bác A về cách sử dụng phân bón cho hợp lí.
	→ Khi vừa thu hoạch năng suất xong, cây cần có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục lại quá trình tiêu hao dinh dưỡng. Vào thời điểm này cây cần hàm lượng dinh dưỡng ích vì vậy cần chú ý hàm lượng phân bón cho phù hợp.
	Trường hợp Bác A do làm dụng phân bón nên có thể gây ra một số trường hợp:
	- Bón thừa phân, gây lãng phí.
	- Làm đất bị nhiễm chua.
	- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển cây trồng.
	- Tốn nhiều chi phí trong quá trình sản xuất.
	» Vì vậy cần phải chú ý đến từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cây mà cung cấp lượng phân bón cho phù hợp, tránh gây lãng phí và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
4.1.b Nhà bác A đang trồng cam, Bác thấy cây có hiện tượng lá nhỏ, lá già dễ rụng, bộ rễ phát triển kém, năng suất thấp, Bác bảo em cho lời khuyên. Em sẽ khuyên bác làm như thế nào?
	A. Bón thêm phân đạm.	B. Bón thêm phân lân.
	C. Bón thêm phân kali.	D. Bón thêm phân canxi.
	Đáp án: A
Câu 4.2 Quê Tôi thuộc nùng đất nhiễm phèn, Tôi muốn cải tạo đất để trồng rau màu nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Tôi có thể sử dụng loại phân bón nào vừa tiết kiệm chi phí vừa tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn ở gia đình và địa phương?
	A. Phân hóa học.	B. Phân hữu cơ.
	C. Phân vi sinh vật.	D. Phân hổn hợp.
	Đáp án: B
Câu 4.3 Để rút ngắn thời gian hoai mục trong quá trình ủ phân xanh người nông dân thường bổ sung vào mẻ ủ thành phần nào ?
	A. Phân vi sinh vật cố định đạm
	B. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành dễ tan
	C. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
	. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành vô cơ.
	Đáp án: C
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . .. . . .. . . .. .. . .. . . .. . .. . . .
	TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT 
Ngày duyệt : 26/10/2015
Người duyệt :
 TTCM : Huỳnh Văn Thới

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Phan_bon_cay_trong.doc