Giáo án Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học và phát triển năng lực học sinh - Môn Ngữ văn cụm 3 - Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi
Hoạt động cá nhân:
Tại sao người anh lại có sự thay đổi diễn biến tâm lí, tâm trạng như vậy?
Em cảm nhận ntn về bức tranh ấy?
HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị .
GV bình:
( Đó là một bức tranh không chỉ đẹp về tính hội họa, thẩm mĩ mà còn đẹp cả về tính nhân văn của người vẽ. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh đẹp, trong sáng đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có bầu trời trong xanh với một cặp mắt và tư thế ngồi toát lên một ánh sáng lạ. Ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ, của niềm tin yêu. Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà người em đã vẽ bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, và sự tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người anh. Chính bức tranh ấy đã làm thay đổi thái độ của người anh trai. Hay nói cách khác là chính bởi tấm lòng nhân hậu và trái tim giàu yêu thương của cô em gái đã cảm hóa, giúp người anh thay đổi và sống hướng thiện hơn.)
GD KNS
Vậy theo em, Câu chuyện đã giáo dục chúng ta những điều gì về lẽ sống ở đời?
(- Không nên tỏ ra khó chịu, ghen ghét, đố kị khi người khác có tài năng, thành tích hơn mình mà cần thành tâm chúc mừng
- Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu, tình anh em bao giờ cũng cao đẹp hơn sự đố kị .
Em hãy khái quát những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN : NGỮ VĂN – CỤM 3 Ngày dạy: 04/02/2015 Địa điểm: Trường THCS Anh Sơn Những người thực hiện: Nhóm GV Văn cụm 3 Người thể hiện: Dương Thị Mai Tiết 82: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI - Tạ Duy Anh - A, Mục tiêu cần đạt: 1) Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện 2) Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất - Kĩ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật 3) Về thái độ: - Hình thành cho học sinh thái độ yêu thương quý trọng người thân và bạ bè. - Tránh thái độ tự ti, ích kỉ , đố kị trước sự thành công của bạn bè và người thân. B ) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu . - Học sinh : sách giáo khoa, vở soạn bài, USB, bảng biểu C ) Tiến trình bài dạy: 1 ) Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp - Quan sát tình hình bao quát lớp. 2 ) Kiểm tra bài cũ ? Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, em thấy Kiều Phương là người như thế nào? Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa và đặc biệt là giàu tình yêu thương, lòng nhân hậu bao dung. Có một người em gái như vậy thì người anh trai – nhân vật trung tâm của truyện đã có những thái độ, cách đối xử như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu . Tiết 82: I, Đọc và chú thích II, Hiểu văn bản 1, Nhân vật Kiều Phương 2, Nhân vật người anh trai Hoạt động của GV, HS Nội dung bài học Theo em, tác giả Tạ Duy Anh đã khắc họa nhân vật người anh trong văn bản qua những thời điểm nào? HS trả lời cá nhân Câu hỏi thảo luận nhóm: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của người anh đối với coo em gái kiều Phương? Qua đó em cảm nhận được gì về người anh trai? Đại diện nhóm HS trình bày (qua USB hoặc bảng biểu) Các nhóm khác có quyền bổ sung nếu có Gv chốt: Trong cuộc sống hàng ngày, người anh dùng thái độ của một ngườ lớn hơn tuổi với em gái mình. Vậy khi mọi sự trong gia đình có thay đổi, khi tài năng của cô em gái được chú Tiến Lê phát hiện thì thái độ ấy thay đổi như thế nào? Nhóm HS trình bày Đây chính là tâm lí chung rất dễ gặp ở lứa tuổi thiếu niên đặc biệt là các bạn nam. Liệu điều ấy có nên không? Và người anh trai có tiếp tục sống với những cảm giác ấy không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tình huống quan trọng tạo ra điểm nút câu chuyện là khi người anh trai ấy đứng trước bức tranh đạt giải nhất của cô em gái. Nhóm HS trình bày Hoạt động cá nhân: Tại sao người anh lại có sự thay đổi diễn biến tâm lí, tâm trạng như vậy? Em cảm nhận ntn về bức tranh ấy? HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị . GV bình: ( Đó là một bức tranh không chỉ đẹp về tính hội họa, thẩm mĩ mà còn đẹp cả về tính nhân văn của người vẽ. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh đẹp, trong sáng đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có bầu trời trong xanh với một cặp mắt và tư thế ngồi toát lên một ánh sáng lạ. Ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ, của niềm tin yêu. Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà người em đã vẽ bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, và sự tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người anh. Chính bức tranh ấy đã làm thay đổi thái độ của người anh trai. Hay nói cách khác là chính bởi tấm lòng nhân hậu và trái tim giàu yêu thương của cô em gái đã cảm hóa, giúp người anh thay đổi và sống hướng thiện hơn.) GD KNS Vậy theo em, Câu chuyện đã giáo dục chúng ta những điều gì về lẽ sống ở đời? (- Không nên tỏ ra khó chịu, ghen ghét, đố kị khi người khác có tài năng, thành tích hơn mình mà cần thành tâm chúc mừng - Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu, tình anh em bao giờ cũng cao đẹp hơn sự đố kị . Em hãy khái quát những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? HS đọc Ghi nhớ (SGK) HS hoạt động cá nhân Bài tập tình huống: Trong cuộc sống, khi bên cạnh em có người trong gia đình hay bạn bè trong lớp đạt kết quả, thành tích cao thì em đối xử ntn? Em đã bao giờ thấy có người bạn đố kị, ghen ghét với thành tích học tập của bạn khác trong lớp chưa? Khi đó em sẽ hành động như thế nào ? HS thảo luận nhóm bài tập 3 -> khi ngồi bên bàn học, người anh muốn khóc bởi sự thất vọng, bất lực với chính bản thân mình trước tài năng của em gái; khi đứng trước bức tranh, muốn khóc là bởi người anh thực sự xúc động nghẹn ngào đến không nói nên lời trước tài năng và tâm lòng nhân hậu của em gái. Đó là một một chi tiết hay. Thời điểm thứ 3 chính là một tình huống quan trọng, là điểm nút có ý nghĩa đối với việc làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm . - Cách học truyện( tìm hiểu về các yếu tố ngoài văn bản, tóm tắt cốt truyện, xác định nhân vật chính, tình huống truyện, chi tiết truyện, tìm hiểu các nhân vật, sự kiện, rút ra được ý nghĩa, bài học và hướng hành động cho bản thân) (Sau đó rút ra bài học viết văn miêu tả) (3 thời điểm) a, Trước khi tài năng của em gái được phát hiện. gọi em gái là Mèo bực bội, theo dõi việc làm của em -> Thái độ gần gũi, cái nhìn kẻ cả của người làm anh. b, Khi tài năng của em gái được phát hiện. - luôn cảm thấy mình bất tài - Muốn gục xuống khóc - Không thể thân với Mèo - Gắt um lên - Xem trộm tranh - Thở dài - rất khó chịu - miễn cưỡng cùng đi nhận giải -> Miêu tả cụ thể diến biến tâm trạng nhân vật. -> Tâm trạng buồn, chán nản, thất vọng, mặc cảm và đố kị , thầm cảm phục tài năng của em gái. c, Khi đứng trước bức tranh của em gái Kiều Phương - giật sững người - bám chặt tay mẹ - ngỡ ngàng ->hãnh diện -> xấu hổ - không trả lời->muốn khóc -> Khắc họa tinh tế tâm lí nhân vật. -> Người anh thực sự xúc động trước tấm lòng của em, nhận ra nhưng hạn chế, yếu kém của mình đối với em gái, và sự ăn năn hối hận. III, Tổng kết 1, Nghệ thuât - Dùng ngôi kể thứ nhất – người anh trai . - Miêu tả chân thực, tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật 2, Nội dung Tình cảm trong sáng và hồn nhiên của nười em gái đã giúp cho người anh trai nhận ra phần hạn chế ở chín mình. IV, Luyện tập. 1, Bài tập tình huống 2, Bài tập trắc nghiệm 3, Em hiểu gì về 2 lần “muốn khóc” của người anh trai trong truyện? Vai trò của tình huống người anh đứng trước bức tranh của em gái như thế nào với nội dung ý nghĩa tác phẩm? Từ đó khai quát cách học truyện hiện đại ntn? 4, Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng người anh trai khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái Kiều Phương ? Tham khảo đoạn văn sau. Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng để rồi người anh ăn năn, hối cải trong đối xử với em của mình... V, Củng cố: - Cách học truyện( tìm hiểu về các yếu tố ngoài văn bản, tóm tắt cốt truyện, xác định nhân vật chính, tình huống truyện, chi tiết truyện, tìm hiểu các nhân vật, sự kiện, rút ra được ý nghĩa, bài học và hướng hành động cho bản thân) - cách viết văn miêu tả: chọn điểm nhìn, lựa chọn chi tiết đặc sắc tiêu biểu, miêu tả có trình tự hệ thống, vận dụng năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi viết) Bài tập trắc nghiệm: Câu 1 : Truyện “ Bức tranh của em gái tôi” được kể theo ngôi thứ mấy, là ai kể? A, Ngôi tứ nhất, Kiều Phương kể B, Ngôi thứ hai, người anh kể C, Ngôi thứ nhất, người anh kể C, Ngôi thứ ba, người anh kể Câu 2: Nghĩa của từ “thôi miên” xuất hiện trong tác phẩm trên là gì? A, Tác động vào tâm lí, thu hút trạng thai tinh thầ của người khác để điểu khiển họ. B, Nhìn như bị thu hút cả tâm trí. C, Bị người khác điều khiển để nhìn . Câu 3, Nội dung chính của đoạn văn sau là gì: “ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì.” A, Diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng của người anh trai. B, Khắc họa diễn biến tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh của em gái. C, Khắc họa tâm trạng của người anh.
File đính kèm:
- Bai_24_Luom.doc