Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần đệm Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

 - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Tại sao chó mèo ghét nhau.

 - Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.

 - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Việc 1: Luyện đọc

- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 36.

- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Tại sao chó mèo ghét nhau, 1H đọc, lớp đọc thầm.

- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh

- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần đệm Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN ĐỆM Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2018
Buổi 1 - Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: TẠI SAO CHÓ MÈO GHÉT NHAU
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Tại sao chó mèo ghét nhau.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 36.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Tại sao chó mèo ghét nhau, 1H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- T cho H đọc thầm bài, hướng dẫn H làm bài. T chốt đáp án đúng:
	1. Nối cột A với cột B cho phù hợp:
	2. Người đã đối xử với chó và mèo nhơ thế nào? Đúng ghi đ, sai ghi s vào ô trống.
	3. Theo em vì sao chó và mèo ghét nhau?
- H trả lời câu hỏi rồi nối, ghi đúng sai vào ô trống.
	Đáp án: 1. Chó luộm thuộm,bạ đâu nằm ngủ đấy. Mèo ưa sạch sẽ, cho mèo ngủ chung, ăn ngon.
	2. Thứ tự điền: Đ. Yêu quý mèo, cho mèo ngủ chung, ăn ngon.
	Đ. Chó phải ăn thức ăn thừa, đổ xuống đất.
	S. Đối xử công bằng với chó và mèo.
- Câu 4, H trả lời dựa theo bài đọc: Chó và mèo ghét nhau vì mèo hiền lành, biết bắt chuột, người quý cho ngủ chung ăn ngon còn chó trông nhà nhưng phải ăn cơm thừa, ngủ dưới đất.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: 
	- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 3: Kĩ năng sống (Đ/c Thêu dạy)
Tiết 4: Tiếng Việt (ôn)
ÔN NGUYÊN ÂM ĐÔI IÊ (37)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành viết đúng chính tả c/q ; iê/ia và các đáu thanh. 
	- Củng cố cho HS biết đưa tiếng chứa nguyên âm đôi vào mô hình và các luật chính tả đã học.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 37.
	Việc 1: Thực hành ngữ âm
a. Em vẽ và đưa tiếng hiền, biết vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích:
- H đọc yêu cầu, T gọi vài H đọc trơn, phân tích miệng; Sau đó H tự làm bài vào vở. 
- T kiểm tra, nhận xét, tuyên dương, chữa bài. H đọc lại tiếng và phân tích (ĐT).
b. Đúng ghi đ, sai ghi s vào : 
- H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Đáp án: s, đ
Nghỉ giải lao
	Việc 2: Em thực hành chính tả
a. Em điền c hoặc q vào chỗ trống cho đúng: 
- T gọi H nhắc lại luật chính tả âm c/q. H tự làm. 
- T nhận xét, chữa bài. Đáp án: quả quýt, cũng được, củng cố, quyến luyến, quyết tâm, lũn cũn.
- Gọi H đọc lại các chữ vừa điền được.
b. Em điền ia hoặc iê vào chỗ trống cho đúng: 
- H tự làm. T quan sát giúp đỡ, chữa bài.
- H đọc lại các từ vừa điền: biên phòng, chia sẻ, đầm đìa, viết thư, củ riềng, vỉa hè 
c. Em đánh dấu thanh vào các tiếng in nghiêng cho đúng?
- H tự làm. T quan sát giúp đỡ, chữa bài.
- Đáp án: Bệnh viện, cái thìa, tỉa tót, diễm lệ.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Buổi 1 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: NHỚ ƠN
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Nhớ ơn.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 38.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Nhớ ơn, 1H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- T cho H đọc thầm bài, hướng dẫn H làm bài. T chốt đáp án đúng:
	1. Khi ăn cơm, chúng ta nhớ đến ai?
	2. Khi ăn quả đào, chúng ta nhớ ơn ai?
	3. Khi đứng mát dưới gốc cây, chúng ta nhớ ơn ai?
	4. Khi các em khôn lớn, trưởng thành, các em nhớ ơn ai? Vì sao?
- H trả lời câu hỏi rồi khoanh vào đáp án đúng: 1.a, 2. c, 3. b
- Câu 4, H trả lời theo ý hiểu. T tuyên dương, khen H trả lời đúng, giải thích tốt.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: 
- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
ÔN NGUYÊN ÂM ĐÔI UÔ (39)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành viết đúng chính tả. 
	- Củng cố về nguyên âm đôi iê.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 39.
	Việc 1: Thực hành ngữ âm
a. Từ vần uôn, em thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành (theo mẫu):
- T hướng dẫn mẫu, H tự làm bài vào vở. 
- T nhận xét, tuyên dương, chữa bài. H đọc lại các vần: uôt, uông, uôc, uôm, uôp.
b. Đúng ghi đ, sai ghi s vào : 
- H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
	Việc 2: Em thực hành chính tả
a. Em điền c hoặc q vào chỗ trống cho đúng: 
- T gọi H nhắc lại luật chính tả âm c/k. H tự làm. 
- T nhận xét, chữa bài. Đáp án: qua quýt, quả đào, con quạ, sách của tôi
- Gọi H đọc lại các chữ vừa điền được.
b. Em viết vào ô trống trong bảng theo mẫu?
- H tự làm. T quan sát giúp đỡ, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 3: Toán (ôn)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho HS đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số có hai chữ số, giải toán có lời văn. Biết điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh, làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số, kĩ năng giải toán. Điền đúng số thích hợp vào chỗ chấm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
	- 1 HS lên bảng làm bài.
 * Đặt tính rồi tính 43 + 23 68- 45 30 + 56 89- 86
- HS dưới lớp làm bảng con.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và viết tên bài lên bảng 
	b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Viết các số từ 80 đến 100.
	- HS nêu yêu cầu.
	- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con, sau đó nhận xét, chữa bài ( HS đọc số).
* Bài 2: >, < , =
74 + 4  69 56  31 + 5
36 + 23  98 94  99- 5
40 + 53  83 100  34 + 65
	- HS nêu yêu cầu của bài.
	- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
Nghỉ giải lao
* Bài 3: Tính
74 + 2 - 4 = 45 + 20 - 40 =
65 - 2 - 3 = 63 - 3 + 8 =
- HS nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài vào vở, sau đó 2 HS chữa bài.
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 45 con bò.
Mua thêm : 23 con bò
Có tất cả : ... con bò?
	- GV đọc yêu cầu của bài, HS nêu bài toán.
- HS làm bài vào vở.
	- GV gọi 1 HS đọc bài giải.
 * Bài 5: Số ? 
	59-  < 54 89 < 30 +  72 + < 76 52 < 50 +  < 56
- HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV chốt kiến thức luyện tập của bài.
	- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS. 
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2018
Buổi 1 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: BÀI HỌC QUÝ
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Bài học quý.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 40.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Bài học quý, 1H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- T cho H đọc thầm bài, hướng dẫn H làm bài. T chốt đáp án đúng:
	1. Khi nhận được hộp hạt kê của bà, Sẻ đã làm gì?
	2. Khi nhặt được những hạt kê, Chích đã làm gì?
	3. Qua câu chuyện em học được điều gì?
- H trả lời câu hỏi rồi nối, ghi đúng sai vào ô trống.
	Đáp án: 1. a - 2.b
- Câu 4, H trả lời dựa theo ý hiểu: Phải biết chia sẻ với bạn những gì mình có không nên dùng một mình.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
ÔN NGUYÊN ÂM ĐÔI IÊ (41)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành viết đúng chính tả các tiếng có âm cuối n/ng; n/nh và các dấu thanh. 
	- HS biết đưa tiếng chứa nguyên âm đôi vào mô hình và các luật chính tả đã học.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Việc 1: Thực hành ngữ âm
a. Em vẽ và đưa tiếng muốn, của vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích:
- H đọc yêu cầu, T gọi vài H đọc trơn, phân tích miệng; Sau đó H tự làm bài vào vở. 
- T kiểm tra, nhận xét, tuyên dương, chữa bài. H đọc lại tiếng và phân tích (ĐT).
b. Đúng ghi đ, sai ghi s vào : 
- H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Đáp án: s, đ
Nghỉ giải lao
	Việc 2: Em thực hành chính tả
a. Em điền c hoặc q vào chỗ trống cho đúng: 
- T đọc yêu cầu, H theo dõi và tự làm. T nhận xét, chữa bài. Đáp án: đan, rung, cuốn
- Gọi H đọc lại các chữ vừa điền được.
b. Em điền n hoặc nh vào chỗ trống cho đúng: 
- H tự làm. T quan sát giúp đỡ, chữa bài.
- H đọc lại các từ vừa điền: suôn sẻ, lóng lánh, xinh xắn, chuồn chuồn 
c. Em đánh dấu thanh vào các tiếng in nghiêng cho đúng?
- H tự làm. T q/ sát giúp đỡ, chữa bài. Đáp án: ngôi chùa, con cuốc, rau muống, con rùa.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho học sinh về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100; giải toán có lời văn ở cả hai dạng cộng và trừ.
	- Học sinh làm tính đúng, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 32 + 17 ; 43 + 25 ; 64 + 25 ; 36 + 63 ; 47 – 15 ; 69 – 24
	- HS làm bảng con, GV chữa bài, nhận xét, củng cố.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm
35 + 43 > 98 – 12	.	35 + 43 = 98 – 12	.	35 + 43 < 98 – 12	. 
	- HS tự làm phiếu, 1 HS lên bảng làm. GV chữa bài, nhận xét, củng cố.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng?
	Chị làm được 25 bông hoa, em làm được 12 bông hoa. Hỏi cả hai chị em làm được tất cả bao nhiêu bông hoa? 
46 bông hoa	B. 36 bông hoa	C. 37 bông hoa
	- HS tự làm phiếu, 1 HS lên bảng làm. GV chữa bài, nhận xét, củng cố.
Bài 4: Một đội văn nghệ có 48 bạn, trong đó có 15 bạn nam. Hỏi đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nữ?
	- HS tự giải vào phiếu, 1 HS lên bảng làm. GV chữa bài, nhận xét, củng cố giải toán dạng tính trừ.
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	10 + 20 + 30 = ..	12 + 23 + 34 = ..
	- HS tự làm trong phiếu, 1HS lên bảng làm, GV chữa bài, củng cố cộng nhẩm với 2 dấu phép tính.
* Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
RÙA VÀ THỎ: BÀI 4
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- HS biết sự nguy hiểm của việc chơi ở gần giải phân cách.
- Giúp HS có ý thức không chơi và trốn qua giải phân cách trên đường giao thông.
- Giúp HS có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
II. CHUẨN BỊ: GV và HS có truyện tranh: Rùa và Thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài đọc
	- Bước 1: GV nêu câu hỏi (SGK)
	- Bước 2: HS trả lời
	- Bước 3: GVđưa nhận xét, kết luận rồi giới thiệu tên bài học.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
	- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ.
	- Bước 2: Các nhóm thảo luận nội dung các bức tranh.
	- Bước 3: GV nêu câu hỏi
	- Bước 4: Một số HS trả lời
	- Bước 5: Kết luận: Không trốn qua giải phân cách trên đường giao thông.
Nghỉ giải lao
* Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm 
	- Bước 1: GV hướng dẫn
	- Bước 2: Các nhóm cử đại diện trình bày
	- Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
	- GV củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét giờ học.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: BÀ CÒNG ĐI CHỢ TRỜI MƯA
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Bà còng đi chợ trời mưa.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 42.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Bà còng đi chợ trời mưa, 1H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- T cho H đọc thầm bài, hướng dẫn H làm bài. T chốt đáp án đúng:
	1. Bà còng trong bài ca dao đi chợ khi nào?
	2. Ai đưa bà còng đi chợ?
	3. Khi nhặt được tiền của bà trong túi rơi ra, tôm tép làm gì?
- H trả lời câu hỏi rồi nối, ghi đúng sai vào ô trống.
	Đáp án: 1. a - 2.b - 3.c
- Câu 4, gọi nhiều H trả lời: Khi nhặt được đồ của người khác đánh rơi, em sẽ trả lại người đánh mất.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Tiếng Việt (ôn)
ÔN NGUYÊN ÂM ĐÔI IÊ (43)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành viết đúng chính tả các tiếng có âm cuối t/c; t/ch và nguyên âm đôi uô. 
	- HS biết đưa tiếng chứa nguyên âm đôi vào mô hình và các luật chính tả đã học.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Việc 1: Thực hành ngữ âm
a. Em vẽ và đưa tiếng mua, đuốc vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích:
- H đọc yêu cầu, T gọi vài H đọc trơn, phân tích miệng; Sau đó H tự làm bài vào vở. 
- T kiểm tra, nhận xét, tuyên dương, chữa bài. H đọc lại tiếng và phân tích (ĐT).
b. Đúng ghi đ, sai ghi s vào : 
- H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Đáp án: s, đ
Nghỉ giải lao
	Việc 2: Em thực hành chính tả
a. Em điền t hoặc c vào chỗ trống cho đúng: 
- T đọc yêu cầu, H theo dõi và tự làm. 
- T nhận xét, chữa bài. Đáp án: buôn buốt, ruột thịt, cuộc vui, trắng muốt. H đọc lại.
b. Em điền t hoặc ch vào chỗ trống cho đúng: 
- H tự làm. T quan sát giúp đỡ, chữa bài.
- H đọc lại các từ vừa điền: rả rích, con chuột, sáng suốt, xích mích 
c. Em chọn uô hoặc ua ddienf vào chỗ trống cho đúng:
- H tự làm. T q/ sát giúp đỡ, chữa bài. Đáp án: chua, mùa, nuôi.
* Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
RÙA VÀ THỎ : BÀI 5
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: 
 - HS biết sự nguy hiểm của việc chơi ở gần đường ray xe lửa (đường sắt).
 - Hình thành cho HS biết cách chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông ( ô tô, xe lửa, xe máy...) chạy qua.
II. CHUẨN BỊ: GV và HS có truyện tranh: Rùa và Thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Bài cũ: Trèo qua giải phân cách là an toàn hay nguy hiểm? ( nguy hiểm)
Bài mới: a. Giới thiệu bài học:
- Các em đã đi tàu hoả bao giờ chưa? Các em đã chơi ở đường ray bao giờ chưa? Chơi ở đường ray liệu có nguy hiểm gì không? 
- HS trả lời. GV để xem chơi ở đường ray có nguy hiểm hay an toàn cô cùng các em đi học bài hôm nay nhé. GV ghi đầu bài, HS nhắc lại: Không chơi gần đường ray xe lửa.
 b. Bài mới:
* HĐ 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Bước 1 : GV chia lớp làm 3 nhóm, giao nhiệm vụ.
	 + Các em tự đọc truyện
	 + Các nhóm thảo luận kể lại nội dung các bức tranh.
- Bước 2 : GV nêu câu hỏi.
	 + Hai bạn An và Toàn chơi thả diều ở đâu? Khi xe lửa đến gần, An nói gì với Toàn? Ai đã giúp Toàn ra khỏi đường ray? Bác Tuấn đã nói gì với An và Toàn? An và Toàn trả lời thế nào? Vậy chơi ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Tại sao lại nguy hiểm? Các em cần phải chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn?
- Bước 3 : Một số HS trả lời.
- Bước 4 : Kết luận: Chơi ở gần đường ray xe lửa rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Tuyệt đối không chơi gần nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Khi vui chơi các em phải chọn nơi an toàn để chơi.
* HĐ 3 : Tổ chức trò chơi sắm vai.
- Bước 1 : GV hướng dẫn cách chơi: Sắm vai theo nội dung câu chuyện vừa học.
- B 2: Tổ chức trò chơi theo từng nhóm, các nhóm chuẩn bị, sau đó trình diễn trước lớp.
- B3: HS, GV nhận xét, khen ngợi.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Luyện viết
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Củng cố cho HS về đọc, viết, phân tích cấu tạo một số tiếng khó trong bài Con cò mà đi ăn đêm. 
	- H đọc đúng, diễn cảm, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.
	- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Việc 1: Luyện đọc
	- H luyện đọc thuộc lòng toàn bài theo cá nhân, nhóm, lớp, kết hợp phân tích tiếng, từ khó trong bài, tìm hiểu nội dung bài.
	Con cò đi kiếm ăn vào lúc nào?
	Chuyện gì đã xảy ra với cò khi đi kiếm ăn trong đêm?
	- Học sinh, giáo viên nhận xét, sửa sai, hướng dẫn đọc diễn cảm.
 Nghỉ giải lao
Việc 2: Luyện viết
	- T đọc, H nghe viết vở.
	- T đọc nội dung cần viết. H đánh vần nhẩm, viết vào vở ô li.
	- T đọc để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết.
	- T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H.
Việc 3: Củng cố, dặn dò:
- T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
- H đọc lại bài viết. Tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP (TIẾT 2)
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 155 - 157)
Tiết 3: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- HS được củng cố cách đọc, viết và làm tính cộng trừ trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ). Giải toán có lời văn, đếm hình.
	- HS đọc, viết và làm tính cộng trừ thành thạo các số trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ). Giải toán có lời văn đúng, đếm nhanh số hình.
	- HS có ý thức tự học và làm toán tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt tính rồi tính: 6 + 12 46 - 16 46 + 3
- HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:
- Nêu cách đặt tính và làm tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. 
- Nêu các bước giải bài toán có lời văn.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Viết các số sau
Bảy mươi tám: ; Tám chục:  ; Sáu mươi: 
Năm mươi lăm: ; Chín mươi :  ; Năm chục: 
Hai mươi bảy:  ; Bảy mươi mốt:  ; Bốn mươi tư: 
- HS nêu yêu cầu. GV đọc cho HS viết bảng con. 
- HS lên chữa bài và đọc lại. GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
75 – 15
6 + 93
5 + 80
77 - 7
86 – 30
53 + 35
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- HS làm bảng con, 3 HS lên chữa bài mỗi em làm 1 cột.
- GV củng cố cho HS cách cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
Nghỉ giải lao
Bài 3: Giải bài toán: Minh có 23 viên bi, trong đó có 12 viên bi vàng. Hỏi Minh có bao nhiêu viên bi đỏ?
- HS đọc bài toán, tóm tắt rồi giải bài toán vào vở.
- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 4: (GV treo bảng phụ). 
Trên hình bên có bao nhiêu hình tam giác (khoanh tròn vào ý đúng ). 
 a. 3
 b. 4
 c. 5
 d. 6
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt cách làm tính cộng trừ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.
- GV hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_dem_nam_hoc_2017_2.doc