Giáo án Công nghệ 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường.

GV: Cho HS nghiên cứu SGK và tiến hành thảo luận nhóm: Yêu cầu:

- Tỉ lệ và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân?

- Khả năng hòa tan trong nước?

- Ảnh hưởng đến cây trồng nhanh hay chậm?

- Ảnh hưởng đến môi trường đất như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 19019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/08/2012	 
 Ngày dạy: ...................10A1....................10A2.......................10A3
Tiết: 10
Bài 12
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BĨN THƠNG THƯƠNG
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 1. Kiến thức: 
	- Hiểu được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường.
	 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên đất.
B.PHƯƠNG PHÁP.
	 - PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 1.Ổn định tổ chức:
	 	-Kiểm tra sỹ số:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	1. Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng?
	2. Hãy so sánh sự khác nhau giữa sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn?
	 3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRỊ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại phân bón thường dùng trong nông – lâm nghiệp.
GV: Em hãy kể một số loại phân bón thướng dùng trong nông, lâm nghiệp.
HS: Thường dùng nhất là phân ure, lân, kali, N-P-K, phân chuồng, phân bắc, phân vi sinh,...
GV: Nói chung thì có 3 nhóm phân bón chủ yếu là phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ và phân vi sinh.
GV: Thế nào là phân hóa học? Có các loại phân hóa học nào?
HS: Là loại phân sử dụng các nguyên tố hóa học để đưa vào sản xuất theo quy trình công nghiệp: phân ure, DAP, kali, N-P-K,...
GV: Thế nào là phân hữu cơ tự nhiên? Có bao nhiêu loại phân hữu cơ tự nhiên?
HS: Là những chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. Gồm có phân chuồng, phân bắc, phân xanh.
GV: Thế nào là phân vi sinh? 
HS: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật có ích cho cây trồng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và tiến hành thảo luận nhóm: Yêu cầu:
- Tỉ lệ và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân?
- Khả năng hòa tan trong nước?
- Ảnh hưởng đến cây trồng nhanh hay chậm?
- Ảnh hưởng đến môi trường đất như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và ghi nhận các câu trả lời của nhóm.
GV: Quan sát HS thảo luận, sau đó gọi nhóm đại diện để trả lời các yêu cầu đặt ra.
HS: Trình bày câu trả lời, nhận xét giữa các nhóm với nhau.
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV: Ta bón phân vi sinh là ta bón cho cây chất dinh dưỡng hay các loài vi sinh vật?
HS: Ta bón phân vi sinh là ta cung cấp các loài vi sinh vật có ích cho cây và cho môi trường đất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng.
GV: Chúng ta sử dụng phân hóa học như thế nào để đạt được hiệu quả cao?
HS: Phân hóa học thường dùng để bón thúc, ít sử dụng bón lót. Nếu dùng liên tục nhiều name sẽ làm cho đất bị chai, bị chua ® cải tạo đất, bón vôi giảm chua,…
GV: Tại sao phân hữu cơ chỉ dùng để bón lót mà không dùng để bón thúc?
HS: Vì tác dụng của phân hữu cơ chậm, tỉ lệ các chất dinh dưỡng ít, phải bón với số lượng nhiều,…nên chỉ dùng để bón lót.
GV: Phân vi sinh sử dụng như thế nào?
HS: Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
GV: Phân vi sinh thường được sử dụng ở nơi nào?
HS: Ở những nơi đất đai bạc màu, chai, chua, bị phèn, mặn nhiều,…
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
1. Phân hóa học
 - khái niệm: Là loại phân bón được sản xuất công nghiệp. Trong quá trình sản xuất sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc kĩ thuật.
- Phân loại: Phân đơn và phân đầ Ví dụ
2. Phân hữu cơ tự nhiên
 - Khái niệm: Là những chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.
 - Phân loại: Có nhiều loại.à Ví dụ
3. Phân vi sinh vật
- khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật có ích cho cây trồng.
 - Phân loại: Có nhiều loại.à Ví dụ
II. Đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dùng
1. Đặc điểm của phân hóa học
 - Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
 - Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
 - Bón nhiều phân hóa học liên tục trong nhiều năm (đạm, lân) dễ làm cho đất hóa chua.
2. Đặc điểm của phân hữu cơ tự nhiên
 - Chứa nhiều chất dinh dưỡng.
 - Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định.
 - Chất dinh dưỡng trong phân cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả chậm.
 - Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
3. Đặc điểm của phân vi sinh vật
 - Có chứa vi sinh vật sống.
 - Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
 - Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất.
III. Kĩ thuật sử dụng
1. Sử dụng phân hóa học
 - Phân đạm, kali bón thúc là chính, có thể dùng bón lót nhưng với liều lượng nhỏ.
 - Phân lân dùng bón lót.
 - Sau nhiều năm bón phân đạm, kali cần bón vôi cải tạo.
2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên
 Dùng bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần ủ cho hoai mục.
3. Sử dụng phân vi sinh vật
- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
 - Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
	4. Củng cố
	- Tại sao ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng thì người ta hay trồng luân canh cây họ đậu? Trồng cây họ đậu có tác dụng gì?
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học câu hỏi 5,6 SGK
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet10.doc